Chứng khoán Mỹ bất ngờ tăng vọt
Ngày 28/10, chứng khoán Phố Wall tăng trên 10% nhờ hy vọng về đợt cắt giảm lãi suất cơ bản trên diện rộng
Ngày 28/10, chứng khoán Phố Wall tăng trên 10% nhờ hy vọng về đợt cắt giảm lãi suất cơ bản trên diện rộng.
Các chỉ số đều tăng trên 10%
Ngày 28/10, tổ chức nghiên cứu Conference Board cho biết, chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Mỹ trong tháng 10 xuống mức kỷ lục trong 41 năm qua do bị tác tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính và tình trạng thất nghiệp tăng cao…
Theo đó, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 10/2008 đã xuống 38 điểm, từ 61,4 điểm trong tháng 9/2008, mức thấp nhất kể từ năm 1967.
Một thông tin đáng chú ý khác liên quan đến kế hoạch sáp nhập giữa hai nhà sản xuất ôtô lớn của Mỹ. Theo đó, hai tập đoàn General Motors và Cerberus Capital Management vừa cầu viện Chính phủ Mỹ hỗ trợ 10 tỷ USD cho việc sáp nhập giữa GM và Chrysler.
Hiện Bộ Tài chính Mỹ đang xem xét đề nghị của hai tập đoàn này và kết quả cuối cùng dự kiến sẽ được công bố trong tuần này.
Liên quan đến kết quả kinh doanh của các tập đoàn trong chỉ số S&P 500, tính đến ngày 28/10, đã có 227 tập đoàn trong số 500 tập đoàn có cổ phiếu trong chỉ số này đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2008.
Theo đó, có 138 tập đoàn (chiếm 61%) đã có kết quả vượt mong đợi của giới phân tích; 25 tập đoàn (11%) có kết quả kinh doanh đáp ứng kỳ vọng; 64 tập đoàn (28%) có kết quả thấp hơn kỳ vọng.
Như vậy, trong thời kỳ khủng hoảng tài chính lan rộng và để lại nhiều hậu quả nặng nề, việc số lượng các tập đoàn có kết quả kinh doanh vượt trên mong đợi như vậy sẽ là một cứu cánh quan trọng cho thị trường chứng khoán Phố Wall.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục có phiên tăng điểm kỷ lục trong tháng 10 do các nhà đầu tư hy vọng nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản.
Bên cạnh đó, sau nhiều ngày giảm điểm xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm qua nên đã hấp dẫn nhà đầu tư tăng mạnh mua vào với hy vọng kiếm lời từ các đợt phục hồi kỹ thuật.
Các nhà đầu tư ở Phố Wall tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản xuống 1%/năm. Trong khi đó, thông tin Ngân hàng Trung ương Nhật có thể sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản đối với đồng Yên xuống dưới 0,5%/năm trong tuần này; Ngân hàng Trung ương Anh, Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng sẽ cắt giảm lãi suất trong tuần tới - đã tạo ra những tín hiệu tích cực và tạo lòng tin với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Ngay khi thị trường bước vào phiên giao dịch, các chỉ số chứng khoán đã tăng mạnh nhưng đến khoảng 10 giờ (giờ địa phương), các chỉ số đã dần đi xuống do thông tin về chỉ số lòng tin người tiêu dùng Mỹ xuống mức thấp nhất trong hơn 40 năm qua.
Sau đó, thị trường lại trong xu hướng tăng giảm trong biên độ không đáng kể. Bất ngờ lớn nhất và tạo nên kịch tính nhất khi bắt đầu từ 13 giờ chiều, cả ba chỉ số đồng loạt tăng mạnh và duy trì đà tăng đó cho đến hết ngày giao dịch.
Biểu đồ của các chỉ số chứng khoán đã tạo nên một sự bất thường khi mức độ tăng giá quá cao trong một quãng thời gian ngắn.
Biểu đồ chỉ số Dow Jones trong hai ngày 27 và 28/10 - Ảnh: Reuters.
Trong tháng 10, đây là ngày thứ hai chứng khoán Mỹ đã tăng điểm kỷ lục tạo nên sự bất thường của thị trường. Trước đó ngày 13/10, chỉ số Dow Jones thậm chí còn tăng 936,42 điểm và S&P 500 lên 104,13 điểm.
