Chủ tịch Trung Quốc: Hệ thống USD là “sản phẩm của quá khứ”
Trước thềm chuyến thăm Mỹ, ông Hồ Cẩm Đào gọi hệ thống tiền tệ quốc tế lấy USD làm trung tâm hiện nay là “một sản phẩm của quá khứ”
Trả lời phỏng vấn hai tờ báo Mỹ Wall Street Journal và Washington Post trước thềm chuyến thăm Washington trong tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào gọi hệ thống tiền tệ quốc tế lấy USD làm trung tâm hiện nay là “một sản phẩm của quá khứ”, đồng thời nhấn mạnh những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đưa đồng Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền toàn cầu.
Ngoài ra, ông Hồ Cẩm Đào cũng không phát đi bất kỳ một tín hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ điều chỉnh chính sách tỷ giá Nhân dân tệ.
Tờ Wall Street Journal cho biết, ông Hồ Cẩm Đào đã trả lời các câu hỏi phỏng vấn của họ bằng văn bản. Đây là một trong những lần hiếm hoi ông Hồ Cẩm Đào trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế. Trong đó, người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc thừa nhận “còn một số vấn đề khác biệt và nhạy cảm” giữa Bắc Kinh và Washington, nhưng cũng đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác giữa hai bên trong nhiều lĩnh vực từ năng lượng mới tới vũ trụ.
Ở bài trả lời phỏng vấn này, ông Hồ Cẩm Đào đã tỏ ý chỉ trích những nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế thống qua tung tiền mua trái phiếu. Trước đó, các quan chức cao cấp của Trung Quốc đã mạnh mẽ phê phán cách làm này của FED, cho rằng chính sách đó sẽ châm ngòi cho lạm phát tại các nền kinh tế mới nổi. Theo ông Hồ Cẩm Đào, chính sách tiền tệ của Mỹ “có ảnh hưởng lớn tới thanh khoản toàn cầu và các dòng vốn, và bởi thế, thanh khoản đồng USD nên được giữ ở mức phù hợp và ổn định”.
Thái độ chỉ trích của ông Hồ Cẩm Đào đối với chính sách của FED phản ánh quan điểm của nhiều quốc gia đang phát triển rằng FED đang tìm cách phá giá đồng USD, thúc đẩy dòng vốn nóng chảy vào các nước này, châm ngòi cho lạm phát. Về phần mình, các quan chức của FED cho rằng, sứ mệnh của họ là thúc đẩy kinh tế Mỹ tăng trưởng, và một nền kinh tế Mỹ mạnh hơn là tốt cho kinh tế Trung Quốc và các nền kinh tế khác.
Theo Wall Street Journal, chính sách của FED cũng có thể trở thành một vấn đề lớn trong cuộc tiếp xúc giữa ông Hồ Cẩm Đào và ông Obama. Quan điểm của phía Mỹ là, chính sách tỷ giá của Mỹ, chứ không phải là chính sách tiền tệ của FED, đã gây ra tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng và lạm phát ở nhiều nền kinh tế khác.
Tờ báo này bình luận, bài trả lời phỏng vấn của ông Hồ Cẩm Đào phản ánh thái độ tự tin của Trung Quốc về địa vị kinh tế của nước này trong những năm gần đây, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Ông Hồ Cẩm Đào tiếp tục tái khẳng định quan điểm của Trung Quốc cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính đã phản ánh “sự thiếu vắng các biện pháp kiểm soát đối với những sáng tạo trong ngành tài chính” và thất bại của các định chế tài chính quốc tế “trong việc phản ánh đầy đủ sự thay đổi trong địa vị của các nền kinh tế đang phát triển trong nền kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu”. Ông Hồ Cẩm Đào kêu gọi xây dựng một hệ thống tài chính quốc tế “bình đẳng, bao trùm mọi quốc gia và được quản lý tốt hơn”.
Tuy nhiên, những tuyên bố đáng chú ý nhất của ông Hồ Cẩm Đào trong bài trả lời phỏng vấn nằm ở các câu trả lời về tương lai của đồng USD và tỷ giá.
“Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay là một sản phẩm của quá khứ”, ông Hồ Cẩm Đào phát biểu khi đề cập đến việc đồng USD đang được ưu tiên sử dụng như một đồng tiền dự trữ quốc tế, thanh toán và đầu tư quốc tế.
Phát biểu này của ông Hồ Cẩm Đào được xem là tín hiệu mới nhất về những lo ngại của Bắc Kinh xung quanh tương lai của đồng bạc xanh. Trung Quốc không chỉ lo ngại chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Mỹ gây lạm phát, mà còn lo ngại chính sách đó sẽ xói mòn giá trị kho dự trữ ngoại hối đã đạt mức 2,85 nghìn tỷ USD của nước này.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) Chu Tiểu Xuyên hồi tháng 3/2009 đã lên tiếng kêu gọi thành lập một hệ thống tiền tệ tổng hợp quốc tế mới để thay thế cho đồng USD. Nhận định lần này của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào càng cho thấy rõ nét hơn dự định của Trung Quốc muốn tạo ra những thay đổi trong hệ thống tài chính quốc tế hậu Chiến tranh Thế giới II vốn chủ yếu nằm dưới sự ngự trị của nước Mỹ và đồng USD.
Cũng trong bài trả lời phỏng vấn, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh những nỗ lực của Trung Quốc nhằm gia tăng vai trò của đồng Nhân dân tệ, như cho phép sử dụng đồng tiền này trong thanh toán thương mại và đầu tư ra bên ngoài. Tuy nhiên, ông Hồ Cẩm Đào cũng thừa nhận rằng, việc đưa Nhân dân tệ thực sự trở thành một đồng tiền quốc tế sẽ là một quá trì tương đối dài.
Bên cạnh đó, ông Hồ Cẩm Đào không đưa ra tín hiệu nào về sự điều chỉnh chính sách tỷ giá. Trong vấn đề được xem là nổi cộm hàng đầu trong quan hệ kinh tế giữa hai nước hiện nay này, ông Hồ Cẩm Đào đã bác bỏ một trong những lập luận chính của phía Mỹ về lý do tại sao Trung Quốc nên đẩy nhanh tốc độ tăng giá đồng Nhân dân tệ.
Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner nhắc lại lập trường của phía Mỹ rằng, đồng Nhân dân tệ mạnh hơn phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc vì sẽ giúp nước này chống lạm phát.
Tuy nhiên, ông Hồ Cẩm Đào cho rằng, Trung Quốc đang chống lạm phát bằng cách phối hợp cùng lúc nhiều chính sách, bao gồm tăng lãi suất, và “lạm phát khó có thể trở thành nhân tố chính trong việc quyết định chính sách tỷ giá”. Thêm vào đó, ông Hồ Cẩm Đào tuyên bố, lạm phát không phải là mối lo lớn của Trung Quốc, vì giá cả “nói chung ở mức phù hợp và có thể kiểm soát”. Ông nói thêm: “Chúng tôi có đủ tự tin, các điều kiện và khả năng bình ổn giá cả”.
Theo giới phân tích, động thái này của ông Hồ Cẩm Đào có thể khiến Washington thất vọng, vì phía Mỹ vẫn đang kỳ vọng và gây áp lực buộc Bắc Kinh tăng giá Nhân dân tệ mạnh hơn.
Các câu hỏi phỏng vấn đã được tờ Wall Street Journal và Washington Post gửi tới ông Hồ Cẩm Đào thông qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc. 7 trong số các câu hỏi phỏng vấn đã được trả lời. Chủ tịch Trung Quốc đã không trả lời các câu hỏi của hai tờ báo này về các vấn đề như người đoạt giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba, sức mạnh hải quân đang lên của Trung Quốc, và những nghi vấn về các cuộc tấn công Internet bị cho là xuất phát từ Trung Quốc…
“Cả hai nước đều được lợi từ quan hệ Trung-Mỹ tốt đẹp, và sẽ chịu thiệt hại từ sự đối đầu… Chúng ta nên từ bỏ tinh thần ‘trò chơi có tổng lợi ích các bên bằng 0’ của thời Chiến tranh lạnh” và “tôn trọng sự lựa chọn của nhau về con đường phát triển”, ông Hồ Cẩm Đào nói.
