Chứng khoán châu Á chật vật lên điểm
Thị trường chứng khoán khu vực châu Á tăng điểm yếu ớt sau khi được hỗ trợ bởi sự lên giá của khối cổ phiếu tài chính ở Australia
Thị trường chứng khoán khu vực châu Á tăng điểm yếu ớt sau khi được hỗ trợ bởi sự lên giá của khối cổ phiếu tài chính ở Australia. Chứng khoán Nhật vẫn giảm điểm do tác động từ nỗi lo tăng trưởng và đồng Yên mạnh.
Lúc 15h51 chiều nay theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 0,2%, đạt mức 118,40 điểm, dù trước đó đã có thời điểm giảm 0,4%. Trong ba phiên trở lại đây, chỉ số này đã gắng gượng phục hồi 1%. Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương trừ thị trường Nhật Bản cùng thời điểm trên tăng 0,6%.
Hầu hết các hàn thử biểu chủ chốt trong khu vực có mức tăng giảm điểm khá nhẹ nhàng trong phiên này, khi mà thị trường hầu như không chịu tác động của thông tin vĩ mô nào. Tuy nhiên, chứng khoán khu vực được dự báo có thể có một phiên biến động mạnh vào ngày mai, vì trong đêm nay, thị trường Mỹ sẽ đón nhận những dữ liệu quan trọng bao gồm doanh số của một số nhà bán lẻ lớn nhất ở nước này.
Đóng cửa ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,4%, Kospi của Hàn Quốc tăng 0,7%, Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục tăng 0,4%, Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,1%...
Dẫn đầu sự tăng điểm của chứng khoán châu Á phiên này là chứng khoán Australia. Chốt phiên, chỉ số S&P/ASX 200 đã tăng 0,9% nhờ cổ phiếu các nhà băng lớn.
Giới đầu tư tại thị trường Australia lạc quan sau khi ngân hàng trung ương nước này tuyên bố sẽ cố gắng không tăng lãi suất cơ bản trong thời gian trước mắt. Cổ phiếu của các ngân hàng hàng đầu Australia như National Australia Bank hay Commonwealth Bank of Australia đều tăng ít nhất 1,5%.
Tại Nhật Bản, mối lo về tăng trưởng tiếp tục gây bi quan trong giới đầu tư. Trong vòng 8 phiên vừa qua, Nikkei 225 đã có 8 phiên giảm. Hiện chỉ số này đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái và đã “bốc hơi” hơn 19% kể từ mức đỉnh của 18 tháng thiết lập hồi tháng 4.
Hôm nay, Thủ tướng Nhật Naoto Kan đã bàn với nội các của ông về việc đề xuất các biện pháp kích thích tăng trưởng. Thông tin này khiến các nhà đầu tư chứng khoán thêm lo ngại về sức khỏe kinh tế Nhật, nền kinh tế vừa rớt hạng xuống vị trí thứ 3 thế giới.
Thêm vào đó, đồng Yên mạnh vẫn đang là một “khắc tinh” đối với các cổ phiếu nhóm xuất khẩu. Cổ phiếu hãng điện tử Tokyo Electron hôm nay đã giảm 1,7%, cổ phiếu Toyota mất 0,7%...
Lúc 15h51 chiều nay theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 0,2%, đạt mức 118,40 điểm, dù trước đó đã có thời điểm giảm 0,4%. Trong ba phiên trở lại đây, chỉ số này đã gắng gượng phục hồi 1%. Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương trừ thị trường Nhật Bản cùng thời điểm trên tăng 0,6%.
Hầu hết các hàn thử biểu chủ chốt trong khu vực có mức tăng giảm điểm khá nhẹ nhàng trong phiên này, khi mà thị trường hầu như không chịu tác động của thông tin vĩ mô nào. Tuy nhiên, chứng khoán khu vực được dự báo có thể có một phiên biến động mạnh vào ngày mai, vì trong đêm nay, thị trường Mỹ sẽ đón nhận những dữ liệu quan trọng bao gồm doanh số của một số nhà bán lẻ lớn nhất ở nước này.
Đóng cửa ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,4%, Kospi của Hàn Quốc tăng 0,7%, Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục tăng 0,4%, Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,1%...
Dẫn đầu sự tăng điểm của chứng khoán châu Á phiên này là chứng khoán Australia. Chốt phiên, chỉ số S&P/ASX 200 đã tăng 0,9% nhờ cổ phiếu các nhà băng lớn.
Giới đầu tư tại thị trường Australia lạc quan sau khi ngân hàng trung ương nước này tuyên bố sẽ cố gắng không tăng lãi suất cơ bản trong thời gian trước mắt. Cổ phiếu của các ngân hàng hàng đầu Australia như National Australia Bank hay Commonwealth Bank of Australia đều tăng ít nhất 1,5%.
Tại Nhật Bản, mối lo về tăng trưởng tiếp tục gây bi quan trong giới đầu tư. Trong vòng 8 phiên vừa qua, Nikkei 225 đã có 8 phiên giảm. Hiện chỉ số này đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái và đã “bốc hơi” hơn 19% kể từ mức đỉnh của 18 tháng thiết lập hồi tháng 4.
Hôm nay, Thủ tướng Nhật Naoto Kan đã bàn với nội các của ông về việc đề xuất các biện pháp kích thích tăng trưởng. Thông tin này khiến các nhà đầu tư chứng khoán thêm lo ngại về sức khỏe kinh tế Nhật, nền kinh tế vừa rớt hạng xuống vị trí thứ 3 thế giới.
Thêm vào đó, đồng Yên mạnh vẫn đang là một “khắc tinh” đối với các cổ phiếu nhóm xuất khẩu. Cổ phiếu hãng điện tử Tokyo Electron hôm nay đã giảm 1,7%, cổ phiếu Toyota mất 0,7%...