Chứng khoán châu Á giảm điểm vì tin xấu từ Nhật
Thị trường chứng khoán châu Á kéo dài đà giảm điểm từ hôm qua do kinh tế Nhật Bản phát đi những dữ liệu thống kê kém khả quan
Thị trường chứng khoán châu Á kéo dài đà giảm điểm từ hôm qua do kinh tế Nhật Bản phát đi những dữ liệu thống kê kém khả quan. Phiên này là phiên giảm mạnh nhất của chứng khoán châu Á trong vòng 2 tuần trở lại đây.
Tính tới thời điểm 17h48 giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,5%, mạnh nhất kể từ ngày 19/7, còn 119,19 điểm. Tuy nhiên, tháng 7 này là một tháng khởi sắc của chứng khoán châu Á, với mức tăng của hàn thử biểu MSCI đã lên tới mức 7,5%, mạnh nhất từ tháng 3.
Ngày giao dịch hôm nay, chứng khoán châu Á không chỉ chịu ảnh hưởng từ phiên giảm điểm đêm trước ở thị trường Phố Wall.
Cơ quan thống kê của Nhật Bản sáng nay cho biết, tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đã bất ngờ tăng lên mức 5,3% trong tháng 6, cao nhất trong 7 tháng, từ mức 5,2% trước đó. Cùng lúc, số liệu từ Bộ Thương mại Nhật cho thấy, sản lượng công nghiệp tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm 1,5% trong tháng 6 so với tháng 5, một mức giảm mạnh hơn nhiều so với dự báo trước đó của giới phân tích.
Chịu nhiều tin xấu, chứng khoán Nhật hôm nay dẫn đầu sự giảm điểm của thị trường khu vực. Chốt phiên, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,6% so với phiên trước.
“Nhiều nhà đầu tư đang thận trọng. Họ không thể tránh tâm lý bất an về sự không chắc chắn trong triển vọng kinh tế vĩ mô”, ông Yoshinori Nagano, chiến lược gia cao cấp tại công ty quản lý tài sản Daiwa Asset Management có trụ sở ở Tokyo trao đổi với Bloomberg.
Một số doanh nghiệp Nhật như Sony và Panasonic hôm nay công bố lợi nhuận quý 2 khả quan, giúp cổ phiếu của hai “đại gia” hàng điện tử tiêu dùng này tăng tương ứng 6% và 3,6%. Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu khác cũng tăng mạnh, như cổ phiếu hãng dịch vụ máy tính Fujitsu tăng 4,4%, cổ phiếu của công ty cho vay tiêu dùng Acom tăng 5,8%.
Tuy nhiên, những cổ phiếu tăng giá này không đủ sức bù đắp sự giảm điểm trên diện rộng của các cổ phiếu khác.
Cổ phiếu của ngân hàng có giá trị vốn hóa thị trường lớn thứ ba Nhật Bản là Mizuho Financial đã giảm 1,4% do triển vọng lợi nhuận xấu đi. Cổ phiếu của hãng thép lớn thứ tư nước này Kobe đóng cửa với mức sụt 7,2%, cổ phiếu của hãng sản xuất kính Asahi Glass giảm 2,7%.
Tại các thị trường khác trong khu vực, giá nhiều cổ phiếu cũng có sự biến động mạnh trong ngày hôm nay. Trên thị trường Seoul, cổ phiếu của hãng thép lớn nhất Hàn Quốc Huyndai Steel giảm 3,8%. Tại Thượng Hải, cổ phiếu của nhà khai mỏ than lớn thứ tư Trung Quốc Yanzhou giảm 3%. Trong khi đó, tại thị trường Hồng Kông, cổ phiếu của ngân hàng Chong Hing tăng 15% khi có tin đồn ngân hàng này sắp được Ngân hàng Công Thương Trung Quốc mua lại.
Sự giảm điểm diễn ra tại đa số các thị trường chứng khoán ở châu Á hôm nay, dẫn tới sự mất điểm chung của toàn thị trường. Việt Nam nằm trong số ít các thị trường tăng điểm phiên này.
Đóng cửa, hàn thử biểu Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,3%, CSI 300 của Trung Quốc giảm 0,3%, Taiex của Đài Loan mất 0,5%, Kospi của Hàn Quốc trượt 0,7%, S&P ASX 200 mất 0,7%, Straits Times của Singapore giảm 0,3%...
Theo dữ liệu của Bloomberg, 70% trong số 180 công ty thuộc chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 2/2010 đã đưa ra mức lợi nhuận đạt hoặc vượt dự báo của giới phân tích.
