“Chưa tính đến việc tăng giá điện”
Theo quy định mới, việc điều chỉnh tăng giá điện hàng năm phải căn cứ trên kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
Trước thông tin ngành điện rậm rịch tăng giá, đại diện Bộ Công Thương khẳng định hiện vẫn chưa có bất kỳ phương án nào liên quan đến điều chỉnh giá điện.
Trả lời báo giới chiều 7/4, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Đinh Thế Phúc, cho biết, theo quyết định 69/2013 của Thủ tướng, việc điều chỉnh tăng giá điện hàng năm phải căn cứ trên kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân giữa 2 lần liên tiếp cũng được khống chế tối thiểu là 6 tháng/lần.
Bên canh đó, nếu việc điều chỉnh giá điện cần phải dựa trên cơ sở thay đổi của các thông số đầu vào cơ bản của ngành điện, khi đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ có đề xuất Bộ Công Thương điều chỉnh giá bán điện. “Trong trường hợp nếu có điều chỉnh giá điện cũng cần phải xem xét các yếu tố tác động đến đời sống kinh tế xã hội, sức chịu đựng của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng”, ông Phúc khẳng định.
Trước thông tin cho rằng, EVN đang dự tính điều chỉnh giá điện, ông Phúc khẳng định “đến thời điểm này, Cục Điều tiết điện lực vẫn chưa nhận được bất cứ đề xuất nào của EVN về việc tăng giá điện”.
Cuối tuần qua, trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng – người phát ngôn Bộ Công Thương ông Đỗ Thắng Hải, cũng cho hay trong bối cảnh kinh tế hiện nay, cơ quan này chưa tính đến việc tăng giá điện nhằm tiếp tục giữ ổn định nền kinh tế.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Hải cũng cho biết, tới đây Bộ Công Thương sẽ có chỉ thị về công khai, minh bạch giá điện, giá xăng dầu để người dân có thể giám sát. Mới đây, Bộ cũng đã ban hành Thông tư 12, trong đó quy định giá bán điện bình quân được tính toán căn cứ vào kết quả kiểm tra, tính toán giá thành sản xuất, kinh doanh điện hàng năm, tình hình sản xuất kinh doanh điện, kế hoạch vận hành hệ thống điện được Bộ Công Thương phê duyệt hàng năm và các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh điện chưa tính vào giá bán điện hiện hành được phép thu hồi.
Tuy nhiên, thông tư này cũng cho phép EVN được tự quyết tăng giá điện trong biên độ dưới 7%. Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng 7 - 10% so với giá bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, EVN buộc phải xin ý kiến Cục Điều tiết điện lực. Riêng trường hợp tăng từ 10% trở lên, ngoài Cục Điều tiết điện lực, EVN cần được sự chấp thuận của Thủ tướng, trên cơ sở có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính.
Trong buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề nghị các bộ, ngành cần sớm đưa giá điện theo giá thị trường, tuyệt đối không có sự bù giá của nhà nước. Tuy nhiên, cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương và EVN phải công khai, minh bạch hơn nữa giá thành sản xuất điện để mọi người dân đều có thể biết và giám sát, đánh giá.
Trả lời báo giới chiều 7/4, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Đinh Thế Phúc, cho biết, theo quyết định 69/2013 của Thủ tướng, việc điều chỉnh tăng giá điện hàng năm phải căn cứ trên kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân giữa 2 lần liên tiếp cũng được khống chế tối thiểu là 6 tháng/lần.
Bên canh đó, nếu việc điều chỉnh giá điện cần phải dựa trên cơ sở thay đổi của các thông số đầu vào cơ bản của ngành điện, khi đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ có đề xuất Bộ Công Thương điều chỉnh giá bán điện. “Trong trường hợp nếu có điều chỉnh giá điện cũng cần phải xem xét các yếu tố tác động đến đời sống kinh tế xã hội, sức chịu đựng của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng”, ông Phúc khẳng định.
Trước thông tin cho rằng, EVN đang dự tính điều chỉnh giá điện, ông Phúc khẳng định “đến thời điểm này, Cục Điều tiết điện lực vẫn chưa nhận được bất cứ đề xuất nào của EVN về việc tăng giá điện”.
Cuối tuần qua, trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng – người phát ngôn Bộ Công Thương ông Đỗ Thắng Hải, cũng cho hay trong bối cảnh kinh tế hiện nay, cơ quan này chưa tính đến việc tăng giá điện nhằm tiếp tục giữ ổn định nền kinh tế.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Hải cũng cho biết, tới đây Bộ Công Thương sẽ có chỉ thị về công khai, minh bạch giá điện, giá xăng dầu để người dân có thể giám sát. Mới đây, Bộ cũng đã ban hành Thông tư 12, trong đó quy định giá bán điện bình quân được tính toán căn cứ vào kết quả kiểm tra, tính toán giá thành sản xuất, kinh doanh điện hàng năm, tình hình sản xuất kinh doanh điện, kế hoạch vận hành hệ thống điện được Bộ Công Thương phê duyệt hàng năm và các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh điện chưa tính vào giá bán điện hiện hành được phép thu hồi.
Tuy nhiên, thông tư này cũng cho phép EVN được tự quyết tăng giá điện trong biên độ dưới 7%. Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng 7 - 10% so với giá bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, EVN buộc phải xin ý kiến Cục Điều tiết điện lực. Riêng trường hợp tăng từ 10% trở lên, ngoài Cục Điều tiết điện lực, EVN cần được sự chấp thuận của Thủ tướng, trên cơ sở có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính.
Trong buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề nghị các bộ, ngành cần sớm đưa giá điện theo giá thị trường, tuyệt đối không có sự bù giá của nhà nước. Tuy nhiên, cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương và EVN phải công khai, minh bạch hơn nữa giá thành sản xuất điện để mọi người dân đều có thể biết và giám sát, đánh giá.