Chứng khoán đau đầu vì lãi suất
Câu chuyện lãi suất nổi lên với hàng loạt thông tin khiến giới đầu tư càng ngao ngán
Trong khi câu chuyện lạm phát còn chưa lắng, hàng loạt thông tin về lãi suất huy động cao chót vót lan tràn khắp nơi khiến chứng khoán càng “đuội”.
Càng gần thời điểm cuối tháng, câu chuyện chỉ số giá tiêu dùng (CPI) càng được thị trường quan tâm. Tuy nhiên, một câu chuyện khác cũng không kém phần “hấp dẫn” là hiện tượng bức bối của lãi suất huy động đang khiến kênh đầu tư chứng khoán càng kém hấp dẫn.
Lướt sóng tài ba mấy trong thời điểm này cũng khó kiếm được 19-20% sau khi trừ chi phí, trong khi rủi ro lại cao. Gửi tiết kiệm là một cách bảo toàn vốn tốt, trong khi cũng có thể linh hoạt chuyển sang các kênh đầu tư khác. Ngay với cả tổ chức, kiếm lợi nhuận 20% một năm từ đầu tư đã là thành công trong khi ngồi không gửi tiết kiệm cũng đem lại lợi nhuận tương tự.
Một cách so sánh thường được đề cập là nghịch đảo hệ số P/E của thị trường chứng khoán và so sánh với lãi suất liên ngân hàng. Chẳng hạn P/E bình quân của cả hai sàn niêm yết vào khoảng 10,1 lần (HSX là 10,62 lần và HNX là 7,98 lần) thì E/P xấp xỉ 10,1%. So với lãi suất trên 14% thì rõ ràng gửi tiền ở ngân hàng hấp dẫn hơn.
Dĩ nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng “chịu” cảnh om tiền như vậy, đồng thời lướt sóng thành công trong tháng cũng có triển vọng kiếm được 10-15% lợi nhuận nếu khéo. Tuy nhiên việc ra quyết định trên thị trường lúc này không dễ vì sóng gần như không có.
Một vài cổ phiếu hiếm hoi đi ngược thị trường thì rủi ro thanh khoản quá cao hoặc khả năng phát hiện tín hiệu khởi đầu con sóng không dễ. Đa số cổ phiếu đem lại lợi nhuận trong hai tháng gần đây chỉ giành cho một số ít nhà đầu tư.
Câu chuyện CPI không còn được quan tâm nhiều như tháng trước, vì thị trường đều đoán được mức tăng tháng 5 sẽ thấp hơn đỉnh tháng 4. Chính sách thắt chặt tiền tệ bắt đầu ngấm dần vào đời sống và hoạt động của nền kinh tế, nên gần như chắc chắn CPI theo tháng đã đạt đỉnh. Thay vào đó, câu chuyện lãi suất nổi lên với hàng loạt thông tin khiến giới đầu tư càng ngao ngán.
Giới đầu tư chứng khoán là một trong những khách hàng rất tiềm năng của cán bộ tín dụng. Vốn tương đối, dễ thỏa thuận, lúc này lại là thời điểm nhàn rỗi nhất nên xu hướng gửi tiết kiệm kỳ hạn dễ được chấp nhận. Trần lãi suất huy động 14% hiện được xem như chuyện tiếu lâm vì ai cũng có thể đàm phán được mức lãi suất cao hơn, trừ những người “mù” thông tin hoặc không muốn đổi kỳ hạn.
Bất chấp những thống kê chính thức của Ngân hàng nhà nước về mức lãi suất huy động VND bình quân trong tháng 4 là 13,41%/năm, lãi suất thực trên thị trường đã lên tới 17%-18%. Điều này quá dễ hiểu vì mức trần 14% quá thấp so với lạm phát. CPI đến tháng 4 đã tăng 17,5% thì việc gửi tiền theo quy định là thực âm. Với những món tiền gửi lớn, lãi suất gửi còn có thể đàm phán cao hơn.
Với cách so sánh đơn giản giữa P/E của thị trường chứng khoán với lãi suất như đã nói ở trên, có hai cách để tăng hấp dẫn của kênh đầu tư chứng khoán. Một là giá cổ phiếu phải giảm thêm nữa để nghịch đảo hệ số P/E cao lên. Hai là giảm lãi suất xuống thấp hơn mức nghịch đảo hiện tại.
