Chứng khoán châu Á tăng điểm nhờ loạt tin tốt
Sắc xanh đã ở lại với thị trường chứng khoán châu Á ngày thứ hai liên tục
Sắc xanh đã ở lại với thị trường chứng khoán châu Á ngày thứ hai liên tục, nhưng mức tăng điểm của toàn thị trường hôm nay khiêm tốn hơn hôm qua. Đồng Yên giảm giá, tin tốt lành về GDP Nhật, và số liệu tốt hơn dự kiến về thị trường việc làm của Mỹ là những nhân tố chính hỗ trợ giá cổ phiếu ở châu Á hôm nay.
Lúc 16h theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 0,3% so với mức đóng cửa phiên liền trước, lên 121,88 điểm, nâng mức tăng điểm của chứng khoán châu Á từ đầu tuần đến nay lên 1,5%.
Thị trường Nhật dẫn đầu sự tăng điểm trong khu vực phiên này. Hàn thử biểu Nikkei 225 của Tokyo đã đóng cửa với mức tăng 1,6% sau khi Văn phòng Nội các Nhật cho hay, GDP quý 2 của Nhật tăng 1,5%, thay vì mức tăng 0,4% như công bố sơ bộ hồi tháng 8.
Đồng Yên xuống giá cũng là một chất xúc tác quan trọng cho chứng khoán Nhật phiên cuối tuần. Đồng tiền này đã giảm giá 0,4% so với USD, còn 84,06 Yên/USD sau khi đạt mức cao nhất trong vòng 15 năm là 83,35 Yên/USD cách đây 2 ngày.
Giá cổ phiếu các hãng xuất khẩu hàng đầu của Nhật tăng khá mạnh, điển hình như cổ phiếu của hãng máy ảnh lớn nhất thế giới Canon tăng 5,9%, cổ phiếu hãng điện tử Sony tăng 1,8%...
Ngoài tin tốt từ Nhật, giới đầu tư tại châu Á hôm nay còn lạc quan nhờ thống kê tích cực về thị trường việc làm Mỹ. Bộ Lao động Mỹ ngày 9/9 cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua (kết thúc ngày 4/9) là 451.000, thấp hơn so với dự báo 470.000 của các nhà kinh tế và giảm 27.000 so với số liệu đã được điều chỉnh tăng trong tuần trước.
Mức tăng điểm nhẹ được ghi nhận tại hầu hết các thị trường khác tại khu vực châu Á trong ngày hôm nay. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông chốt phiên tăng 0,4%, Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục tăng 0,3%, Taiex của Đài Loan tăng 0,7%, Kospi của Hàn Quốc tăng 1%... Thị trường Australia đóng cửa với mức giảm 0,5% của chỉ số S&P/ASX 200.
“Các thông tin xấu đã phản ánh đủ vào giá cổ phiếu rồi. Thị trường sẽ chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của các nhà đầu tư nhằm vào những tài sản có độ rủi ro lớn hơn”, ông Paul Xiradis, Giám đốc điều hành quỹ đầu tư Ausbil Dexia có trụ sở ở Sydney, nhận định trên Bloomberg.
Nhiều thị trường ở châu Á hôm nay, gồm Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philippines và Singapore đóng cửa nghỉ lễ.
Tuy không tác động nhiều tới thị trường chứng khoán, một thông tin gây chú ý ở khu vực châu Á hôm nay là dữ liệu về thặng dư thương mại của Trung Quốc. Theo cơ quan hải quan Trung Quốc, trong tháng 8, nước này đạt mức xuất siêu 20,3 tỷ USD, tăng so với mức 15,7 tỷ USD trong tháng 7. Theo giới quan sát, thặng dư thương mại của Trung Quốc gia tăng có thể được các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, tăng sức ép đối với vấn đề nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Theo số liệu của Bloomberg, trên thực tế, từ đầu tuần tới nay, Nhân dân tệ đã tăng giá 0,5% so với USD, lên mức 6,7696 Nhân dân tệ/USD. Từ khi Trung Quốc tuyên bố tăng tính linh hoạt cho tỷ giá vào ngày 19/6 tới nay, Nhân dân tệ đã tăng giá 0,8%.
Thị trường chứng khoán châu Âu bắt đầu phiên giao dịch hôm nay vào chiều nay theo giờ Việt Nam với xu thế giảm điểm. Lúc 16h theo giờ Việt Nam, chỉ số Stoxx 50 giảm 0,5%, FTSE giảm 0,2%, DAX mất 0,4%. Cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất nước Đức Deutsche Bank đã giảm 5% ngay đầu phiên giao dịch khi có nguồn tin cho biết, nhà băng này đang có ý định phát hành số cổ phiếu trị giá 9 tỷ Euro (11,4 tỷ USD) để tăng vốn.
Cùng thời điểm, giá vàng giao ngay tại London lên gần 1.250 USD/oz, tăng gần 5 USD/oz so với giá đóng cửa ở New York phiên trước.
