Chứng khoán châu Á tăng liền ba phiên
Chứng khoán châu Á có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp nhờ đồng Yên giảm giá và dữ liệu khả quan về thị trường nhà đất Mỹ
Thị trường chứng khoán châu Á hôm nay có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp nhờ đồng Yên giảm giá và dữ liệu khả quan hơn dự kiến về thị trường nhà đất Mỹ. Giới đầu tư cổ phiếu ở châu Á đang cho thấy, họ đã tin tưởng hơn vào triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới.
Lúc 16h10 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,4%, đạt mức 118,51 điểm, cao nhất trong vòng 5 tuần trở lại đây. Tăng điểm nhẹ là kết quả của ngày giao dịch hôm nay tại hầu hết các thị trường trong khu vực, ngoại trừ một số thị trường - gồm hai thị trường hàng đầu là Nhật Bản và Trung Quốc đại lục - đóng cửa với mức giảm điểm nhẹ.
Dù được hỗ trợ bởi sự mất giá của đồng Yên, nhưng chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo vẫn giảm 0,07% khi đóng cửa. Chỉ số Topix bù lại đôi chút sự giảm điểm này với mức tăng 0,03%.
So với Euro, đồng Yên hôm nay đã giảm giá về mức 113,15 Yên/Euro từ mức 112,89 Yên/Euro cuối ngày hôm qua tại New York. Yên giảm giá có lợi cho các nhà xuất khẩu của Nhật Bản, đồng thời là một dấu hiệu cho thấy giới đầu tư đã yên tâm hơn về khủng hoảng nợ châu Âu cũng như triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu. Trong điều kiện kinh tế bất ổn, những đồng tiền như Yên Nhật và USD luôn được xem là “vịnh tránh bão”.
Mặc dù vậy, so với USD, Yên Nhật vẫn đang tăng giá. Hôm nay, tỷ giá USD/Yên đóng cửa tại Tokyo ở mức 86,97 Yên/USD, từ mức 86,88 Yên/USD cuối ngày hôm qua tại New York.
Do vậy, tăng giá mạnh hôm nay ở thị trường Nhật không phải là các cổ phiếu khối xuất khẩu mà là cổ phiếu thuộc khối tài chính. Cổ phiếu của ngân hàng cho vay lớn nhất Nhật Bản Mitsubishi UJF Financial Group đã tăng 2,5%, mạnh nhất trong vòng 3 tuần, sau khi Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel mà Nhật là một thành viên nới lỏng một số quy định về vốn. Cổ phiếu của hãng xe lớn nhất thế giới Toyota đã giảm 1,7% trước mối lo về tỷ giá Yên so với USD.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhật tập trung vào thị trường nội địa chứng kiến mức tăng giá mạnh của cổ phiếu trong ngày hôm nay. Chẳng hạn cổ phiếu của hãng khí đốt Osaka tăng 1,3%, cổ phiếu hãng bán lẻ Seven & I tăng 1,2%...
Tại thị trường Trung Quốc đại lục, chỉ số Shanghai Composite Index đóng cửa với mức giảm điểm 0,5%. Tuy nhiên, sắc xanh tại nhiều thị trường khác đã giúp chứng khoán châu Á nói chung có một ngày giao dịch tăng điểm.
Nhìn chung, thị trường khu vực hôm nay đã được hỗ trợ từ thông tin doanh số nhà mới bán ra tăng mạnh tại Mỹ. Bộ Thương mại Mỹ hôm qua cho biết, doanh số nhà mới của Mỹ trong tháng 6 vừa qua tăng 23,6%, lên 330.000 căn tính theo tỷ lệ năm, từ mức thấp kỷ lục 267.000 căn trong tháng 5.
“Các dữ liệu kinh tế trên khắp thế giới trong 10 ngày qua đã khả quan hơn. Mối lo về suy giảm tăng trưởng đã dịu bớt”, nhà quản lý quỹ đầu cơ Barton Biggs nói với hãng tin tài chính Bloomberg.
Cổ phiếu của một số doanh nghiệp có sự hiện diện lớn tại thị trường Mỹ đã tăng khá mạnh trước tin này. Tại thị trường Australia, cổ phiếu của James Hardie, nhà cung cấp gỗ lát nền lớn nhất cho thị trường Mỹ, tăng 2,9%. Tại thị trường Hàn Quốc, cổ phiếu của hãng xe Hyundai vốn có tới 14% doanh số từ Mỹ đã tăng 2,5% trong phiên này.
Tăng mạnh nhất trong số các thị trường thuộc khu vực châu Á hôm nay là thị trường Thái Lan với mức tăng điểm 1,6%. Giới đầu tư cổ phiếu ở Thái Lan đang tỏ ra lạc quan trước các báo cáo kết quả kinh doanh khả quan trong quý 2 của các doanh nghiệp, bất chấp bất ổn chính trị tiếp tục diễn ra ở nước này.
