Chủ tịch SJC: “Giao “con ruột” cho người khác, cũng buồn!”
Tâm sự của Chủ tịch SJC sau khi bàn giao toàn bộ thương quyền, điều hành SJC cho Ngân hàng Nhà nước
Bàn giao toàn bộ thương quyền, điều hành Công ty TNHH Một thành viên Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) cho Ngân hàng Nhà nước và nhận về mình địa vị của kẻ “gia công”, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên SJC dù vui vẻ nhưng có đôi chút bâng khuâng, khi trải lòng với VnEconomy tại lễ ký bàn giao hợp đồng gia công vàng với Ngân hàng Nhà nước, chiều 26/2.
Ông Dũng nói:
- Sau khi ký kết hợp đồng gia công với Ngân hàng Nhà nước, công việc trước hết là tập hợp lại toàn bộ nhân lực sàn xuất vàng miếng, tiến hành tập huấn lại nghiệp vụ để bắt đầu triển khai gia công vàng miếng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
Trong vòng 2 tuần đến 1 tháng tới, hoạt động sản xuất vàng miếng dưới hình thức gia công sẽ vận hành trở lại. Khi đó, nguồn cung vàng miếng SJC sẽ được bổ sung một lượng lớn và chắc chắn giá chênh lệch giữa trong và ngoài nước sẽ giảm rất mạnh.
Và nếu đảm bảo nguồn cung tốt, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước đảm bảo nguồn nguyên liệu cho SJC gia công thì chỉ trong vài tuần lễ, chênh lệch giá trong và ngoài nước sẽ thu hẹp đáng kể.
Thưa ông, tiến độ gia công của SJC hiện đang là “nút cổ chai”, làm thế nào để có thể cung ra đủ lượng vàng đáp ứng nhu cầu thị trường và từ đó tác động tích cực đến giá như ông nói?
Trước đây, tiến độ sản xuất vàng miếng của SJC chỉ khoảng 10 nghìn lượng/ngày nhưng kể từ khi đầu tư thêm máy móc thiết bị và xưởng sản xuất ở Tân Thuận (Tp.HCM) thì công suất đã lên tới 80 nghìn lượng/ngày, tương đương hơn 3 tấn vàng.
Nếu dập đúng công suất này thì chỉ trong vòng 10 ngày, sẽ có 30 tấn vàng SJC cung ra thị trường. Với lực cung như vậy thì thị trường sẽ không thể nào tiêu thụ nổi và chắc chắn giá trong nước và thế giới sẽ về sát với nhau.
Dư luận vẫn không ít xì xèo về việc vì sao lại lựa chọn SJC làm thương hiệu vàng quốc gia, là người trong cuộc, ông nói gì về vấn đề này?
Chuyện lựa chọn SJC làm thương hiệu độc quyền, tôi có ý kiến như thế này: Ngân hàng Nhà nước không hề cấm lưu thông các thương hiệu vàng miếng khác, sự tập trung của thị trường đối với vàng SJC, chúng tôi đã nói mãi là do thị trường quyết định.
Tiện đây, tôi cũng muốn nói thêm là khi tính toán lựa chọn SJC làm thương hiệu vàng quốc gia, đã có một đoàn công tác liên ngành của Chính phủ, gồm Cục C46 (Bộ Công an), Ngân hàng Nhà nước và một số ngành khác tiến hành điều tra một loạt các thương hiệu được cấp giấy phép sản xuất, quota nhập khẩu vàng nguyên liệu, sổ sách ghi chép tại các xưởng sản xuất và rút ra một điều: rất nhiều thương hiệu vàng mặc dù có đăng ký với Nhà nước nhưng không sản xuất.
Cho nên, để có vàng mang thương hiệu của chính mình, họ tìm mọi cách chạy đủ nguồn nguyên liệu (nhất là khi thị trường sốt nóng), mang đến gia công tại SJC và đòi SJC trả vàng ngay để bán ra thị trường. Thậm chí, khi SJC gia công hộ chưa kịp, họ còn phản ánh, kêu ca lên Ngân hàng Nhà nước. Chỉ cần chậm một vài hôm là họ kêu rinh lên.
Chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình có lần đã phàn nàn tôi rằng: tại sao để các đơn vị kinh doanh vàng kêu SJC chậm trả vàng cho họ? Một thực tế là họ cũng có thương hiệu vàng riêng, có quota nhập khẩu vàng, cớ gì họ không dập mà phải mang đến SJC? SJC cũng có khách hàng của mình, cũng bị áp lực trả hàng nhanh và không thể làm giúp cho các thương hiệu vàng khác được.
Thành thử, việc kêu ca là khi Ngân hàng Nhà nước độc quyền vàng SJC sẽ chèn ép, triệt tiêu các thương hiệu vàng khác là thiếu chính xác vì những lẽ như tôi nói trên.
Chưa kể, một hình ảnh phản cảm khác là rất nhiều năm qua, tại hội sở của SJC, nhất là khi thị trường vàng sốt nóng vàng miếng, thường xuyên diễn ra tình trạng, những cô cậu còn rất trẻ, tay ôm hàng túi vàng các thương hiệu khác rồi đổ ào ra sàn, tay cầm kéo cắt vỏ bao bì của những thương hiệu đó, rồi đưa vào SJC kiểm định lại tuổi vàng, thuê SJC gia công lại.
Điều này cho thấy, họ bán vàng của chính họ không được nên mới nhờ chúng tôi khoác cho “chiếc áo SJC” đấy chứ. Thực tế là nếu bán dăm ba lượng thương hiệu của họ thì được nhưng khi bán cả hàng nghìn lượng thì không và đành phải khoác thương hiệu SJC, dù phải trả phí 40 - 50 nghìn đồng/lượng nhưng họ có thể kiếm vài triệu đồng/lượng thì chẳng tội gì không làm.
Điều đó cho thấy, thị trường đã chọn SJC, chứ không ai ép buộc được cả. Hiện tại, chúng tôi rất khổ tâm khi bị mang tiếng là Ngân hàng Nhà nước thông đồng với SJC trong việc lựa chọn thương hiệu vàng quốc gia. Không phải tự khen mình nhưng những gì thuộc về chất lượng, kỹ năng, công nghệ của SJC thì khỏi cần bàn nhiều.
Từ địa vị người chủ SJC thành người “gia công”, tâm trạng của ông như thế nào?
Nếu SJC mà là doanh nghiệp tư nhân thì tôi sẽ “đấu” đến cùng, để đòi Ngân hàng Nhà nước phải trả tiền thương quyền. Bởi, đang làm ăn bình thường, tự chủ mọi thứ, giờ từ địa vị người chủ trở thành người đi gia công, hơn nữa, đứa con ruột của mình, nay giao cho người khác, cũng buồn.
Nhưng, vì cũng là “nhà nước” với nhau cả, và cùng vì lợi ích quốc gia, thì SJC phải chấp nhận thôi.
Theo ông, sự thay đổi như nói trên thì mang lại lợi ích gì cho nền kinh tế?
Có thể rằng, quyền quản lý điều hành thương hiệu vàng SJC đã chuyển cho Ngân hàng Nhà nước, và vì thế, lợi ích quốc gia như thế nào sẽ nằm trong khả năng điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
Và khi Ngân hàng Nhà nước làm được điều này, sẽ chẳng còn những cơn sốt ngoại tệ, buôn lậu vàng nguyên liệu, giảm thiểu khả năng khuynh đảo thị trường ở một số nhóm người, và đó là lợi ích cho người dân, đất nước.
Trái với trước đây, mỗi khi vàng nhập lậu tràn vào, lập tức thị trường ngoại tệ chao đảo cả trong cũng như ngoài hệ thống, không những nhà nước thiệt mà người mua bán cũng bị thiệt. Sẽ có ai đó trong một đêm kiếm hàng tỷ đồng thì cũng có kẻ mất đi chừng đó.
