Chưa đồng thuận không tổ chức HĐND quận, huyện, phường
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa tán thành phương án không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường
Chính phủ muốn không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường trên phạm vi cả nước từ nhiệm kỳ tới, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị tiếp tục thí điểm như hiện tại…
Thảo luận về nội dung này tại phiên họp sáng 18/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng ý với đề xuất của Chính phủ. Không ít đánh giá tại Báo cáo tổng kết bước 1 về thí điểm bỏ hội đồng nhân dân quận, huyện, phường của Chính phủ cũng bị phê phán khá gay gắt.
HĐND bị “kết tội”?
Sau một năm rưỡi triển khai tại 67 huyện, 32 quận và 483 phường của 10 tỉnh, thành phố, chủ trương thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường được Chính phủ khẳng định là “đúng đắn”.
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, việc làm này đã tạo được một bước đột phá trong cải cách hành chính, góp phần tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước.
Bên cạnh đó “việc giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn quận, huyện, phường, quyền dân chủ của người dân được đảm bảo, dân chủ trực tiếp được tăng cường, kinh tế xã hội tiếp tục ổn định và phát triển, bảo đảm quốc phòngm an ninh, trật tự an toàn xã hội”.
Trước đó, vào ngày 11/9, những nội dung này cũng đã được Chính phủ báo cáo tại Hội nghị toàn quốc về hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.
“Hôm đó tôi thấy khá đông đại biểu tỏ thái độ rất bất bình với cái báo cáo này, coi như sự xúc phạm với hội đồng nhân”, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng phát biểu.
Điều không thể thuyết phục được vị trưởng ban này là mới không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường một năm nhưng giám sát tăng, kiến nghị tăng, giải quyết đơn thư tốt, người dân gặp chính quyền thuận lợi hơn…
Nói như thế thì lâu nay hội đồng nhân dân cản trở cho hoạt động của UBND hay sao. Tôi có cảm tưởng báo cáo như “bản kết tội" hội đồng nhân quận huyện phường.
Bật cười trước sự so sánh của ông Vượng, song không ít các ý kiến khác cũng nhận xét, nhiều đánh giá của Chính phủ là vội vàng, thiếu khách quan.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai thì những kết quả tại báo cáo của Chính phủ như đã nêu trên là mục tiêu của 20 – 30 năm nữa chứ không thể chỉ là kết quả đạt được sau một năm thực hiện thí điểm.
“Cách thể hiện của báo cáo dễ làm cho người đọc suy nghĩ ngược, tức là nơi nào bỏ hội đồng nhân dân thì đạt được rất nhiều cái tốt, còn không thì ngược lại”, bà Mai phân tích.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Lê Quang Bình cho rằng, mới có 1 năm mà đánh giá là bỏ hội đồng nhân dân mà quyền làm chủ của dân được tăng cường, hiệu lực bộ máy tốt hơn trước... thì e chưa đủ cơ sở khoa học.
Ông Bình đặt vấn đề, báo cáo của Đảng từ nhiệm kỳ trước đến nhiệm kỳ này đều đánh giá hoạt động của hội đồng nhân dân là tốt, bây giờ bảo không tốt thì phải xem lại xem sao? Cũng theo ông Bình thì không thể nói quyền đại diện và quyền làm chủ được tăng cường được, thậm chí có khi còn “lùi”.
Liên quan đến con số ước tiết kiệm chi ngân sách 85 tỷ đồng/năm từ việc thí điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị phải nhìn nhận một cách đầy đủ chứ không thể tính toán đơn thuần như vậy. “Không giảm chi hành chính đâu, co chỗ này thì phình chỗ khác chứ làm sao mà tiết kiệm được”, đại diện cơ quan có nhiệm vụ thẩm tra về ngân sách Nhà nước khẳng định.
Cũng như đa số ý kiến khác, Trưởng ban Công tác đại biểu Phạm Minh Tuyên đề nghị Chính phủ cân nhắc đánh giá cho thật sự phù hợp với tình hình khách quan, thấu lý đạt tình.
Bỏ là chưa thỏa đáng
Tại báo cáo tổng kết bước 1, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 liên quan đến hội đồng nhân dân ngay tại kỳ họp tới để thực hiện không tổ chức hội đồng nhân dân quận huyện phường trên phạm vi cả nước từ tháng 5/2011.