Tại các thị trường khác, chỉ số Kospi của Hàn Quốc kết thúc ngày giao dịch với mức giảm 0,04%, Taiex của Đài Loan giảm 0,5%, S&P/ASX 200 của Australia tăng 0,3%, Straits Times của Singapore tăng 0,4%...
Lúc 16h10 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,4%, đạt mức 118,51 điểm, cao nhất trong vòng 5 tuần trở lại đây. Tăng điểm nhẹ là kết quả của ngày giao dịch hôm nay tại hầu hết các thị trường trong khu vực, ngoại trừ một số thị trường - gồm hai thị trường hàng đầu là Nhật Bản và Trung Quốc đại lục - đóng cửa với mức giảm điểm nhẹ.
Dù được hỗ trợ bởi sự mất giá của đồng Yên, nhưng chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo vẫn giảm 0,07% khi đóng cửa. Chỉ số Topix bù lại đôi chút sự giảm điểm này với mức tăng 0,03%.
So với Euro, đồng Yên hôm nay đã giảm giá về mức 113,15 Yên/Euro từ mức 112,89 Yên/Euro cuối ngày hôm qua tại New York. Yên giảm giá có lợi cho các nhà xuất khẩu của Nhật Bản, đồng thời là một dấu hiệu cho thấy giới đầu tư đã yên tâm hơn về khủng hoảng nợ châu Âu cũng như triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu. Trong điều kiện kinh tế bất ổn, những đồng tiền như Yên Nhật và USD luôn được xem là “vịnh tránh bão”.
Mặc dù vậy, so với USD, Yên Nhật vẫn đang tăng giá. Hôm nay, tỷ giá USD/Yên đóng cửa tại Tokyo ở mức 86,97 Yên/USD, từ mức 86,88 Yên/USD cuối ngày hôm qua tại New York.
Do vậy, tăng giá mạnh hôm nay ở thị trường Nhật không phải là các cổ phiếu khối xuất khẩu mà là cổ phiếu thuộc khối tài chính. Cổ phiếu của ngân hàng cho vay lớn nhất Nhật Bản Mitsubishi UJF Financial Group đã tăng 2,5%, mạnh nhất trong vòng 3 tuần, sau khi Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel mà Nhật là một thành viên nới lỏng một số quy định về vốn. Cổ phiếu của hãng xe lớn nhất thế giới Toyota đã giảm 1,7% trước mối lo về tỷ giá Yên so với USD.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhật tập trung vào thị trường nội địa chứng kiến mức tăng giá mạnh của cổ phiếu trong ngày hôm nay. Chẳng hạn cổ phiếu của hãng khí đốt Osaka tăng 1,3%, cổ phiếu hãng bán lẻ Seven & I tăng 1,2%...
Tại thị trường Trung Quốc đại lục, chỉ số Shanghai Composite Index đóng cửa với mức giảm điểm 0,5%. Tuy nhiên, sắc xanh tại nhiều thị trường khác đã giúp chứng khoán châu Á nói chung có một ngày giao dịch tăng điểm.
Nhìn chung, thị trường khu vực hôm nay đã được hỗ trợ từ thông tin doanh số nhà mới bán ra tăng mạnh tại Mỹ. Bộ Thương mại Mỹ hôm qua cho biết, doanh số nhà mới của Mỹ trong tháng 6 vừa qua tăng 23,6%, lên 330.000 căn tính theo tỷ lệ năm, từ mức thấp kỷ lục 267.000 căn trong tháng 5.
“Các dữ liệu kinh tế trên khắp thế giới trong 10 ngày qua đã khả quan hơn. Mối lo về suy giảm tăng trưởng đã dịu bớt”, nhà quản lý quỹ đầu cơ Barton Biggs nói với hãng tin tài chính Bloomberg.
Cổ phiếu của một số doanh nghiệp có sự hiện diện lớn tại thị trường Mỹ đã tăng khá mạnh trước tin này. Tại thị trường Australia, cổ phiếu của James Hardie, nhà cung cấp gỗ lát nền lớn nhất cho thị trường Mỹ, tăng 2,9%. Tại thị trường Hàn Quốc, cổ phiếu của hãng xe Hyundai vốn có tới 14% doanh số từ Mỹ đã tăng 2,5% trong phiên này.
Tăng mạnh nhất trong số các thị trường thuộc khu vực châu Á hôm nay là thị trường Thái Lan với mức tăng điểm 1,6%. Giới đầu tư cổ phiếu ở Thái Lan đang tỏ ra lạc quan trước các báo cáo kết quả kinh doanh khả quan trong quý 2 của các doanh nghiệp, bất chấp bất ổn chính trị tiếp tục diễn ra ở nước này.
Tại các thị trường khác, chỉ số Kospi của Hàn Quốc kết thúc ngày giao dịch với mức giảm 0,04%, Taiex của Đài Loan giảm 0,5%, S&P/ASX 200 của Australia tăng 0,3%, Straits Times của Singapore tăng 0,4%...