Trong quá khứ các đợt tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán thường gắn với các mức lãi suất gửi và cho vay thấp. Điều này là biểu hiện của sự nới lỏng tiền tệ. Giá trị giao dịch trên thị trường tăng cao một phần vì dòng tiền đầu tư chọn kênh chứng khoán, một phần nhờ đòn bẩy. Với mặt bằng lãi suất cao hiện tại, không những dòng vốn tạm thời ưu tiên kênh tiết kiệm, mà khả năng sử dụng đòn bẩy của nhà đầu tư cũng hạn chế rất nhiều.
Từ đầu tháng 4 đến nay, hàng loạt công ty chứng khoán nhiều lần điều chỉnh tăng lãi suất hỗ trợ vốn. Chỉ riêng trong tuần này đã có ít nhất 5 công ty tăng lãi suất lên cho cả dịch vụ ứng trước tiền bán và hợp tác kinh doanh, hợp đồng repo. Với mức lãi suất bình quân 25%-27%/năm, việc sử dụng đòn bẩy trở nên quá rủi ro.
Cuối tuần này, các thông tin về CPI sẽ được đưa ra. Việc dự đoán CPI tháng 5 có lẽ không quan trọng, dù vẫn có một số ý kiến xác định quanh mức 2%. Các tổ chức cũng thay đổi phán đoán liên tục. HSC mới tuần trước dự đoán CPI tháng 5 sẽ tăng khoảng 1,5% thì hôm qua đã nâng lên 1,9%. Với mức tăng CPI tháng 4 tới 3,32%, khó có thể tưởng tưởng CPI tháng 5 sẽ vượt qua mức này. Nếu CPI không có mức giảm đáng kể, thị trường sẽ thất vọng lớn.
Tuy nhiên, vẫn còn hai câu hỏi khiến thị trường đau đầu. CPI tháng 5 giảm ở mức nào sẽ được cho là thỏa mãn kỳ vọng? Câu hỏi quan trọng hơn là CPI giảm thì khi nào lãi suất sẽ giảm? CPI giảm thì gần như chắc chắn, nhưng khi lãi suất còn cao chót vót như vậy, doanh nghiệp lao đao, dòng vốn đầu tư bị thu hẹp, thị trường chứng khoán vẫn còn rủi ro.
Càng gần thời điểm cuối tháng, câu chuyện chỉ số giá tiêu dùng (CPI) càng được thị trường quan tâm. Tuy nhiên, một câu chuyện khác cũng không kém phần “hấp dẫn” là hiện tượng bức bối của lãi suất huy động đang khiến kênh đầu tư chứng khoán càng kém hấp dẫn.
Lướt sóng tài ba mấy trong thời điểm này cũng khó kiếm được 19-20% sau khi trừ chi phí, trong khi rủi ro lại cao. Gửi tiết kiệm là một cách bảo toàn vốn tốt, trong khi cũng có thể linh hoạt chuyển sang các kênh đầu tư khác. Ngay với cả tổ chức, kiếm lợi nhuận 20% một năm từ đầu tư đã là thành công trong khi ngồi không gửi tiết kiệm cũng đem lại lợi nhuận tương tự.
Một cách so sánh thường được đề cập là nghịch đảo hệ số P/E của thị trường chứng khoán và so sánh với lãi suất liên ngân hàng. Chẳng hạn P/E bình quân của cả hai sàn niêm yết vào khoảng 10,1 lần (HSX là 10,62 lần và HNX là 7,98 lần) thì E/P xấp xỉ 10,1%. So với lãi suất trên 14% thì rõ ràng gửi tiền ở ngân hàng hấp dẫn hơn.
Dĩ nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng “chịu” cảnh om tiền như vậy, đồng thời lướt sóng thành công trong tháng cũng có triển vọng kiếm được 10-15% lợi nhuận nếu khéo. Tuy nhiên việc ra quyết định trên thị trường lúc này không dễ vì sóng gần như không có.
Một vài cổ phiếu hiếm hoi đi ngược thị trường thì rủi ro thanh khoản quá cao hoặc khả năng phát hiện tín hiệu khởi đầu con sóng không dễ. Đa số cổ phiếu đem lại lợi nhuận trong hai tháng gần đây chỉ giành cho một số ít nhà đầu tư.
