Chứng khoán: Khi niềm tin là tất cả
Chưa bao giờ có một chu kỳ tăng mạnh trong một thời gian ngắn như lúc này
Trong tất cả các đợt tăng giá nóng nhất từ trước tới nay của thị trường chứng khoán Việt Nam, chưa bao giờ có một chu kỳ tăng mạnh trong một thời gian ngắn như lúc này, kể cả thời điểm thăng hoa nhất năm 2007.
Nếu có gì có thể giải thích được thì đó chỉ có thể là niềm tin vào khả năng phục hồi sớm của nền kinh tế và đi kèm với đó là quyết định đổ vốn một cách dễ dãi để nắm bắt cơ hội bắt đáy khủng hoảng. Ngay cả báo cáo của các tổ chức cũng phải "đảo chiều" chóng mặt!
Chữ V hay chữ W?
Chỉ cách đây hơn một tháng, khi thị trường chứng khoán toàn cầu đã có những phục hồi đáng kinh ngạc thì những phân tích về cơ hội phục hồi của nền kinh tế thế giới vẫn rất thận trọng.
Điều này không có gì ngạc nhiên khi tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lại gây ra phản ứng dây chuyền mạnh như vậy, kéo lùi cả hoạt động sản xuất. Những mô hình phục hồi kinh tế được nói đến nhiều là mô hình chữ W (tăng trưởng, giảm trở lại trước khi tăng trưởng tiếp cao hơn), mô hình chữ U (phục hồi chậm chạp), hay mô hình chữ L (diễn biến trì trệ).
Mô hình chữ V không được đề cập đến nhiều vì sẽ rất khó tưởng tượng cuộc khủng hoảng toàn cầu thường được so sánh với cuộc đại khủng hoảng năm 1929 - 1930 lại có thể qua đi một cách dễ dàng như vậy.
Báo cáo mới nhất về triển vọng kinh tế toàn cầu ngày 2/6 của HSBC đã đưa ra một khả năng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu theo mô hình chữ V, dù trước đó những phân tích của tổ chức này vẫn rất thận trọng.
Nhóm nghiên cứu đã căn cứ vào diễn biến của tỉ lệ điều chỉnh tăng lợi nhuận dự báo đối với chỉ số FTSE toàn cầu và nhận thấy có sự thay đổi chóng mặt: Tháng 1/2009, chỉ số này đạt mức thấp kỷ lục 13%. Đây cũng là thời điểm khắp nơi lan rộng những thông tin phá sản, thất nghiệp, suy giảm tăng trưởng và nỗi sợ khủng hoảng gia tăng. Tuy nhiên chỉ trong vòng 5 tháng, chỉ số này đã tăng vọt đạt mức 45%.
"Đã có sự đảo chiều khá ấn tượng và có thể cho chúng ta thấy rằng đáy của chu kỳ khủng hoảng đã ở đằng sau. Trong trường hợp của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không kể Nhật Bản), chúng tôi đã nhận thấy tỉ lệ này tăng cao nhất ở mức 54%. Theo quan điểm của chúng tôi, điểm đáy của cuộc "đại suy thoái" đã qua đi. Phải thừa nhận rằng nửa đầu của mô hình W có thể giống như mô hình V và do đó không nên bỏ qua mô hình chữ W trong một số giai đoạn. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tỉ lệ này khó có thể giảm sâu như trước và như vậy mô hình chữa W khó xảy ra", báo cáo nhận xét.
Đối với thị trường chứng khoán toàn cầu, những nghi ngờ về sự phục hồi vẫn còn. Mô hình chữ V hay chữ W vẫn còn được tranh luận. Những quan điểm đầu tư bảo thủ vẫn đang chờ đợi một sự suy giảm để kiểm tra lại đáy. Tuy nhiên, cũng đã có quan điểm cho rằng với tốc độ phục hồi mạnh như vừa qua, khả năng kiểm tra lại đáy cũng có thể xảy ra nhưng việc rơi trở lại đáy cũ dường như quá hoang tưởng. Do đó, đáy kế tiếp có thể sẽ cao hơn nhiều đáy cũ và mô hình W khó có thể cân xứng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn
Báo cáo điều tra triển vọng và cơ hội đầu tư tại Việt Nam của Tập đoàn Grant Thornton tháng 5 vừa qua cho thấy nhiều điểm tích cực.
