Chứng khoán bất động sản: Bước đột phá mới?
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ "lên sàn" vào cuối năm 2007 hoặc đầu năm 2008
Ngày 8/8, Chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Hoàng Quân chính thức kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh phương án góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Phương án này được đưa ra để thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhằm nhanh chóng triển khai dự án có quy mô vốn lớn nhất Tp.HCM.
Theo phương án, công ty này sẽ xác định giá trị đất đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng trong tương lai của dự án. Giá trị đất này sẽ được chia ra thành cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu và mang ra bán đấu giá công khai cho những doanh nghiệp có yêu cầu đầu tư xây dựng những hạng mục công trình của dự án nhằm mục đích huy động vốn phục vụ lại cho công tác đền bù giải tỏa.
Ước tính ban đầu, giá trị quyền sử dụng đất đã hoàn thành công trình cơ sở hạ tầng của cả dự án (65 ha) khoảng 6.400 tỷ đồng, và được Tp.HCM dùng để góp vốn thành lập công ty, tương ứng 80% vốn điều lệ (dự kiến, vốn điều lệ của công ty là 8.000 tỷ đồng). 20% còn lại, tương ứng 1.600 tỷ đồng, công ty sẽ thu hút từ các cổ động sáng lập.
Theo phương án của UBND Tp.HCM, cổ đông sáng lập phải là công ty Nhà nước, có năng lực tài chính, có nhu cầu đầu tư xây dựng tại dự án này và có khả năng xây dựng đúng tiến độ, chất lượng theo cam kết.
Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm là dự án có quy mô vốn vào loại lớn nhất Tp.HCM, có số hộ phải giải tỏa lên đến 13.000 hộ và số tiền bồi thường, giải tỏa lên đến 19.000 tỷ đồng. Do số tiền bồi thường quá lớn nên việc giải tỏa mặt bằng và di dời các hộ dân thuộc diện bị giải tỏa thực hiện rất chậm chạp kể từ năm 2004 đến nay.
Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2007, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ hoàn thành đấu giá cổ phần và sẽ chính thức lên sàn chứng khoán vào cuối năm 2007 hoặc đầu năm 2008.
Đây thực sự là một bước đột phá, mở đầu cho việc hình thành chứng khoán bất động sản trên thị trường tài chính và đẩy nhanh tiến độ đầu tư những dự án trọng điểm có quy mô vốn và diện tích đất lớn như Khu công nghệ cao Tp.HCM, Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Cách đây gần 1 năm, mô hình “Chứng khoán bất động sản” đã được đề nghị áp dụng cho Dự án Khu đô thị Cảng Hiệp Phước Tp.HCM. Theo phương án, người dân có đất bị thu hồi trong dự án sẽ góp vốn vào Công ty Cổ phần Đầu tư Khu đô thị cảng Hiệp Phước bằng giá trị quyền sử dụng đất. Phương án này rất thuận lợi cho chủ đầu tư vì không phải đi vay vốn để chi trả tiền đền bù, người dân giao đất là triển khai ngay.
Tuy nhiên, phương án này vẫn chưa triển khai được do phần lớn đất của dự án thuộc quyền sử dụng của nông dân, họ không hiểu về cổ phần, cổ phiếu và chưa tin vào công ty cổ phần sẽ thành lập và giá trị cổ phần của họ sẽ tăng khi dự án hoàn thành cơ sở hạ tầng.
Một số chuyên gia ở Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn và Viện kinh tế Tp.HCM đề nghị cần mở rộng mô hình “Chứng khoán bất động sản”, áp dụng trên cả nước để huy động mọi nguồn lực trong dân, vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp vào phát triển thị trường bất động sản Việt Nam.
Theo phương án của các chuyên gia này, toàn bộ bất động sản của dự án sẽ được chia thành những phần nhỏ có giá trị ngang nhau và được gọi là chứng khoán bất động sản, nhà đầu tư sở hữu chứng khoán bất động sản không nhất thiết sẽ sở hữu bất động sản tại thời điểm kết thúc dự án.
Tham gia vào chứng khoán bất động sản gồm: Đơn vị phát hành (chủ đầu tư dự án), công ty phân phối chứng khoán, ngân hàng giám sát và các nhà đầu tư mua chứng khoán bất động sản.
Tại thời điểm phát hành, chứng khoán bất động sản sẽ được phát hành rộng rãi cho mọi đối tượng không hạn chế số lượng hay khối lượng tham gia. Trong quá trình thực hiện dự án bất động sản, chứng khoán bất động sản sẽ được tự do chuyển nhượng.
Tại thời điểm hoàn tất dự án, toàn bộ bất động sản sẽ được đem bán đấu giá, bất động sản sẽ thuộc về đối tượng trả giá cao nhất, tiền thu được sẽ chia đều cho các nhà đầu tư theo tỷ lệ nắm giữ chứng khoán bất động sản.
Việc chia nhỏ sản phẩm bất động sản sẽ mở rộng cho các nhà đầu tư ít vốn tham gia vào thị trường bất động sản và từ đó huy động được nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn trong dân cho thị trường bất động sản, thị trường mà từ trước đến nay chỉ dành riêng cho nhà đầu tư nhiều vốn.
Hơn nữa, việc tách nhu cầu đầu tư và nhu cầu sở hữu bất động sản sẽ thu hút được sự tham gia của Việt kiều, các quỹ đầu tư và các tổ chức nước ngoài tham gia đầu tư gián tiếp vào thị trường bất động sản Việt Nam.