Câu chuyện CPI không còn được quan tâm nhiều như tháng trước, vì thị trường đều đoán được mức tăng tháng 5 sẽ thấp hơn đỉnh tháng 4. Chính sách thắt chặt tiền tệ bắt đầu ngấm dần vào đời sống và hoạt động của nền kinh tế, nên gần như chắc chắn CPI theo tháng đã đạt đỉnh. Thay vào đó, câu chuyện lãi suất nổi lên với hàng loạt thông tin khiến giới đầu tư càng ngao ngán.
Giới đầu tư chứng khoán là một trong những khách hàng rất tiềm năng của cán bộ tín dụng. Vốn tương đối, dễ thỏa thuận, lúc này lại là thời điểm nhàn rỗi nhất nên xu hướng gửi tiết kiệm kỳ hạn dễ được chấp nhận. Trần lãi suất huy động 14% hiện được xem như chuyện tiếu lâm vì ai cũng có thể đàm phán được mức lãi suất cao hơn, trừ những người “mù” thông tin hoặc không muốn đổi kỳ hạn.
Bất chấp những thống kê chính thức của Ngân hàng nhà nước về mức lãi suất huy động VND bình quân trong tháng 4 là 13,41%/năm, lãi suất thực trên thị trường đã lên tới 17%-18%. Điều này quá dễ hiểu vì mức trần 14% quá thấp so với lạm phát. CPI đến tháng 4 đã tăng 17,5% thì việc gửi tiền theo quy định là thực âm. Với những món tiền gửi lớn, lãi suất gửi còn có thể đàm phán cao hơn.
Với cách so sánh đơn giản giữa P/E của thị trường chứng khoán với lãi suất như đã nói ở trên, có hai cách để tăng hấp dẫn của kênh đầu tư chứng khoán. Một là giá cổ phiếu phải giảm thêm nữa để nghịch đảo hệ số P/E cao lên. Hai là giảm lãi suất xuống thấp hơn mức nghịch đảo hiện tại.
Trong quá khứ các đợt tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán thường gắn với các mức lãi suất gửi và cho vay thấp. Điều này là biểu hiện của sự nới lỏng tiền tệ. Giá trị giao dịch trên thị trường tăng cao một phần vì dòng tiền đầu tư chọn kênh chứng khoán, một phần nhờ đòn bẩy. Với mặt bằng lãi suất cao hiện tại, không những dòng vốn tạm thời ưu tiên kênh tiết kiệm, mà khả năng sử dụng đòn bẩy của nhà đầu tư cũng hạn chế rất nhiều.
Từ đầu tháng 4 đến nay, hàng loạt công ty chứng khoán nhiều lần điều chỉnh tăng lãi suất hỗ trợ vốn. Chỉ riêng trong tuần này đã có ít nhất 5 công ty tăng lãi suất lên cho cả dịch vụ ứng trước tiền bán và hợp tác kinh doanh, hợp đồng repo. Với mức lãi suất bình quân 25%-27%/năm, việc sử dụng đòn bẩy trở nên quá rủi ro.
Cuối tuần này, các thông tin về CPI sẽ được đưa ra. Việc dự đoán CPI tháng 5 có lẽ không quan trọng, dù vẫn có một số ý kiến xác định quanh mức 2%. Các tổ chức cũng thay đổi phán đoán liên tục. HSC mới tuần trước dự đoán CPI tháng 5 sẽ tăng khoảng 1,5% thì hôm qua đã nâng lên 1,9%. Với mức tăng CPI tháng 4 tới 3,32%, khó có thể tưởng tưởng CPI tháng 5 sẽ vượt qua mức này. Nếu CPI không có mức giảm đáng kể, thị trường sẽ thất vọng lớn.
Tuy nhiên, vẫn còn hai câu hỏi khiến thị trường đau đầu. CPI tháng 5 giảm ở mức nào sẽ được cho là thỏa mãn kỳ vọng? Câu hỏi quan trọng hơn là CPI giảm thì khi nào lãi suất sẽ giảm? CPI giảm thì gần như chắc chắn, nhưng khi lãi suất còn cao chót vót như vậy, doanh nghiệp lao đao, dòng vốn đầu tư bị thu hẹp, thị trường chứng khoán vẫn còn rủi ro.