Báo cáo phỏng vấn 169 đại diện thuộc nhiều lĩnh vực về triển vọng kinh tế, đánh giá cơ hội cũng như ưu tiên phân bổ tiền vào các kênh đầu tư. Những dự báo về tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vừa qua rất khác biệt, từ 0,3% tới 6%.
Theo bảng khảo sát của Grant Thornton, đánh giá về triển vọng chung của nền kinh tế 2009, 37% ý kiến tiêu cực, 36% đánh giá tích cực và 27% bình thường. Tuy nhiên, dưới góc độ cơ hội đầu tư, Việt Nam được đánh giá cao hơn cả Trung Quốc và Thái Lan - hai địa bàn cạnh tranh truyền thống: 67% ý kiến cho rằng Việt Nam là địa điểm đầu tư hấp dẫn hơn, trong đó 42% có kế hoạch tăng mức phân bổ danh mục đầu tư tại Việt Nam. Hai lĩnh vực nhận được sự quan tâm là bất động sản và chứng khoán niêm yết với mức tăng danh mục 8,5%. Lý do chính là sự sụt giảm giá quá mức thời gian qua đã khiến hai lĩnh vực này được xem là có triển vọng phục hồi mạnh nhất.
Khó có thể nói những điều tra trên phản ánh đầy đủ quyết định của các bộ phận tham gia thị trường. Tuy nhiên, có một thực tế là quy mô giao dịch của thị trường hằng ngày đang tăng lên rất nhanh.
Theo bà Vũ Thị Kim Liên, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, có sự dịch chuyển mạnh giữa các kênh đầu tư như tiền gửi ngân hàng, bất động sản, vàng... sang chứng khoán. Số lượng tài khoản chứng khoán tăng hơn 20.000 tài khoản trong vài tháng qua là một minh chứng. Vốn nước ngoài sau một thời gian chảy ròng ra khỏi Việt Nam, nay đã bắt đầu có tăng trưởng dương (trong tháng 4 và tuần đầu tháng 5, lượng vốn vào ròng là 21,6 triệu USD).
Hoàng Nguyên (Lao Động)
Nếu có gì có thể giải thích được thì đó chỉ có thể là niềm tin vào khả năng phục hồi sớm của nền kinh tế và đi kèm với đó là quyết định đổ vốn một cách dễ dãi để nắm bắt cơ hội bắt đáy khủng hoảng. Ngay cả báo cáo của các tổ chức cũng phải "đảo chiều" chóng mặt!
Chữ V hay chữ W?
Chỉ cách đây hơn một tháng, khi thị trường chứng khoán toàn cầu đã có những phục hồi đáng kinh ngạc thì những phân tích về cơ hội phục hồi của nền kinh tế thế giới vẫn rất thận trọng.
Điều này không có gì ngạc nhiên khi tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lại gây ra phản ứng dây chuyền mạnh như vậy, kéo lùi cả hoạt động sản xuất. Những mô hình phục hồi kinh tế được nói đến nhiều là mô hình chữ W (tăng trưởng, giảm trở lại trước khi tăng trưởng tiếp cao hơn), mô hình chữ U (phục hồi chậm chạp), hay mô hình chữ L (diễn biến trì trệ).
Mô hình chữ V không được đề cập đến nhiều vì sẽ rất khó tưởng tượng cuộc khủng hoảng toàn cầu thường được so sánh với cuộc đại khủng hoảng năm 1929 - 1930 lại có thể qua đi một cách dễ dàng như vậy.
Báo cáo mới nhất về triển vọng kinh tế toàn cầu ngày 2/6 của HSBC đã đưa ra một khả năng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu theo mô hình chữ V, dù trước đó những phân tích của tổ chức này vẫn rất thận trọng.