Các cuộc tiếp xúc giữa ông Hồ Cẩm Đào và người đồng cấp Mỹ Barack Obama sẽ diễn ra tại Nhà Trắng vào thứ Tư tuần này.
Ngoài ra, ông Hồ Cẩm Đào cũng không phát đi bất kỳ một tín hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ điều chỉnh chính sách tỷ giá Nhân dân tệ.
Tờ Wall Street Journal cho biết, ông Hồ Cẩm Đào đã trả lời các câu hỏi phỏng vấn của họ bằng văn bản. Đây là một trong những lần hiếm hoi ông Hồ Cẩm Đào trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế. Trong đó, người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc thừa nhận “còn một số vấn đề khác biệt và nhạy cảm” giữa Bắc Kinh và Washington, nhưng cũng đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác giữa hai bên trong nhiều lĩnh vực từ năng lượng mới tới vũ trụ.
Ở bài trả lời phỏng vấn này, ông Hồ Cẩm Đào đã tỏ ý chỉ trích những nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế thống qua tung tiền mua trái phiếu. Trước đó, các quan chức cao cấp của Trung Quốc đã mạnh mẽ phê phán cách làm này của FED, cho rằng chính sách đó sẽ châm ngòi cho lạm phát tại các nền kinh tế mới nổi. Theo ông Hồ Cẩm Đào, chính sách tiền tệ của Mỹ “có ảnh hưởng lớn tới thanh khoản toàn cầu và các dòng vốn, và bởi thế, thanh khoản đồng USD nên được giữ ở mức phù hợp và ổn định”.
Thái độ chỉ trích của ông Hồ Cẩm Đào đối với chính sách của FED phản ánh quan điểm của nhiều quốc gia đang phát triển rằng FED đang tìm cách phá giá đồng USD, thúc đẩy dòng vốn nóng chảy vào các nước này, châm ngòi cho lạm phát. Về phần mình, các quan chức của FED cho rằng, sứ mệnh của họ là thúc đẩy kinh tế Mỹ tăng trưởng, và một nền kinh tế Mỹ mạnh hơn là tốt cho kinh tế Trung Quốc và các nền kinh tế khác.
Theo Wall Street Journal, chính sách của FED cũng có thể trở thành một vấn đề lớn trong cuộc tiếp xúc giữa ông Hồ Cẩm Đào và ông Obama. Quan điểm của phía Mỹ là, chính sách tỷ giá của Mỹ, chứ không phải là chính sách tiền tệ của FED, đã gây ra tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng và lạm phát ở nhiều nền kinh tế khác.
Tờ báo này bình luận, bài trả lời phỏng vấn của ông Hồ Cẩm Đào phản ánh thái độ tự tin của Trung Quốc về địa vị kinh tế của nước này trong những năm gần đây, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Ông Hồ Cẩm Đào tiếp tục tái khẳng định quan điểm của Trung Quốc cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính đã phản ánh “sự thiếu vắng các biện pháp kiểm soát đối với những sáng tạo trong ngành tài chính” và thất bại của các định chế tài chính quốc tế “trong việc phản ánh đầy đủ sự thay đổi trong địa vị của các nền kinh tế đang phát triển trong nền kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu”. Ông Hồ Cẩm Đào kêu gọi xây dựng một hệ thống tài chính quốc tế “bình đẳng, bao trùm mọi quốc gia và được quản lý tốt hơn”.
Tuy nhiên, những tuyên bố đáng chú ý nhất của ông Hồ Cẩm Đào trong bài trả lời phỏng vấn nằm ở các câu trả lời về tương lai của đồng USD và tỷ giá.
“Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay là một sản phẩm của quá khứ”, ông Hồ Cẩm Đào phát biểu khi đề cập đến việc đồng USD đang được ưu tiên sử dụng như một đồng tiền dự trữ quốc tế, thanh toán và đầu tư quốc tế.