Đã đành là kinh doanh thì có người mất, người được nhưng việc lập lại kỷ cương của thị trường và nâng cao khả năng dự báo để mọi thành phần kinh doanh trong đó cùng chia sẻ lợi ích là điều nên làm.
Khi chuyển giao toàn bộ thương hiệu và điều hành thương hiệu SJC cho Ngân hàng Nhà nước, ông có lời khuyên gì với cơ quan quản lý?
Có hai vấn đề chính đề cầm chịch thị trường vàng là tài chính và thương hiệu thì Ngân hàng Nhà nước đang nắm giữ cả hai lợi thế này.
Vấn đề ở đây là điều tiết vĩ mô cũng như sự nhịp nhàng của quy trình mua vào - bán ra về liều lượng và thời điểm mới là quan trọng. Điều này cũng không có gì quá khó khăn, không cần phải có quá nhiều kỹ năng mới làm được. Vì, chỉ cần nắm giá vàng thế giới, cộng thêm các loại phí... để hình thành giá vốn và quyết định chính xác giá bán.
Việc lựa chọn thương hiệu vàng quốc gia là SJC là cách thức tốt nhất để quản lý thị trường vàng. Tất nhiên, không có chính sách mới nào đều “đầu xuôi, đuôi lọt” cả, tất cả phải có một quá trình trải nghiệm và trong đó, không loại trừ những trả giá nào đó, rồi mới đi đến hoàn thiện.
Với vàng miếng cũng vậy, hiện có khoảng 2.500 điểm giao dịch vàng trên toàn quốc, cộng với lượng vàng mới được SJC gia công sau khi ký kết với Ngân hàng Nhà nước là hoàn toàn đủ cho thị trường. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi sát cung cầu thị trường ở nhiều khu vực khác nhau và nếu ở đâu đó thiếu cung thì cấp thêm giấy phép, chắc chắn thị trường sẽ bình ổn về giá.
Tôi cho rằng, chỉ cần 3 tháng sau, kể từ khi chính thức nhận bàn giao thương hiệu vàng từ SJC, Ngân hàng Nhà nước sẽ nắm được hết mọi ngõ ngách hoạt động của thị trường để điều hành hiệu quả.
Ông Dũng nói:
- Sau khi ký kết hợp đồng gia công với Ngân hàng Nhà nước, công việc trước hết là tập hợp lại toàn bộ nhân lực sàn xuất vàng miếng, tiến hành tập huấn lại nghiệp vụ để bắt đầu triển khai gia công vàng miếng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
Trong vòng 2 tuần đến 1 tháng tới, hoạt động sản xuất vàng miếng dưới hình thức gia công sẽ vận hành trở lại. Khi đó, nguồn cung vàng miếng SJC sẽ được bổ sung một lượng lớn và chắc chắn giá chênh lệch giữa trong và ngoài nước sẽ giảm rất mạnh.
Và nếu đảm bảo nguồn cung tốt, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước đảm bảo nguồn nguyên liệu cho SJC gia công thì chỉ trong vài tuần lễ, chênh lệch giá trong và ngoài nước sẽ thu hẹp đáng kể.
Thưa ông, tiến độ gia công của SJC hiện đang là “nút cổ chai”, làm thế nào để có thể cung ra đủ lượng vàng đáp ứng nhu cầu thị trường và từ đó tác động tích cực đến giá như ông nói?
Trước đây, tiến độ sản xuất vàng miếng của SJC chỉ khoảng 10 nghìn lượng/ngày nhưng kể từ khi đầu tư thêm máy móc thiết bị và xưởng sản xuất ở Tân Thuận (Tp.HCM) thì công suất đã lên tới 80 nghìn lượng/ngày, tương đương hơn 3 tấn vàng.