Phương án này được đưa ra để thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhằm nhanh chóng triển khai dự án có quy mô vốn lớn nhất Tp.HCM.
Theo phương án, công ty này sẽ xác định giá trị đất đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng trong tương lai của dự án. Giá trị đất này sẽ được chia ra thành cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu và mang ra bán đấu giá công khai cho những doanh nghiệp có yêu cầu đầu tư xây dựng những hạng mục công trình của dự án nhằm mục đích huy động vốn phục vụ lại cho công tác đền bù giải tỏa.
Ước tính ban đầu, giá trị quyền sử dụng đất đã hoàn thành công trình cơ sở hạ tầng của cả dự án (65 ha) khoảng 6.400 tỷ đồng, và được Tp.HCM dùng để góp vốn thành lập công ty, tương ứng 80% vốn điều lệ (dự kiến, vốn điều lệ của công ty là 8.000 tỷ đồng). 20% còn lại, tương ứng 1.600 tỷ đồng, công ty sẽ thu hút từ các cổ động sáng lập.
Theo phương án của UBND Tp.HCM, cổ đông sáng lập phải là công ty Nhà nước, có năng lực tài chính, có nhu cầu đầu tư xây dựng tại dự án này và có khả năng xây dựng đúng tiến độ, chất lượng theo cam kết.
Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm là dự án có quy mô vốn vào loại lớn nhất Tp.HCM, có số hộ phải giải tỏa lên đến 13.000 hộ và số tiền bồi thường, giải tỏa lên đến 19.000 tỷ đồng. Do số tiền bồi thường quá lớn nên việc giải tỏa mặt bằng và di dời các hộ dân thuộc diện bị giải tỏa thực hiện rất chậm chạp kể từ năm 2004 đến nay.
Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2007, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ hoàn thành đấu giá cổ phần và sẽ chính thức lên sàn chứng khoán vào cuối năm 2007 hoặc đầu năm 2008.
Đây thực sự là một bước đột phá, mở đầu cho việc hình thành chứng khoán bất động sản trên thị trường tài chính và đẩy nhanh tiến độ đầu tư những dự án trọng điểm có quy mô vốn và diện tích đất lớn như Khu công nghệ cao Tp.HCM, Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Cách đây gần 1 năm, mô hình “Chứng khoán bất động sản” đã được đề nghị áp dụng cho Dự án Khu đô thị Cảng Hiệp Phước Tp.HCM. Theo phương án, người dân có đất bị thu hồi trong dự án sẽ góp vốn vào Công ty Cổ phần Đầu tư Khu đô thị cảng Hiệp Phước bằng giá trị quyền sử dụng đất. Phương án này rất thuận lợi cho chủ đầu tư vì không phải đi vay vốn để chi trả tiền đền bù, người dân giao đất là triển khai ngay.
Tuy nhiên, phương án này vẫn chưa triển khai được do phần lớn đất của dự án thuộc quyền sử dụng của nông dân, họ không hiểu về cổ phần, cổ phiếu và chưa tin vào công ty cổ phần sẽ thành lập và giá trị cổ phần của họ sẽ tăng khi dự án hoàn thành cơ sở hạ tầng.
Một số chuyên gia ở Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn và Viện kinh tế Tp.HCM đề nghị cần mở rộng mô hình “Chứng khoán bất động sản”, áp dụng trên cả nước để huy động mọi nguồn lực trong dân, vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp vào phát triển thị trường bất động sản Việt Nam.
Theo phương án của các chuyên gia này, toàn bộ bất động sản của dự án sẽ được chia thành những phần nhỏ có giá trị ngang nhau và được gọi là chứng khoán bất động sản, nhà đầu tư sở hữu chứng khoán bất động sản không nhất thiết sẽ sở hữu bất động sản tại thời điểm kết thúc dự án.
Tham gia vào chứng khoán bất động sản gồm: Đơn vị phát hành (chủ đầu tư dự án), công ty phân phối chứng khoán, ngân hàng giám sát và các nhà đầu tư mua chứng khoán bất động sản.
Tại thời điểm phát hành, chứng khoán bất động sản sẽ được phát hành rộng rãi cho mọi đối tượng không hạn chế số lượng hay khối lượng tham gia. Trong quá trình thực hiện dự án bất động sản, chứng khoán bất động sản sẽ được tự do chuyển nhượng.
Tại thời điểm hoàn tất dự án, toàn bộ bất động sản sẽ được đem bán đấu giá, bất động sản sẽ thuộc về đối tượng trả giá cao nhất, tiền thu được sẽ chia đều cho các nhà đầu tư theo tỷ lệ nắm giữ chứng khoán bất động sản.
Việc chia nhỏ sản phẩm bất động sản sẽ mở rộng cho các nhà đầu tư ít vốn tham gia vào thị trường bất động sản và từ đó huy động được nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn trong dân cho thị trường bất động sản, thị trường mà từ trước đến nay chỉ dành riêng cho nhà đầu tư nhiều vốn.
Hơn nữa, việc tách nhu cầu đầu tư và nhu cầu sở hữu bất động sản sẽ thu hút được sự tham gia của Việt kiều, các quỹ đầu tư và các tổ chức nước ngoài tham gia đầu tư gián tiếp vào thị trường bất động sản Việt Nam.