Trong trường hợp phương án này không được lựa chọn, Chính phủ đề nghị mở rộng thực hiện thí điểm thêm 20 tỉnh tỉnh, thành đến khi sửa đổi Hiến pháp 1992.
Tán thành tiếp tục thí điểm, song thường trực cơ quan thẩm tra - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội – đề nghị vẫn chỉ tiếp tục thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố, không cần mở rộng thêm như đề xuất của Chính phủ.
Bởi, việc thí điểm gần như mới chỉ bắt đầu (chưa trọn vẹn một năm ngân sách), thiếu mô hình đối chứng, nhiều đánh giá về những kết quả đạt được mới chỉ mang tính chủ quan. Vì thế “chưa thể có căn cứ vững chắc cho bất kỳ quyết định nào, tiếp tục tổ chức hay không tổ chức hội đồng nhân dân ở quận, huyện, phường”, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh.
Đa số các vị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với quan điểm của cơ quan thẩm tra.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho rằng “đề nghị bỏ là chưa thỏa đáng”, thời gian thí điểm ngắn như vậy chưa đủ điều kiện để bỏ. Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba, nên có thời gian tiếp tục thí điểm thêm, đồng thời cần xây dựng đề án về chính quyền địa phương của Việt Nam.
Đồng tình nên tiếp tục thí điểm, song Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên lưu ý, khi thí điểm mới tăng điều kiện và quyền lực cho cơ quan hành pháp. Tới đây, để công bằng thì phải tạo cơ chế cho hội đồng nhân dân đủ điều kiện hoạt động.
Cho rằng khi thực hiện thí điểm mà "không xảy ra điều gì xấu hơn" thì đã là tốt, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn băn khoăn nếu thí điểm tiếp thì kéo dài bao nhiêu, kết quả vẫn tốt thì thế nào. “Phải tính xem đi đâu về đâu, tốt rồi thì thôi không thí điểm nữa chứ”.
Khẳng định quyết định cuối cùng còn phải chờ Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Quốc hội, song Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cho rằng cần tiếp tục thí điểm và nên mở rộng đến các địa bàn khó khăn để có đánh giá toàn diện, sâu sắc hơn.
Thảo luận về nội dung này tại phiên họp sáng 18/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng ý với đề xuất của Chính phủ. Không ít đánh giá tại Báo cáo tổng kết bước 1 về thí điểm bỏ hội đồng nhân dân quận, huyện, phường của Chính phủ cũng bị phê phán khá gay gắt.
HĐND bị “kết tội”?
Sau một năm rưỡi triển khai tại 67 huyện, 32 quận và 483 phường của 10 tỉnh, thành phố, chủ trương thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường được Chính phủ khẳng định là “đúng đắn”.
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, việc làm này đã tạo được một bước đột phá trong cải cách hành chính, góp phần tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước.
Bên cạnh đó “việc giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn quận, huyện, phường, quyền dân chủ của người dân được đảm bảo, dân chủ trực tiếp được tăng cường, kinh tế xã hội tiếp tục ổn định và phát triển, bảo đảm quốc phòngm an ninh, trật tự an toàn xã hội”.
Trước đó, vào ngày 11/9, những nội dung này cũng đã được Chính phủ báo cáo tại Hội nghị toàn quốc về hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.
“Hôm đó tôi thấy khá đông đại biểu tỏ thái độ rất bất bình với cái báo cáo này, coi như sự xúc phạm với hội đồng nhân”, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng phát biểu.
Điều không thể thuyết phục được vị trưởng ban này là mới không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường một năm nhưng giám sát tăng, kiến nghị tăng, giải quyết đơn thư tốt, người dân gặp chính quyền thuận lợi hơn…
Nói như thế thì lâu nay hội đồng nhân dân cản trở cho hoạt động của UBND hay sao. Tôi có cảm tưởng báo cáo như “bản kết tội" hội đồng nhân quận huyện phường.
Bật cười trước sự so sánh của ông Vượng, song không ít các ý kiến khác cũng nhận xét, nhiều đánh giá của Chính phủ là vội vàng, thiếu khách quan.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai thì những kết quả tại báo cáo của Chính phủ như đã nêu trên là mục tiêu của 20 – 30 năm nữa chứ không thể chỉ là kết quả đạt được sau một năm thực hiện thí điểm.