Đêm nay, thị trường chứng khoán khu vực châu Âu và Mỹ sẽ dành nhiều chú ý đối với tình hình các ngân hàng lớn ở khối sử dụng đồng Euro. Thông tin kinh tế Mỹ duy nhất được công bố đêm nay là thông tin về tồn kho hàng bán buôn tháng 7 của nước này - một thông tin không được cho là có tác động lớn tới thị trường.
Lúc 16h theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 0,3% so với mức đóng cửa phiên liền trước, lên 121,88 điểm, nâng mức tăng điểm của chứng khoán châu Á từ đầu tuần đến nay lên 1,5%.
Thị trường Nhật dẫn đầu sự tăng điểm trong khu vực phiên này. Hàn thử biểu Nikkei 225 của Tokyo đã đóng cửa với mức tăng 1,6% sau khi Văn phòng Nội các Nhật cho hay, GDP quý 2 của Nhật tăng 1,5%, thay vì mức tăng 0,4% như công bố sơ bộ hồi tháng 8.
Đồng Yên xuống giá cũng là một chất xúc tác quan trọng cho chứng khoán Nhật phiên cuối tuần. Đồng tiền này đã giảm giá 0,4% so với USD, còn 84,06 Yên/USD sau khi đạt mức cao nhất trong vòng 15 năm là 83,35 Yên/USD cách đây 2 ngày.
Giá cổ phiếu các hãng xuất khẩu hàng đầu của Nhật tăng khá mạnh, điển hình như cổ phiếu của hãng máy ảnh lớn nhất thế giới Canon tăng 5,9%, cổ phiếu hãng điện tử Sony tăng 1,8%...
Ngoài tin tốt từ Nhật, giới đầu tư tại châu Á hôm nay còn lạc quan nhờ thống kê tích cực về thị trường việc làm Mỹ. Bộ Lao động Mỹ ngày 9/9 cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua (kết thúc ngày 4/9) là 451.000, thấp hơn so với dự báo 470.000 của các nhà kinh tế và giảm 27.000 so với số liệu đã được điều chỉnh tăng trong tuần trước.
Mức tăng điểm nhẹ được ghi nhận tại hầu hết các thị trường khác tại khu vực châu Á trong ngày hôm nay. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông chốt phiên tăng 0,4%, Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục tăng 0,3%, Taiex của Đài Loan tăng 0,7%, Kospi của Hàn Quốc tăng 1%... Thị trường Australia đóng cửa với mức giảm 0,5% của chỉ số S&P/ASX 200.
“Các thông tin xấu đã phản ánh đủ vào giá cổ phiếu rồi. Thị trường sẽ chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của các nhà đầu tư nhằm vào những tài sản có độ rủi ro lớn hơn”, ông Paul Xiradis, Giám đốc điều hành quỹ đầu tư Ausbil Dexia có trụ sở ở Sydney, nhận định trên Bloomberg.
Nhiều thị trường ở châu Á hôm nay, gồm Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philippines và Singapore đóng cửa nghỉ lễ.
Tuy không tác động nhiều tới thị trường chứng khoán, một thông tin gây chú ý ở khu vực châu Á hôm nay là dữ liệu về thặng dư thương mại của Trung Quốc. Theo cơ quan hải quan Trung Quốc, trong tháng 8, nước này đạt mức xuất siêu 20,3 tỷ USD, tăng so với mức 15,7 tỷ USD trong tháng 7. Theo giới quan sát, thặng dư thương mại của Trung Quốc gia tăng có thể được các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, tăng sức ép đối với vấn đề nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Theo số liệu của Bloomberg, trên thực tế, từ đầu tuần tới nay, Nhân dân tệ đã tăng giá 0,5% so với USD, lên mức 6,7696 Nhân dân tệ/USD. Từ khi Trung Quốc tuyên bố tăng tính linh hoạt cho tỷ giá vào ngày 19/6 tới nay, Nhân dân tệ đã tăng giá 0,8%.
Thị trường chứng khoán châu Âu bắt đầu phiên giao dịch hôm nay vào chiều nay theo giờ Việt Nam với xu thế giảm điểm. Lúc 16h theo giờ Việt Nam, chỉ số Stoxx 50 giảm 0,5%, FTSE giảm 0,2%, DAX mất 0,4%. Cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất nước Đức Deutsche Bank đã giảm 5% ngay đầu phiên giao dịch khi có nguồn tin cho biết, nhà băng này đang có ý định phát hành số cổ phiếu trị giá 9 tỷ Euro (11,4 tỷ USD) để tăng vốn.
Cùng thời điểm, giá vàng giao ngay tại London lên gần 1.250 USD/oz, tăng gần 5 USD/oz so với giá đóng cửa ở New York phiên trước.
Đêm nay, thị trường chứng khoán khu vực châu Âu và Mỹ sẽ dành nhiều chú ý đối với tình hình các ngân hàng lớn ở khối sử dụng đồng Euro. Thông tin kinh tế Mỹ duy nhất được công bố đêm nay là thông tin về tồn kho hàng bán buôn tháng 7 của nước này - một thông tin không được cho là có tác động lớn tới thị trường.