Chủ tịch Sacombank phát biểu tại đại hội Eximbank
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank được mời phát biểu và báo cáo tại đại hội đồng cổ đông Eximbank
Sáng nay (26/4), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013. Khoản đầu tư vào Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được đề cập đến khá cụ thể.
Ngay trong phần báo cáo của mình, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank đã nhấn mạnh đến khoản đầu tư vào Sacombank đầu năm 2012, là một khoản đầu tư lớn và thành công. Ông Dũng cũng nhắc lại rằng, người mà Eximbank cử sang đại diện vốn hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank.
Không có trong giới thiệu chương trình họp đại hội đồng cổ đông sáng nay, song ông Phạm Hữu Phú được mời phát biểu và báo cáo, với tư cách là người đại diện phần vốn của Eximbank tại Sacombank, nơi ông Phú đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Phát biểu trước đại hội, ông Phú điểm lại quá trình Eximbank đầu tư vào Sacombank, đầu năm 2012 với tỷ lệ sở hữu 9,73%, với giá trị đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng, và trở thành cổ đông lớn nhất tại đây.
Tháng 5/2012, ông Phú từ nhiệm vị trí Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank, được cử sang ứng cử và tham gia Hội đồng Quản trị Sacombank, sau đó được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Ông Phú cho biết, trong năm 2012, Sacombank đạt lợi nhuận trước thuế khá cao, trước khi thực hiện trích lập dự phòng rủi ro là 3.369 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi trích lập dự phòng chỉ còn 1.315 tỷ đồng, trong đó có khoản trích lập lớn liên quan đến Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS…
Việc trích lập dự phòng lớn khiến mất phần lớn lợi nhuận được ông Phú lý giải: “Chúng tôi muốn làm sạch đẹp, dứt điểm những tồn đọng để bước vào năm 2013 với một hành trang sổ sách rõ ràng hơn”.
Về kế hoạch 2013, Sacombank đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 2.800 tỷ đồng. Ông Phú cho rằng, với nền tảng rất tốt, Sacombank có hiệu quả hoạt động cao; riêng quý 1/2013 đã đạt 850 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành hơn 30% chỉ tiêu kế hoạch. Nhưng đặt chỉ tiêu lợi nhuận còn khiêm tốn, sở dĩ là do dự liệu nợ xấu sẽ vẫn là một vấn đề phức tạp nói chung của hệ thống và nền kinh tế.
Người đại diện phần vốn của Eximbank tin rằng, nếu những kế hoạch của Sacombank vừa được đại hội đồng cổ đông thông qua hôm qua (25/4), khoản đầu tư của Eximbank tại đây sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả. Một cụ thể trước mắt, trong quý 2/2013, Sacombank sẽ được chi trả cổ tức với tỷ lệ 14%.
Ngoài nội dung trên, như ở bản tin trước, trong chương trình đại hội đồng của Eximbank sáng nay, Hội đồng Quản trị trình xin chủ trương về việc nghiên cứu, sáp nhập với một ngân hàng thương mại khác. Hội đồng Quản trị Eximbank xin ủy quyền thực hiện việc nghiên cứu khả thi, tìm kiếm đối tác phù hợp, lập đề án sáp nhập trình đại hội đồng cổ đông, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng khác theo quy định.
Trình bày nội dung tờ trình trên, dù không trực tiếp nói cụ thể tên ngân hàng dự tính hoặc “đích ngắm” sáp nhập, nhưng ông Lê Hùng Dũng lại lấy ví dụ rất cụ thể về Sacombank để so sánh với hoạt động của ngân hàng mình.
Cụ thể, ông Dũng cho biết đã tìm hiểu kỹ Sacombank và thấy rằng ngân hàng này có mạng lưới hơn gấp đôi Eximbank, có hiệu quả hoạt động tốt mà dẫn chứng cụ thể là kết quả lợi nhuận 850 tỷ đồng trong quý 1/2013. Còn từ đầu năm đến cuối tháng 4/2013, Eximbank mới chỉ ước đạt được gần 500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Theo đó, Eximbank xác định sáp nhập ngân hàng khác là con đường cần thiết để phát triển, để khắc phục những hạn chế hiện nay, nhất là mở rộng hạ tầng và mạng lưới trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt về việc mở rộng này.