Cùng với sự lắng dịu của khủng hoảng nợ châu Âu, mùa báo cáo kết quả kinh doanh khả quan đã giúp chứng khoán châu Á có một tháng lên điểm. Trong tuần này, chứng khoán châu Á đã tăng 1,5%, đánh dấu tuần tăng điểm thứ tư liên tục. Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, MSCI châu Á-Thái Bình Dương vẫn giảm 7,7% từ mức đỉnh của năm thiết lập hồi giữa tháng 4.
Tính tới thời điểm 17h48 giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,5%, mạnh nhất kể từ ngày 19/7, còn 119,19 điểm. Tuy nhiên, tháng 7 này là một tháng khởi sắc của chứng khoán châu Á, với mức tăng của hàn thử biểu MSCI đã lên tới mức 7,5%, mạnh nhất từ tháng 3.
Ngày giao dịch hôm nay, chứng khoán châu Á không chỉ chịu ảnh hưởng từ phiên giảm điểm đêm trước ở thị trường Phố Wall.
Cơ quan thống kê của Nhật Bản sáng nay cho biết, tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đã bất ngờ tăng lên mức 5,3% trong tháng 6, cao nhất trong 7 tháng, từ mức 5,2% trước đó. Cùng lúc, số liệu từ Bộ Thương mại Nhật cho thấy, sản lượng công nghiệp tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm 1,5% trong tháng 6 so với tháng 5, một mức giảm mạnh hơn nhiều so với dự báo trước đó của giới phân tích.
Chịu nhiều tin xấu, chứng khoán Nhật hôm nay dẫn đầu sự giảm điểm của thị trường khu vực. Chốt phiên, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,6% so với phiên trước.
“Nhiều nhà đầu tư đang thận trọng. Họ không thể tránh tâm lý bất an về sự không chắc chắn trong triển vọng kinh tế vĩ mô”, ông Yoshinori Nagano, chiến lược gia cao cấp tại công ty quản lý tài sản Daiwa Asset Management có trụ sở ở Tokyo trao đổi với Bloomberg.
Một số doanh nghiệp Nhật như Sony và Panasonic hôm nay công bố lợi nhuận quý 2 khả quan, giúp cổ phiếu của hai “đại gia” hàng điện tử tiêu dùng này tăng tương ứng 6% và 3,6%. Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu khác cũng tăng mạnh, như cổ phiếu hãng dịch vụ máy tính Fujitsu tăng 4,4%, cổ phiếu của công ty cho vay tiêu dùng Acom tăng 5,8%.
Tuy nhiên, những cổ phiếu tăng giá này không đủ sức bù đắp sự giảm điểm trên diện rộng của các cổ phiếu khác.
Cổ phiếu của ngân hàng có giá trị vốn hóa thị trường lớn thứ ba Nhật Bản là Mizuho Financial đã giảm 1,4% do triển vọng lợi nhuận xấu đi. Cổ phiếu của hãng thép lớn thứ tư nước này Kobe đóng cửa với mức sụt 7,2%, cổ phiếu của hãng sản xuất kính Asahi Glass giảm 2,7%.
Tại các thị trường khác trong khu vực, giá nhiều cổ phiếu cũng có sự biến động mạnh trong ngày hôm nay. Trên thị trường Seoul, cổ phiếu của hãng thép lớn nhất Hàn Quốc Huyndai Steel giảm 3,8%. Tại Thượng Hải, cổ phiếu của nhà khai mỏ than lớn thứ tư Trung Quốc Yanzhou giảm 3%. Trong khi đó, tại thị trường Hồng Kông, cổ phiếu của ngân hàng Chong Hing tăng 15% khi có tin đồn ngân hàng này sắp được Ngân hàng Công Thương Trung Quốc mua lại.
Sự giảm điểm diễn ra tại đa số các thị trường chứng khoán ở châu Á hôm nay, dẫn tới sự mất điểm chung của toàn thị trường. Việt Nam nằm trong số ít các thị trường tăng điểm phiên này.
Đóng cửa, hàn thử biểu Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,3%, CSI 300 của Trung Quốc giảm 0,3%, Taiex của Đài Loan mất 0,5%, Kospi của Hàn Quốc trượt 0,7%, S&P ASX 200 mất 0,7%, Straits Times của Singapore giảm 0,3%...
Theo dữ liệu của Bloomberg, 70% trong số 180 công ty thuộc chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 2/2010 đã đưa ra mức lợi nhuận đạt hoặc vượt dự báo của giới phân tích.
Cùng với sự lắng dịu của khủng hoảng nợ châu Âu, mùa báo cáo kết quả kinh doanh khả quan đã giúp chứng khoán châu Á có một tháng lên điểm. Trong tuần này, chứng khoán châu Á đã tăng 1,5%, đánh dấu tuần tăng điểm thứ tư liên tục. Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, MSCI châu Á-Thái Bình Dương vẫn giảm 7,7% từ mức đỉnh của năm thiết lập hồi giữa tháng 4.