Chủ tịch VNPT muốn “nhìn thẳng, nói thật”
“VNPT muốn được cầu thị, muốn được nhìn thẳng vào những tồn tại, yếu kém, nói thật làm thật”
Chủ tịch Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Trần Mạnh Hùng thừa nhận, VNPT vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém, và ông muốn được “nhìn thẳng vào sự thật”.
Ngày 24/12, VNPT tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch năm 2016. Theo số liệu công bố của VNPT thì kết thúc 2015 - năm kinh doanh đầu tiên “không còn MobiFone”, tập đoàn đạt kết quả kinh doanh khá ấn tượng, vượt kế hoạch với tổng doanh thu là 89.122 tỷ, đạt 102% kế hoạch, tăng 7,5% so với thực hiện 2014.
Năm trước đó, 2014, gồm cả MobiFone, doanh thu của tập đoàn là 101.055 tỷ đồng. Sau khi tách MobiFone từ tháng 7/2014, doanh thu của VNPT còn khoảng 86.000 tỷ đồng và khi triển khai kế hoạch năm 2015 tập đoàn này “chỉ dám” đặt mục tiêu doanh thu năm 2015 là 87.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, VNPT đã vượt kế hoạch 1.622 tỷ đồng.
Tổng lợi nhuận của VNPT năm 2015 đạt 3.280 tỷ, đạt 111,7% kế hoạch, tăng 20%; tổng nộp ngân sách Nhà nước 2015 đạt 3.555 tỷ, đạt 114,7% kế hoạch, tăng 3,9%.
Đáng chú ý là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2015 của tập đoàn này cũng hoàn thành 113,8% kế hoạch, tăng 20,9%; năng suất lao động theo doanh thu kinh doanh viễn thông, công nghệ thông tin đạt 2,044 tỷ đồng/người/năm, tăng 15,55 %.
Ngoài ra, tính đến cuối năm 2015, tổng số thuê bao điện thoại của tập đoàn đạt 33,7 triệu thuê bao, trong đó thuê bao di động VinaPhone là 29,7 triệu, tăng thêm 3,3 triệu; thuê bao Internet băng rộng đạt 3,2 triệu, trong đó thuê bao FTTx phát triển gấp hơn 4 lần so với năm 2014.
Có được kết quả kinh doanh trên, theo VNPT, sau khi tái cơ cấu, tập đoàn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kinh doanh, các cơ chế kinh tế nhằm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho các đơn vị tăng thị phần, nâng cao hiệu quả…
Tuy vậy, ông Trần Mạnh Hùng cho rằng, VNPT vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém do “được để lại từ nhiều năm trước” và nay tập đoàn mới có điều kiện sửa chữa sau khi tái cơ cấu; và do cầu của thị trường ngày càng cao về chất lượng mạng lưới, dịch vụ và chăm sóc khách hàng.
“VNPT muốn được cầu thị, muốn được nhìn thẳng vào những tồn tại, yếu kém, nói thật làm thật”, ông nói.
Trong khi đó, ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT cho biết, các tồn tại cụ thể của tập đoàn năm 2015 gồm tiến độ triển khai cơ sở hạ tầng một số dự án chưa đạt được yêu cầu như phát triển trạm 3G, các chương trình chiếm lĩnh đỉnh cao; tốc độ phát triển thuê bao MyTV đạt thấp - đặc biệt là ở các thành phố lớn; kết quả kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng và nội dung số chưa tạo được đột phá như kỳ vọng; lực lượng lao động công nghệ thông tin của tập đoàn còn thiếu…
Khó khăn nữa của VNPT trong năm này là việc thoái vốn khỏi các doanh nghiệp ngoài ngành do thị thường tài chính tiếp tục ảm đạm, chưa có hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước về trình tự, thủ tục tiếp theo để triển khai thoái vốn đối với các danh mục đã bán đấu giá, thỏa thuận lần hai không thành công.
Theo Tổng giám đốc VNPT, những tồn tại trên không phải là cơ bản, trong khi thành công lớn nhất của tập đoàn trong năm 2015 là triển khai thành công tái cơ cấu - nền tảng để thực hiện các chiến lược phát triển trong những năm tới.