Ngay trong phần báo cáo của mình, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank đã nhấn mạnh đến khoản đầu tư vào Sacombank đầu năm 2012, là một khoản đầu tư lớn và thành công. Ông Dũng cũng nhắc lại rằng, người mà Eximbank cử sang đại diện vốn hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank.
Không có trong giới thiệu chương trình họp đại hội đồng cổ đông sáng nay, song ông Phạm Hữu Phú được mời phát biểu và báo cáo, với tư cách là người đại diện phần vốn của Eximbank tại Sacombank, nơi ông Phú đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Phát biểu trước đại hội, ông Phú điểm lại quá trình Eximbank đầu tư vào Sacombank, đầu năm 2012 với tỷ lệ sở hữu 9,73%, với giá trị đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng, và trở thành cổ đông lớn nhất tại đây.
Tháng 5/2012, ông Phú từ nhiệm vị trí Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank, được cử sang ứng cử và tham gia Hội đồng Quản trị Sacombank, sau đó được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Ông Phú cho biết, trong năm 2012, Sacombank đạt lợi nhuận trước thuế khá cao, trước khi thực hiện trích lập dự phòng rủi ro là 3.369 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi trích lập dự phòng chỉ còn 1.315 tỷ đồng, trong đó có khoản trích lập lớn liên quan đến Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS…
Việc trích lập dự phòng lớn khiến mất phần lớn lợi nhuận được ông Phú lý giải: “Chúng tôi muốn làm sạch đẹp, dứt điểm những tồn đọng để bước vào năm 2013 với một hành trang sổ sách rõ ràng hơn”.
Về kế hoạch 2013, Sacombank đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 2.800 tỷ đồng. Ông Phú cho rằng, với nền tảng rất tốt, Sacombank có hiệu quả hoạt động cao; riêng quý 1/2013 đã đạt 850 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành hơn 30% chỉ tiêu kế hoạch. Nhưng đặt chỉ tiêu lợi nhuận còn khiêm tốn, sở dĩ là do dự liệu nợ xấu sẽ vẫn là một vấn đề phức tạp nói chung của hệ thống và nền kinh tế.
Người đại diện phần vốn của Eximbank tin rằng, nếu những kế hoạch của Sacombank vừa được đại hội đồng cổ đông thông qua hôm qua (25/4), khoản đầu tư của Eximbank tại đây sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả. Một cụ thể trước mắt, trong quý 2/2013, Sacombank sẽ được chi trả cổ tức với tỷ lệ 14%.
Ngoài nội dung trên, như ở bản tin trước, trong chương trình đại hội đồng của Eximbank sáng nay, Hội đồng Quản trị trình xin chủ trương về việc nghiên cứu, sáp nhập với một ngân hàng thương mại khác. Hội đồng Quản trị Eximbank xin ủy quyền thực hiện việc nghiên cứu khả thi, tìm kiếm đối tác phù hợp, lập đề án sáp nhập trình đại hội đồng cổ đông, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng khác theo quy định.
Trình bày nội dung tờ trình trên, dù không trực tiếp nói cụ thể tên ngân hàng dự tính hoặc “đích ngắm” sáp nhập, nhưng ông Lê Hùng Dũng lại lấy ví dụ rất cụ thể về Sacombank để so sánh với hoạt động của ngân hàng mình.
Cụ thể, ông Dũng cho biết đã tìm hiểu kỹ Sacombank và thấy rằng ngân hàng này có mạng lưới hơn gấp đôi Eximbank, có hiệu quả hoạt động tốt mà dẫn chứng cụ thể là kết quả lợi nhuận 850 tỷ đồng trong quý 1/2013. Còn từ đầu năm đến cuối tháng 4/2013, Eximbank mới chỉ ước đạt được gần 500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Theo đó, Eximbank xác định sáp nhập ngân hàng khác là con đường cần thiết để phát triển, để khắc phục những hạn chế hiện nay, nhất là mở rộng hạ tầng và mạng lưới trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt về việc mở rộng này.