Nhóm nghiên cứu đã căn cứ vào diễn biến của tỉ lệ điều chỉnh tăng lợi nhuận dự báo đối với chỉ số FTSE toàn cầu và nhận thấy có sự thay đổi chóng mặt: Tháng 1/2009, chỉ số này đạt mức thấp kỷ lục 13%. Đây cũng là thời điểm khắp nơi lan rộng những thông tin phá sản, thất nghiệp, suy giảm tăng trưởng và nỗi sợ khủng hoảng gia tăng. Tuy nhiên chỉ trong vòng 5 tháng, chỉ số này đã tăng vọt đạt mức 45%.
"Đã có sự đảo chiều khá ấn tượng và có thể cho chúng ta thấy rằng đáy của chu kỳ khủng hoảng đã ở đằng sau. Trong trường hợp của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không kể Nhật Bản), chúng tôi đã nhận thấy tỉ lệ này tăng cao nhất ở mức 54%. Theo quan điểm của chúng tôi, điểm đáy của cuộc "đại suy thoái" đã qua đi. Phải thừa nhận rằng nửa đầu của mô hình W có thể giống như mô hình V và do đó không nên bỏ qua mô hình chữ W trong một số giai đoạn. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tỉ lệ này khó có thể giảm sâu như trước và như vậy mô hình chữa W khó xảy ra", báo cáo nhận xét.
Đối với thị trường chứng khoán toàn cầu, những nghi ngờ về sự phục hồi vẫn còn. Mô hình chữ V hay chữ W vẫn còn được tranh luận. Những quan điểm đầu tư bảo thủ vẫn đang chờ đợi một sự suy giảm để kiểm tra lại đáy. Tuy nhiên, cũng đã có quan điểm cho rằng với tốc độ phục hồi mạnh như vừa qua, khả năng kiểm tra lại đáy cũng có thể xảy ra nhưng việc rơi trở lại đáy cũ dường như quá hoang tưởng. Do đó, đáy kế tiếp có thể sẽ cao hơn nhiều đáy cũ và mô hình W khó có thể cân xứng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn
Báo cáo điều tra triển vọng và cơ hội đầu tư tại Việt Nam của Tập đoàn Grant Thornton tháng 5 vừa qua cho thấy nhiều điểm tích cực.
Báo cáo phỏng vấn 169 đại diện thuộc nhiều lĩnh vực về triển vọng kinh tế, đánh giá cơ hội cũng như ưu tiên phân bổ tiền vào các kênh đầu tư. Những dự báo về tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vừa qua rất khác biệt, từ 0,3% tới 6%.
Theo bảng khảo sát của Grant Thornton, đánh giá về triển vọng chung của nền kinh tế 2009, 37% ý kiến tiêu cực, 36% đánh giá tích cực và 27% bình thường. Tuy nhiên, dưới góc độ cơ hội đầu tư, Việt Nam được đánh giá cao hơn cả Trung Quốc và Thái Lan - hai địa bàn cạnh tranh truyền thống: 67% ý kiến cho rằng Việt Nam là địa điểm đầu tư hấp dẫn hơn, trong đó 42% có kế hoạch tăng mức phân bổ danh mục đầu tư tại Việt Nam. Hai lĩnh vực nhận được sự quan tâm là bất động sản và chứng khoán niêm yết với mức tăng danh mục 8,5%. Lý do chính là sự sụt giảm giá quá mức thời gian qua đã khiến hai lĩnh vực này được xem là có triển vọng phục hồi mạnh nhất.
Khó có thể nói những điều tra trên phản ánh đầy đủ quyết định của các bộ phận tham gia thị trường. Tuy nhiên, có một thực tế là quy mô giao dịch của thị trường hằng ngày đang tăng lên rất nhanh.
Theo bà Vũ Thị Kim Liên, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, có sự dịch chuyển mạnh giữa các kênh đầu tư như tiền gửi ngân hàng, bất động sản, vàng... sang chứng khoán. Số lượng tài khoản chứng khoán tăng hơn 20.000 tài khoản trong vài tháng qua là một minh chứng. Vốn nước ngoài sau một thời gian chảy ròng ra khỏi Việt Nam, nay đã bắt đầu có tăng trưởng dương (trong tháng 4 và tuần đầu tháng 5, lượng vốn vào ròng là 21,6 triệu USD).
Hoàng Nguyên (Lao Động)