Chứng khoán châu Á thấp nhất 3 năm vì lo Trung Quốc
Giới đầu tư ồ ạt tháo chạy khỏi những tài sản có độ rủi ro cao như cổ phiếu và hàng hóa cơ bản
Cú sụt gần 8% sáng nay (24/8) của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã kéo chứng khoán châu Á xuống thấp nhất 3 năm.
Giới đầu tư ồ ạt tháo chạy khỏi những tài sản có độ rủi ro cao như cổ phiếu và hàng hóa cơ bản, trong bối cảnh nỗi lo về sự giảm tốc kinh tế Trung Quốc kéo lùi tăng trưởng toàn cầu phủ bóng đen lên thị trường.
Hãng tin Reuters cho biết, kể từ khi Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng Nhân dân tệ cách đây 2 tuần làm dấy lên lo ngại về tình trạng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, các loại trái phiếu chính phủ có độ an toàn cao và đồng Yên Nhật đồng loạt tăng giá mạnh.
Trong khi đó, cổ phiếu tại các thị trường từ châu Á, châu Âu, tới Mỹ, cùng các loại hàng hóa cơ bản liên tục sụt giảm với tốc độ chóng mặt.
Các thị trường chứng khoán châu Á từ Nhật Bản tới Malaysia đồng loạt “đỏ lửa” ngay khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần. Dẫn đầu sự giảm điểm của toàn thị trường khu vực là chỉ số Shanghai Composite của sàn Thượng Hải với mức giảm 7,7%, xuống mức thấp nhất trong 5 tháng. Từ đầu tháng tới nay, chỉ số này đã “bốc hơi” hơn 10%.
Hôm qua (23/8), Chính phủ Trung Quốc đã cho phép các quỹ lương hưu của nước này đầu tư vào thị trường chứng khoán nhằm ngăn đà sụt dốc của giá cổ phiếu. Tuy vậy, biện pháp này đã không đủ sức để cứu thị trường khỏi một phiên giảm chóng mặt sáng nay.
“Thị trường đang trong xu hướng giảm. Không có một thông tin khả quan nào, giá cổ phiếu vẫn đắt đỏ, và không có dòng tiền mới đổ vào thị trường”, nhà phân tích Qi Yifeng thuộc công ty tư vấn CEBM, nói về thị trường chứng khoán Trung Quốc. “Không có động thái cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nào vào cuối tuần như kỳ vọng, và thị trường sẽ tiếp tục sụt giảm”.
Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản sụt hơn 4%, xuống mức thấp nhất kể từ giữa năm 2012. Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật mất 3,2%, trong khi thị trường Australia chạm đáy 1 năm rưỡi do sụt giảm 3,4%.
Tại thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng sụt gần 4,7%. Chỉ số Taiex của chứng khoán Đài Loan mất 7,5%, mạnh nhất trong 25 năm.
“Trung Quốc có thể tiếp tục phá giá đồng Nhân dân tệ nếu nền kinh tế nước này giảm tốc thêm, và thị trường chứng khoán đang phản ánh khả năng này cũng như ảnh hưởng tiêu cực từ sự giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc”, ông Eiji Kinouchi, trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật của công ty chứng khoán Daiwa Securities ở Tokyo, nhận định.
Nhân tố đẩy thị trường chứng khoán toàn cầu vào một vòng xoáy giảm điểm chóng mặt từ hôm thứ Sáu tuần trước là chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Caixin/Market cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc giảm mạnh nhất kể từ năm 2009.
Đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi, trong đó có nhiều nước phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên vật liệu thô, chịu tác động đặc biệt mạnh bởi triển vọng giảm tốc tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc và sự lao dốc của giá hàng hóa.
Đồng Rand của Nam Phi đang ở mức thấp nhất trong 14 năm. Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ đang có mức tỷ giá gần mức thấp kỷ lục. Đồng Ringgit của Malaysia rớt giá xuống mức thấp nhất trong 17 năm.
Đồng USD cũng đang giảm giá so với đồng Euro và đồng Yên Nhật do giới đầu tư tin rằng bất ổn toàn cầu hiện nay sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chưa tăng lãi suất trong cuộc họp vào tháng 9.
Tỷ giá đồng USD so với đồng Yên sáng nay giảm 0,6%, còn 121,19 Yên/USD, gần thấp nhất trong 6 tuần. Đồng Euro tăng giá 0,5% so với USD, lên mức 1,1441 USD/Euro, gần mức cao nhất trong 2 tháng.
Trên thị trường háng hóa cơ bản, giá dầu thô Brent thị trường London và giá dầu ngọt nhẹ tại New York đồng loạt lập mức đáy mới của 6 năm rưỡi. Giá dầu thô ngọt nhẹ sáng nay có thời điểm giảm hơn 3%, còn 39,22 USD/thùng, giá dầu Brent mất 1,6%, còn 44,73 USD/thùng.