Nếu dập đúng công suất này thì chỉ trong vòng 10 ngày, sẽ có 30 tấn vàng SJC cung ra thị trường. Với lực cung như vậy thì thị trường sẽ không thể nào tiêu thụ nổi và chắc chắn giá trong nước và thế giới sẽ về sát với nhau.
Dư luận vẫn không ít xì xèo về việc vì sao lại lựa chọn SJC làm thương hiệu vàng quốc gia, là người trong cuộc, ông nói gì về vấn đề này?
Chuyện lựa chọn SJC làm thương hiệu độc quyền, tôi có ý kiến như thế này: Ngân hàng Nhà nước không hề cấm lưu thông các thương hiệu vàng miếng khác, sự tập trung của thị trường đối với vàng SJC, chúng tôi đã nói mãi là do thị trường quyết định.
Tiện đây, tôi cũng muốn nói thêm là khi tính toán lựa chọn SJC làm thương hiệu vàng quốc gia, đã có một đoàn công tác liên ngành của Chính phủ, gồm Cục C46 (Bộ Công an), Ngân hàng Nhà nước và một số ngành khác tiến hành điều tra một loạt các thương hiệu được cấp giấy phép sản xuất, quota nhập khẩu vàng nguyên liệu, sổ sách ghi chép tại các xưởng sản xuất và rút ra một điều: rất nhiều thương hiệu vàng mặc dù có đăng ký với Nhà nước nhưng không sản xuất.
Cho nên, để có vàng mang thương hiệu của chính mình, họ tìm mọi cách chạy đủ nguồn nguyên liệu (nhất là khi thị trường sốt nóng), mang đến gia công tại SJC và đòi SJC trả vàng ngay để bán ra thị trường. Thậm chí, khi SJC gia công hộ chưa kịp, họ còn phản ánh, kêu ca lên Ngân hàng Nhà nước. Chỉ cần chậm một vài hôm là họ kêu rinh lên.
Chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình có lần đã phàn nàn tôi rằng: tại sao để các đơn vị kinh doanh vàng kêu SJC chậm trả vàng cho họ? Một thực tế là họ cũng có thương hiệu vàng riêng, có quota nhập khẩu vàng, cớ gì họ không dập mà phải mang đến SJC? SJC cũng có khách hàng của mình, cũng bị áp lực trả hàng nhanh và không thể làm giúp cho các thương hiệu vàng khác được.
Thành thử, việc kêu ca là khi Ngân hàng Nhà nước độc quyền vàng SJC sẽ chèn ép, triệt tiêu các thương hiệu vàng khác là thiếu chính xác vì những lẽ như tôi nói trên.
Chưa kể, một hình ảnh phản cảm khác là rất nhiều năm qua, tại hội sở của SJC, nhất là khi thị trường vàng sốt nóng vàng miếng, thường xuyên diễn ra tình trạng, những cô cậu còn rất trẻ, tay ôm hàng túi vàng các thương hiệu khác rồi đổ ào ra sàn, tay cầm kéo cắt vỏ bao bì của những thương hiệu đó, rồi đưa vào SJC kiểm định lại tuổi vàng, thuê SJC gia công lại.
Điều này cho thấy, họ bán vàng của chính họ không được nên mới nhờ chúng tôi khoác cho “chiếc áo SJC” đấy chứ. Thực tế là nếu bán dăm ba lượng thương hiệu của họ thì được nhưng khi bán cả hàng nghìn lượng thì không và đành phải khoác thương hiệu SJC, dù phải trả phí 40 - 50 nghìn đồng/lượng nhưng họ có thể kiếm vài triệu đồng/lượng thì chẳng tội gì không làm.
Điều đó cho thấy, thị trường đã chọn SJC, chứ không ai ép buộc được cả. Hiện tại, chúng tôi rất khổ tâm khi bị mang tiếng là Ngân hàng Nhà nước thông đồng với SJC trong việc lựa chọn thương hiệu vàng quốc gia. Không phải tự khen mình nhưng những gì thuộc về chất lượng, kỹ năng, công nghệ của SJC thì khỏi cần bàn nhiều.