Ông Phạm Đức Long cho biết, năm 2016, nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin được dự báo sẽ tăng hơn so với năm 2015, tuy nhiên mức độ không nhiều. Vì thế, VNPT đặt mục tiêu đạt lợi nhuận tăng 15%, doanh thu tăng 8% so với thực hiện năm 2015.
Ngày 24/12, VNPT tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch năm 2016. Theo số liệu công bố của VNPT thì kết thúc 2015 - năm kinh doanh đầu tiên “không còn MobiFone”, tập đoàn đạt kết quả kinh doanh khá ấn tượng, vượt kế hoạch với tổng doanh thu là 89.122 tỷ, đạt 102% kế hoạch, tăng 7,5% so với thực hiện 2014.
Năm trước đó, 2014, gồm cả MobiFone, doanh thu của tập đoàn là 101.055 tỷ đồng. Sau khi tách MobiFone từ tháng 7/2014, doanh thu của VNPT còn khoảng 86.000 tỷ đồng và khi triển khai kế hoạch năm 2015 tập đoàn này “chỉ dám” đặt mục tiêu doanh thu năm 2015 là 87.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, VNPT đã vượt kế hoạch 1.622 tỷ đồng.
Tổng lợi nhuận của VNPT năm 2015 đạt 3.280 tỷ, đạt 111,7% kế hoạch, tăng 20%; tổng nộp ngân sách Nhà nước 2015 đạt 3.555 tỷ, đạt 114,7% kế hoạch, tăng 3,9%.
Đáng chú ý là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2015 của tập đoàn này cũng hoàn thành 113,8% kế hoạch, tăng 20,9%; năng suất lao động theo doanh thu kinh doanh viễn thông, công nghệ thông tin đạt 2,044 tỷ đồng/người/năm, tăng 15,55 %.
Ngoài ra, tính đến cuối năm 2015, tổng số thuê bao điện thoại của tập đoàn đạt 33,7 triệu thuê bao, trong đó thuê bao di động VinaPhone là 29,7 triệu, tăng thêm 3,3 triệu; thuê bao Internet băng rộng đạt 3,2 triệu, trong đó thuê bao FTTx phát triển gấp hơn 4 lần so với năm 2014.
Có được kết quả kinh doanh trên, theo VNPT, sau khi tái cơ cấu, tập đoàn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kinh doanh, các cơ chế kinh tế nhằm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho các đơn vị tăng thị phần, nâng cao hiệu quả…
Tuy vậy, ông Trần Mạnh Hùng cho rằng, VNPT vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém do “được để lại từ nhiều năm trước” và nay tập đoàn mới có điều kiện sửa chữa sau khi tái cơ cấu; và do cầu của thị trường ngày càng cao về chất lượng mạng lưới, dịch vụ và chăm sóc khách hàng.
“VNPT muốn được cầu thị, muốn được nhìn thẳng vào những tồn tại, yếu kém, nói thật làm thật”, ông nói.
Trong khi đó, ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT cho biết, các tồn tại cụ thể của tập đoàn năm 2015 gồm tiến độ triển khai cơ sở hạ tầng một số dự án chưa đạt được yêu cầu như phát triển trạm 3G, các chương trình chiếm lĩnh đỉnh cao; tốc độ phát triển thuê bao MyTV đạt thấp - đặc biệt là ở các thành phố lớn; kết quả kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng và nội dung số chưa tạo được đột phá như kỳ vọng; lực lượng lao động công nghệ thông tin của tập đoàn còn thiếu…
Khó khăn nữa của VNPT trong năm này là việc thoái vốn khỏi các doanh nghiệp ngoài ngành do thị thường tài chính tiếp tục ảm đạm, chưa có hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước về trình tự, thủ tục tiếp theo để triển khai thoái vốn đối với các danh mục đã bán đấu giá, thỏa thuận lần hai không thành công.
Theo Tổng giám đốc VNPT, những tồn tại trên không phải là cơ bản, trong khi thành công lớn nhất của tập đoàn trong năm 2015 là triển khai thành công tái cơ cấu - nền tảng để thực hiện các chiến lược phát triển trong những năm tới.
Ông Phạm Đức Long cho biết, năm 2016, nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin được dự báo sẽ tăng hơn so với năm 2015, tuy nhiên mức độ không nhiều. Vì thế, VNPT đặt mục tiêu đạt lợi nhuận tăng 15%, doanh thu tăng 8% so với thực hiện năm 2015.