Chứng khoán còn những điểm sáng…
Vẫn có những điểm sáng sau chuỗi 15 phiên giảm điểm liên tiếp; trong đó có cả sự đánh đổi với hiện tại
Vẫn có những điểm sáng sau chuỗi 15 phiên giảm điểm liên tiếp; trong đó có cả sự đánh đổi với hiện tại.
VN-Index tạm đứng ở 428,05 điểm, “kết quả” của ba tuần sụt giảm nối tiếp, của những kỷ lục giảm sàn của loạt thành viên niêm yết.
Tuần tới, tình thế vẫn khó thay đổi. Bám sát thị trường, hầu hết nhà đầu tư đều nằm lòng những nguyên nhân đã, đang và sẽ thể hiện. Đó là môi trường chung của nền kinh tế, “vạ lây” từ thị trường tiền tệ, niềm tin bị thử thách quá lâu dài…
Cụ thể hơn, trong tuần tới, dự báo sẽ có tác động trực tiếp từ số liệu về lạm phát tháng 5, giá dầu thế giới leo thang thúc đẩy khả năng tăng giá xăng dầu trong nước, hệ thống ngân hàng vẫn bóc thêm nguồn vốn từ các tài khoản tham gia đầu tư chứng khoán trước đó, chứng khoán miệt mài xuống giá cũng dẫn đến sự quay lưng của một số nhà đầu tư và khó thu hút lực lượng mới bổ sung…
Nhưng, trong bối cảnh đó vẫn có những điểm sáng giá trị.
Trước hết, trong dữ liệu kết quả giao dịch tuần qua, khối lượng bình quân vẫn đạt khoảng 5,4 triệu đơn vị/phiên, cao hơn nhiều mức bình quân 3,3 triệu đơn vị/phiên của tuần trước. Sự chuyển biến của khối lượng ít nhất cũng cho thấy lực cầu đang bám trụ.
Trong lực cầu đó xuất hiện nhiều lệnh lớn, cho thấy khả năng tổ chức đã bắt đầu vào cuộc, bên cạnh sự nhẫn nại của khối đầu tư nước ngoài. Khối lượng trong giao dịch thỏa thuận tuần này cũng thu hút sự chú ý của giới đầu tư.
VIC là một tâm điểm. Ngoài khối lượng dẫn đầu thị trường (5 triệu đơn vị) còn do có những thông tin về giao dịch lớn của cổ đông nội bộ. DPM cũng nằm trong diện được giao dịch mạnh của các tổ chức với 2,8 triệu đơn vị trong tuần. Hay SSI, kỷ lục giảm sàn không ảnh hưởng nhiều đến tính thanh khoản, đứng thứ 3 trong tốp giao dịch mạnh với hơn 1,4 triệu đơn vị. Rồi STB, PPC…
Những tên tuổi trên áp đảo trong các giao dịch thỏa thuận đang dẫn đến những suy tính khác nhau của nhà đầu tư. Điểm chung là có sự mua vào mạnh của các tổ chức.
Điểm sáng thứ hai thuộc về giao dịch khối đầu tư nước ngoài. Đây dự báo cũng là một nguồn lực chính của tuần tới. Họ vẫn đều đặn mua vào; đặc biệt trong tuần có những phiên chiếm “thị phần” tới trên 70% toàn thị trường. Khối này vẫn đang thể hiện thế mạnh về vốn.
Nhưng điểm sáng tích cực nhất lại có gốc rễ từ chính tác động mạnh, bất lợi nhất trong tuần. Đó là những gì mà đợt biến động lãi suất trên thị trường ngân hàng mang lại.
Cơ chế mới tạo lãi suất huy động của các ngân hàng thêm lực hấp dẫn. Người dân “đổ xô” đi gửi tiết kiệm, trong đó có cả những nhà đầu tư chứng khoán. Thực tế này diễn ra đúng thời điểm mà thị trường chứng khoán cần vốn nhất.
Nhưng đó là sự đánh đổi để có một điểm sáng trong tương lai gần. Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông tin đáng chú ý: Nguồn vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng đã dư thừa. Chính sự chuyển dịch của dòng vốn nói trên đã góp phần tạo thuận lợi để bù đắp tính thanh khoản của các nhà băng.
Tính thanh khoản tốt hơn, ngân hàng bớt áp lực giải chấp chứng khoán cầm cố hoặc bán ra chứng khoán tự doanh. Đây là giá trị cần cho thị trường chứng khoán trong tình thế cung ồ ạt, cầu mong manh hiện nay.
Tính thanh khoản tốt hơn, vốn huy động thuận lợi hơn, hoạt động của hệ thống “mạch chủ” của nền kinh tế ổn định hơn sẽ giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến kênh đầu tư vốn bị “vạ lây” trong suốt thời gian qua.
Trên thực tế, chuyển biến trong hoạt động ngân hàng cũng đã tiếp sức cho cổ phiếu ngành này trên thị trường OTC, hiện đã tăng giá trở lại. Tất nhiên, cũng phải kể đến một nguồn lực mới là loạt thông tin bán tiếp cổ phần giá cao cho đối tác nước ngoài như VPBank, Techcombank, Eximbank… Sự đồng thuận còn lại đang chờ ở STB và ACB trên sàn niêm yết.
Trong tuần qua, dòng lệnh lô nhỏ đè giá tiếp tục xuất hiện. Nhiều mã chỉ có khối lượng giao dịch từ 10 – 100 đơn vị/phiên. Nhìn ở mặt tích cực, đó là sự quan tâm của những nhà đầu tư đang nắm tiền, mong giá thấp hơn nữa để mua vào. Nhưng khó khăn nhất hiện nay là việc “dò đáy” để quyết định xuất vốn.