Giá đồng giao sau tại thị trường London sụt xuống mức 4.950 USD/tấn, thấp nhất 6 năm rưỡi.
Giới đầu tư ồ ạt tháo chạy khỏi những tài sản có độ rủi ro cao như cổ phiếu và hàng hóa cơ bản, trong bối cảnh nỗi lo về sự giảm tốc kinh tế Trung Quốc kéo lùi tăng trưởng toàn cầu phủ bóng đen lên thị trường.
Hãng tin Reuters cho biết, kể từ khi Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng Nhân dân tệ cách đây 2 tuần làm dấy lên lo ngại về tình trạng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, các loại trái phiếu chính phủ có độ an toàn cao và đồng Yên Nhật đồng loạt tăng giá mạnh.
Trong khi đó, cổ phiếu tại các thị trường từ châu Á, châu Âu, tới Mỹ, cùng các loại hàng hóa cơ bản liên tục sụt giảm với tốc độ chóng mặt.
Các thị trường chứng khoán châu Á từ Nhật Bản tới Malaysia đồng loạt “đỏ lửa” ngay khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần. Dẫn đầu sự giảm điểm của toàn thị trường khu vực là chỉ số Shanghai Composite của sàn Thượng Hải với mức giảm 7,7%, xuống mức thấp nhất trong 5 tháng. Từ đầu tháng tới nay, chỉ số này đã “bốc hơi” hơn 10%.
Hôm qua (23/8), Chính phủ Trung Quốc đã cho phép các quỹ lương hưu của nước này đầu tư vào thị trường chứng khoán nhằm ngăn đà sụt dốc của giá cổ phiếu. Tuy vậy, biện pháp này đã không đủ sức để cứu thị trường khỏi một phiên giảm chóng mặt sáng nay.
“Thị trường đang trong xu hướng giảm. Không có một thông tin khả quan nào, giá cổ phiếu vẫn đắt đỏ, và không có dòng tiền mới đổ vào thị trường”, nhà phân tích Qi Yifeng thuộc công ty tư vấn CEBM, nói về thị trường chứng khoán Trung Quốc. “Không có động thái cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nào vào cuối tuần như kỳ vọng, và thị trường sẽ tiếp tục sụt giảm”.
Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản sụt hơn 4%, xuống mức thấp nhất kể từ giữa năm 2012. Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật mất 3,2%, trong khi thị trường Australia chạm đáy 1 năm rưỡi do sụt giảm 3,4%.
Tại thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng sụt gần 4,7%. Chỉ số Taiex của chứng khoán Đài Loan mất 7,5%, mạnh nhất trong 25 năm.
“Trung Quốc có thể tiếp tục phá giá đồng Nhân dân tệ nếu nền kinh tế nước này giảm tốc thêm, và thị trường chứng khoán đang phản ánh khả năng này cũng như ảnh hưởng tiêu cực từ sự giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc”, ông Eiji Kinouchi, trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật của công ty chứng khoán Daiwa Securities ở Tokyo, nhận định.
Nhân tố đẩy thị trường chứng khoán toàn cầu vào một vòng xoáy giảm điểm chóng mặt từ hôm thứ Sáu tuần trước là chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Caixin/Market cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc giảm mạnh nhất kể từ năm 2009.
Đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi, trong đó có nhiều nước phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên vật liệu thô, chịu tác động đặc biệt mạnh bởi triển vọng giảm tốc tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc và sự lao dốc của giá hàng hóa.
Đồng Rand của Nam Phi đang ở mức thấp nhất trong 14 năm. Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ đang có mức tỷ giá gần mức thấp kỷ lục. Đồng Ringgit của Malaysia rớt giá xuống mức thấp nhất trong 17 năm.
Đồng USD cũng đang giảm giá so với đồng Euro và đồng Yên Nhật do giới đầu tư tin rằng bất ổn toàn cầu hiện nay sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chưa tăng lãi suất trong cuộc họp vào tháng 9.
Tỷ giá đồng USD so với đồng Yên sáng nay giảm 0,6%, còn 121,19 Yên/USD, gần thấp nhất trong 6 tuần. Đồng Euro tăng giá 0,5% so với USD, lên mức 1,1441 USD/Euro, gần mức cao nhất trong 2 tháng.
Trên thị trường háng hóa cơ bản, giá dầu thô Brent thị trường London và giá dầu ngọt nhẹ tại New York đồng loạt lập mức đáy mới của 6 năm rưỡi. Giá dầu thô ngọt nhẹ sáng nay có thời điểm giảm hơn 3%, còn 39,22 USD/thùng, giá dầu Brent mất 1,6%, còn 44,73 USD/thùng.
Giá đồng giao sau tại thị trường London sụt xuống mức 4.950 USD/tấn, thấp nhất 6 năm rưỡi.