“Cách thể hiện của báo cáo dễ làm cho người đọc suy nghĩ ngược, tức là nơi nào bỏ hội đồng nhân dân thì đạt được rất nhiều cái tốt, còn không thì ngược lại”, bà Mai phân tích.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Lê Quang Bình cho rằng, mới có 1 năm mà đánh giá là bỏ hội đồng nhân dân mà quyền làm chủ của dân được tăng cường, hiệu lực bộ máy tốt hơn trước... thì e chưa đủ cơ sở khoa học.
Ông Bình đặt vấn đề, báo cáo của Đảng từ nhiệm kỳ trước đến nhiệm kỳ này đều đánh giá hoạt động của hội đồng nhân dân là tốt, bây giờ bảo không tốt thì phải xem lại xem sao? Cũng theo ông Bình thì không thể nói quyền đại diện và quyền làm chủ được tăng cường được, thậm chí có khi còn “lùi”.
Liên quan đến con số ước tiết kiệm chi ngân sách 85 tỷ đồng/năm từ việc thí điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị phải nhìn nhận một cách đầy đủ chứ không thể tính toán đơn thuần như vậy. “Không giảm chi hành chính đâu, co chỗ này thì phình chỗ khác chứ làm sao mà tiết kiệm được”, đại diện cơ quan có nhiệm vụ thẩm tra về ngân sách Nhà nước khẳng định.
Cũng như đa số ý kiến khác, Trưởng ban Công tác đại biểu Phạm Minh Tuyên đề nghị Chính phủ cân nhắc đánh giá cho thật sự phù hợp với tình hình khách quan, thấu lý đạt tình.
Bỏ là chưa thỏa đáng
Tại báo cáo tổng kết bước 1, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 liên quan đến hội đồng nhân dân ngay tại kỳ họp tới để thực hiện không tổ chức hội đồng nhân dân quận huyện phường trên phạm vi cả nước từ tháng 5/2011.
Trong trường hợp phương án này không được lựa chọn, Chính phủ đề nghị mở rộng thực hiện thí điểm thêm 20 tỉnh tỉnh, thành đến khi sửa đổi Hiến pháp 1992.
Tán thành tiếp tục thí điểm, song thường trực cơ quan thẩm tra - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội – đề nghị vẫn chỉ tiếp tục thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố, không cần mở rộng thêm như đề xuất của Chính phủ.
Bởi, việc thí điểm gần như mới chỉ bắt đầu (chưa trọn vẹn một năm ngân sách), thiếu mô hình đối chứng, nhiều đánh giá về những kết quả đạt được mới chỉ mang tính chủ quan. Vì thế “chưa thể có căn cứ vững chắc cho bất kỳ quyết định nào, tiếp tục tổ chức hay không tổ chức hội đồng nhân dân ở quận, huyện, phường”, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh.
Đa số các vị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với quan điểm của cơ quan thẩm tra.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho rằng “đề nghị bỏ là chưa thỏa đáng”, thời gian thí điểm ngắn như vậy chưa đủ điều kiện để bỏ. Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba, nên có thời gian tiếp tục thí điểm thêm, đồng thời cần xây dựng đề án về chính quyền địa phương của Việt Nam.
Đồng tình nên tiếp tục thí điểm, song Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên lưu ý, khi thí điểm mới tăng điều kiện và quyền lực cho cơ quan hành pháp. Tới đây, để công bằng thì phải tạo cơ chế cho hội đồng nhân dân đủ điều kiện hoạt động.
Cho rằng khi thực hiện thí điểm mà "không xảy ra điều gì xấu hơn" thì đã là tốt, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn băn khoăn nếu thí điểm tiếp thì kéo dài bao nhiêu, kết quả vẫn tốt thì thế nào. “Phải tính xem đi đâu về đâu, tốt rồi thì thôi không thí điểm nữa chứ”.
Khẳng định quyết định cuối cùng còn phải chờ Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Quốc hội, song Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cho rằng cần tiếp tục thí điểm và nên mở rộng đến các địa bàn khó khăn để có đánh giá toàn diện, sâu sắc hơn.