VN-Index tạm đứng ở 428,05 điểm, “kết quả” của ba tuần sụt giảm nối tiếp, của những kỷ lục giảm sàn của loạt thành viên niêm yết.
Tuần tới, tình thế vẫn khó thay đổi. Bám sát thị trường, hầu hết nhà đầu tư đều nằm lòng những nguyên nhân đã, đang và sẽ thể hiện. Đó là môi trường chung của nền kinh tế, “vạ lây” từ thị trường tiền tệ, niềm tin bị thử thách quá lâu dài…
Cụ thể hơn, trong tuần tới, dự báo sẽ có tác động trực tiếp từ số liệu về lạm phát tháng 5, giá dầu thế giới leo thang thúc đẩy khả năng tăng giá xăng dầu trong nước, hệ thống ngân hàng vẫn bóc thêm nguồn vốn từ các tài khoản tham gia đầu tư chứng khoán trước đó, chứng khoán miệt mài xuống giá cũng dẫn đến sự quay lưng của một số nhà đầu tư và khó thu hút lực lượng mới bổ sung…
Nhưng, trong bối cảnh đó vẫn có những điểm sáng giá trị.
Trước hết, trong dữ liệu kết quả giao dịch tuần qua, khối lượng bình quân vẫn đạt khoảng 5,4 triệu đơn vị/phiên, cao hơn nhiều mức bình quân 3,3 triệu đơn vị/phiên của tuần trước. Sự chuyển biến của khối lượng ít nhất cũng cho thấy lực cầu đang bám trụ.
Trong lực cầu đó xuất hiện nhiều lệnh lớn, cho thấy khả năng tổ chức đã bắt đầu vào cuộc, bên cạnh sự nhẫn nại của khối đầu tư nước ngoài. Khối lượng trong giao dịch thỏa thuận tuần này cũng thu hút sự chú ý của giới đầu tư.
VIC là một tâm điểm. Ngoài khối lượng dẫn đầu thị trường (5 triệu đơn vị) còn do có những thông tin về giao dịch lớn của cổ đông nội bộ. DPM cũng nằm trong diện được giao dịch mạnh của các tổ chức với 2,8 triệu đơn vị trong tuần. Hay SSI, kỷ lục giảm sàn không ảnh hưởng nhiều đến tính thanh khoản, đứng thứ 3 trong tốp giao dịch mạnh với hơn 1,4 triệu đơn vị. Rồi STB, PPC…
Những tên tuổi trên áp đảo trong các giao dịch thỏa thuận đang dẫn đến những suy tính khác nhau của nhà đầu tư. Điểm chung là có sự mua vào mạnh của các tổ chức.
Điểm sáng thứ hai thuộc về giao dịch khối đầu tư nước ngoài. Đây dự báo cũng là một nguồn lực chính của tuần tới. Họ vẫn đều đặn mua vào; đặc biệt trong tuần có những phiên chiếm “thị phần” tới trên 70% toàn thị trường. Khối này vẫn đang thể hiện thế mạnh về vốn.
Nhưng điểm sáng tích cực nhất lại có gốc rễ từ chính tác động mạnh, bất lợi nhất trong tuần. Đó là những gì mà đợt biến động lãi suất trên thị trường ngân hàng mang lại.
Cơ chế mới tạo lãi suất huy động của các ngân hàng thêm lực hấp dẫn. Người dân “đổ xô” đi gửi tiết kiệm, trong đó có cả những nhà đầu tư chứng khoán. Thực tế này diễn ra đúng thời điểm mà thị trường chứng khoán cần vốn nhất.
Nhưng đó là sự đánh đổi để có một điểm sáng trong tương lai gần. Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông tin đáng chú ý: Nguồn vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng đã dư thừa. Chính sự chuyển dịch của dòng vốn nói trên đã góp phần tạo thuận lợi để bù đắp tính thanh khoản của các nhà băng.
Tính thanh khoản tốt hơn, ngân hàng bớt áp lực giải chấp chứng khoán cầm cố hoặc bán ra chứng khoán tự doanh. Đây là giá trị cần cho thị trường chứng khoán trong tình thế cung ồ ạt, cầu mong manh hiện nay.
Tính thanh khoản tốt hơn, vốn huy động thuận lợi hơn, hoạt động của hệ thống “mạch chủ” của nền kinh tế ổn định hơn sẽ giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến kênh đầu tư vốn bị “vạ lây” trong suốt thời gian qua.
Trên thực tế, chuyển biến trong hoạt động ngân hàng cũng đã tiếp sức cho cổ phiếu ngành này trên thị trường OTC, hiện đã tăng giá trở lại. Tất nhiên, cũng phải kể đến một nguồn lực mới là loạt thông tin bán tiếp cổ phần giá cao cho đối tác nước ngoài như VPBank, Techcombank, Eximbank… Sự đồng thuận còn lại đang chờ ở STB và ACB trên sàn niêm yết.
Trong tuần qua, dòng lệnh lô nhỏ đè giá tiếp tục xuất hiện. Nhiều mã chỉ có khối lượng giao dịch từ 10 – 100 đơn vị/phiên. Nhìn ở mặt tích cực, đó là sự quan tâm của những nhà đầu tư đang nắm tiền, mong giá thấp hơn nữa để mua vào. Nhưng khó khăn nhất hiện nay là việc “dò đáy” để quyết định xuất vốn.