Từ địa vị người chủ SJC thành người “gia công”, tâm trạng của ông như thế nào?
Nếu SJC mà là doanh nghiệp tư nhân thì tôi sẽ “đấu” đến cùng, để đòi Ngân hàng Nhà nước phải trả tiền thương quyền. Bởi, đang làm ăn bình thường, tự chủ mọi thứ, giờ từ địa vị người chủ trở thành người đi gia công, hơn nữa, đứa con ruột của mình, nay giao cho người khác, cũng buồn.
Nhưng, vì cũng là “nhà nước” với nhau cả, và cùng vì lợi ích quốc gia, thì SJC phải chấp nhận thôi.
Theo ông, sự thay đổi như nói trên thì mang lại lợi ích gì cho nền kinh tế?
Có thể rằng, quyền quản lý điều hành thương hiệu vàng SJC đã chuyển cho Ngân hàng Nhà nước, và vì thế, lợi ích quốc gia như thế nào sẽ nằm trong khả năng điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
Và khi Ngân hàng Nhà nước làm được điều này, sẽ chẳng còn những cơn sốt ngoại tệ, buôn lậu vàng nguyên liệu, giảm thiểu khả năng khuynh đảo thị trường ở một số nhóm người, và đó là lợi ích cho người dân, đất nước.
Trái với trước đây, mỗi khi vàng nhập lậu tràn vào, lập tức thị trường ngoại tệ chao đảo cả trong cũng như ngoài hệ thống, không những nhà nước thiệt mà người mua bán cũng bị thiệt. Sẽ có ai đó trong một đêm kiếm hàng tỷ đồng thì cũng có kẻ mất đi chừng đó.
Đã đành là kinh doanh thì có người mất, người được nhưng việc lập lại kỷ cương của thị trường và nâng cao khả năng dự báo để mọi thành phần kinh doanh trong đó cùng chia sẻ lợi ích là điều nên làm.
Khi chuyển giao toàn bộ thương hiệu và điều hành thương hiệu SJC cho Ngân hàng Nhà nước, ông có lời khuyên gì với cơ quan quản lý?
Có hai vấn đề chính đề cầm chịch thị trường vàng là tài chính và thương hiệu thì Ngân hàng Nhà nước đang nắm giữ cả hai lợi thế này.
Vấn đề ở đây là điều tiết vĩ mô cũng như sự nhịp nhàng của quy trình mua vào - bán ra về liều lượng và thời điểm mới là quan trọng. Điều này cũng không có gì quá khó khăn, không cần phải có quá nhiều kỹ năng mới làm được. Vì, chỉ cần nắm giá vàng thế giới, cộng thêm các loại phí... để hình thành giá vốn và quyết định chính xác giá bán.
Việc lựa chọn thương hiệu vàng quốc gia là SJC là cách thức tốt nhất để quản lý thị trường vàng. Tất nhiên, không có chính sách mới nào đều “đầu xuôi, đuôi lọt” cả, tất cả phải có một quá trình trải nghiệm và trong đó, không loại trừ những trả giá nào đó, rồi mới đi đến hoàn thiện.
Với vàng miếng cũng vậy, hiện có khoảng 2.500 điểm giao dịch vàng trên toàn quốc, cộng với lượng vàng mới được SJC gia công sau khi ký kết với Ngân hàng Nhà nước là hoàn toàn đủ cho thị trường. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi sát cung cầu thị trường ở nhiều khu vực khác nhau và nếu ở đâu đó thiếu cung thì cấp thêm giấy phép, chắc chắn thị trường sẽ bình ổn về giá.
Tôi cho rằng, chỉ cần 3 tháng sau, kể từ khi chính thức nhận bàn giao thương hiệu vàng từ SJC, Ngân hàng Nhà nước sẽ nắm được hết mọi ngõ ngách hoạt động của thị trường để điều hành hiệu quả.