Phát biểu này của ông Hồ Cẩm Đào được xem là tín hiệu mới nhất về những lo ngại của Bắc Kinh xung quanh tương lai của đồng bạc xanh. Trung Quốc không chỉ lo ngại chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Mỹ gây lạm phát, mà còn lo ngại chính sách đó sẽ xói mòn giá trị kho dự trữ ngoại hối đã đạt mức 2,85 nghìn tỷ USD của nước này.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) Chu Tiểu Xuyên hồi tháng 3/2009 đã lên tiếng kêu gọi thành lập một hệ thống tiền tệ tổng hợp quốc tế mới để thay thế cho đồng USD. Nhận định lần này của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào càng cho thấy rõ nét hơn dự định của Trung Quốc muốn tạo ra những thay đổi trong hệ thống tài chính quốc tế hậu Chiến tranh Thế giới II vốn chủ yếu nằm dưới sự ngự trị của nước Mỹ và đồng USD.
Cũng trong bài trả lời phỏng vấn, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh những nỗ lực của Trung Quốc nhằm gia tăng vai trò của đồng Nhân dân tệ, như cho phép sử dụng đồng tiền này trong thanh toán thương mại và đầu tư ra bên ngoài. Tuy nhiên, ông Hồ Cẩm Đào cũng thừa nhận rằng, việc đưa Nhân dân tệ thực sự trở thành một đồng tiền quốc tế sẽ là một quá trì tương đối dài.
Bên cạnh đó, ông Hồ Cẩm Đào không đưa ra tín hiệu nào về sự điều chỉnh chính sách tỷ giá. Trong vấn đề được xem là nổi cộm hàng đầu trong quan hệ kinh tế giữa hai nước hiện nay này, ông Hồ Cẩm Đào đã bác bỏ một trong những lập luận chính của phía Mỹ về lý do tại sao Trung Quốc nên đẩy nhanh tốc độ tăng giá đồng Nhân dân tệ.
Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner nhắc lại lập trường của phía Mỹ rằng, đồng Nhân dân tệ mạnh hơn phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc vì sẽ giúp nước này chống lạm phát.
Tuy nhiên, ông Hồ Cẩm Đào cho rằng, Trung Quốc đang chống lạm phát bằng cách phối hợp cùng lúc nhiều chính sách, bao gồm tăng lãi suất, và “lạm phát khó có thể trở thành nhân tố chính trong việc quyết định chính sách tỷ giá”. Thêm vào đó, ông Hồ Cẩm Đào tuyên bố, lạm phát không phải là mối lo lớn của Trung Quốc, vì giá cả “nói chung ở mức phù hợp và có thể kiểm soát”. Ông nói thêm: “Chúng tôi có đủ tự tin, các điều kiện và khả năng bình ổn giá cả”.
Theo giới phân tích, động thái này của ông Hồ Cẩm Đào có thể khiến Washington thất vọng, vì phía Mỹ vẫn đang kỳ vọng và gây áp lực buộc Bắc Kinh tăng giá Nhân dân tệ mạnh hơn.
Các câu hỏi phỏng vấn đã được tờ Wall Street Journal và Washington Post gửi tới ông Hồ Cẩm Đào thông qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc. 7 trong số các câu hỏi phỏng vấn đã được trả lời. Chủ tịch Trung Quốc đã không trả lời các câu hỏi của hai tờ báo này về các vấn đề như người đoạt giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba, sức mạnh hải quân đang lên của Trung Quốc, và những nghi vấn về các cuộc tấn công Internet bị cho là xuất phát từ Trung Quốc…
“Cả hai nước đều được lợi từ quan hệ Trung-Mỹ tốt đẹp, và sẽ chịu thiệt hại từ sự đối đầu… Chúng ta nên từ bỏ tinh thần ‘trò chơi có tổng lợi ích các bên bằng 0’ của thời Chiến tranh lạnh” và “tôn trọng sự lựa chọn của nhau về con đường phát triển”, ông Hồ Cẩm Đào nói.
Các cuộc tiếp xúc giữa ông Hồ Cẩm Đào và người đồng cấp Mỹ Barack Obama sẽ diễn ra tại Nhà Trắng vào thứ Tư tuần này.