Tuy nhiên, kể từ ngày 13/10 đến ngày 27/10, chứng khoán Mỹ vẫn trong xu hướng đi xuống.
Trong phiên này, cổ phiếu khối năng lượng như Exxon Mobil và Chevron cùng tăng trên 13%, cổ phiếu hãng Boeing lên 15,5%, cổ phiếu Wal-Mart tiến thêm 11,1%, AT&T tăng 13,2%, General Motors tiến thêm 14,68%, Morgan Stanley lên 10,71%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 10,88% điểm, tương đương 10,88%, đóng cửa ở mức 9.065,12.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 143,57 điểm, tương đương 9,53%, chốt ở mức 1.649,47.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 91,59 điểm, tương đương 10,79%, đóng cửa ở mức 940,51.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,73 tỷ cổ phiếu. Tại sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch đạt 2,77 tỷ cổ phiếu. Thị trường cứ có 4 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu mất điểm.
* Giá dầu kỳ hạn giao tháng 12 tại NYMEX trong ngày 28/10 đã giảm 49 cent/thùng, tương đương -0,78%, đóng cửa ở mức 62,73 USD/thùng.
Chứng khoán châu Âu: Thị trường Đức tăng 11,28%
Sau 5 ngày mất điểm liên tiếp trước đó, chứng khoán châu Âu đã tăng điểm trở lại trong ngày 28/10, trong đó, ấn tượng nhất là biên độ tăng trên 11% của thị trường chứng khoán Đức.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất ôtô tăng vọt, trong đó, cổ phiếu Volkswagen tăng tới 80% nhờ kết quả kinh doanh của hãng khả quan, cổ phiếu Porsche tăng 9,9%.
Tuy nhiên cổ phiếu khối ngân hàng tiếp tục mất điểm mạnh trong phiên này, trong đó, cổ phiếu BNP Paribas giảm 10,4$, cổ phiếu Deutsche Bank hạ 13,3%, cổ phiếu Credit Agricole mất 13,4%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 73,79 điểm, tương đương 1,92%, đóng cửa ở mức 3.926,38, khối lượng giao dịch đạt 2,5 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 11,28%, khối lượng giao dịch đạt 197 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,55%, khối lượng giao dịch đạt 230 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á bất ngờ phục hồi mạnh
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Ba tăng mạnh do cổ phiếu các nhà xuất khẩu lên điểm nhờ đồng Yên giảm giá so với USD. Khối lượng giao dịch phiên này tăng vọt do nhà đầu tư nhận thấy chỉ số Nikkei 225 hôm đầu tuần đã xuống dưới 7.000 điểm (được thiết lập năm 1982) nên đã tăng mạnh mua vào nhằm kiếm tìm lợi nhuận từ các đợt phục hồi kỹ thuật.
Trong phiên này, cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn tăng mạnh, trong đó, cổ phiếu của Honda tăng 14%, cổ phiếu Toyota lên 7,8%, cổ phiếu Sony tiến thêm 9,6%.
Trái ngược với đà tăng ấn tượng của cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn, cổ phiếu khối ngân hàng phiên này tiếp tục giảm điểm do lo ngại khả năng phải tăng vốn để bù lỗ các khoản kinh doanh, trong đó cổ phiếu của Mitsubishi UFJ giảm 5,5%, cổ phiếu Mizuho mất 6,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 459,02 điểm, tương đương 6,41%, đóng cửa ở mức 7.621,92, giảm 32% trong tháng 10/2008. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 3,2 tỷ cổ phiếu.
Liên quan đến thị trường Hàn Quốc, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng nước này trong tháng 10 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tháng qua do đồng Won mất giá mạnh so với USD và sự gia tăng những lo ngại về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong một nỗ lực nhằm làm dịu hơn diễn biến trên thị trường tiền tệ, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) cho biết sẽ bán 830 triệu USD trái phiếu có kỳ hạn 3 tháng bằng USD cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Bên cạnh đó, Ngân hàng Kookmin cũng cho biết đã nhận được sự đồng ý của FED để bán trái phiếu trực tiếp tại Mỹ.
Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng vừa thông báo sẽ lần đầu tiêu mua lại trái phiếu do các ngân hàng của nước này phát hành. Trước những thông báo mới, thị trường tiền tệ Hàn Quốc đã không biến động mạnh như trước đó.
Diễn biến trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc phiên này đã có những chuyển biến tích cực hơn khi chỉ số KOSPI tăng 52,71 điểm, tương đương 5,57%, chốt ở mức 999,16.
Trong khi đó, bất ngờ lớn nhất đã đến với thị trường Hồng Kông khi chỉ số Hang Seng tăng tới 14,35%, đối lập với mức sụt giảm 13% của phiên trước đó.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này lên 0,76%; chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 1,34%; chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 2,81%.
Các chỉ số đều tăng trên 10%
Ngày 28/10, tổ chức nghiên cứu Conference Board cho biết, chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Mỹ trong tháng 10 xuống mức kỷ lục trong 41 năm qua do bị tác tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính và tình trạng thất nghiệp tăng cao…
Theo đó, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 10/2008 đã xuống 38 điểm, từ 61,4 điểm trong tháng 9/2008, mức thấp nhất kể từ năm 1967.
Một thông tin đáng chú ý khác liên quan đến kế hoạch sáp nhập giữa hai nhà sản xuất ôtô lớn của Mỹ. Theo đó, hai tập đoàn General Motors và Cerberus Capital Management vừa cầu viện Chính phủ Mỹ hỗ trợ 10 tỷ USD cho việc sáp nhập giữa GM và Chrysler.
Hiện Bộ Tài chính Mỹ đang xem xét đề nghị của hai tập đoàn này và kết quả cuối cùng dự kiến sẽ được công bố trong tuần này.
Liên quan đến kết quả kinh doanh của các tập đoàn trong chỉ số S&P 500, tính đến ngày 28/10, đã có 227 tập đoàn trong số 500 tập đoàn có cổ phiếu trong chỉ số này đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2008.
Theo đó, có 138 tập đoàn (chiếm 61%) đã có kết quả vượt mong đợi của giới phân tích; 25 tập đoàn (11%) có kết quả kinh doanh đáp ứng kỳ vọng; 64 tập đoàn (28%) có kết quả thấp hơn kỳ vọng.
Như vậy, trong thời kỳ khủng hoảng tài chính lan rộng và để lại nhiều hậu quả nặng nề, việc số lượng các tập đoàn có kết quả kinh doanh vượt trên mong đợi như vậy sẽ là một cứu cánh quan trọng cho thị trường chứng khoán Phố Wall.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục có phiên tăng điểm kỷ lục trong tháng 10 do các nhà đầu tư hy vọng nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản.
Bên cạnh đó, sau nhiều ngày giảm điểm xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm qua nên đã hấp dẫn nhà đầu tư tăng mạnh mua vào với hy vọng kiếm lời từ các đợt phục hồi kỹ thuật.
Các nhà đầu tư ở Phố Wall tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản xuống 1%/năm. Trong khi đó, thông tin Ngân hàng Trung ương Nhật có thể sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản đối với đồng Yên xuống dưới 0,5%/năm trong tuần này; Ngân hàng Trung ương Anh, Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng sẽ cắt giảm lãi suất trong tuần tới - đã tạo ra những tín hiệu tích cực và tạo lòng tin với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Ngay khi thị trường bước vào phiên giao dịch, các chỉ số chứng khoán đã tăng mạnh nhưng đến khoảng 10 giờ (giờ địa phương), các chỉ số đã dần đi xuống do thông tin về chỉ số lòng tin người tiêu dùng Mỹ xuống mức thấp nhất trong hơn 40 năm qua.
Sau đó, thị trường lại trong xu hướng tăng giảm trong biên độ không đáng kể. Bất ngờ lớn nhất và tạo nên kịch tính nhất khi bắt đầu từ 13 giờ chiều, cả ba chỉ số đồng loạt tăng mạnh và duy trì đà tăng đó cho đến hết ngày giao dịch.
Biểu đồ của các chỉ số chứng khoán đã tạo nên một sự bất thường khi mức độ tăng giá quá cao trong một quãng thời gian ngắn.
Biểu đồ chỉ số Dow Jones trong hai ngày 27 và 28/10 - Ảnh: Reuters.
Trong tháng 10, đây là ngày thứ hai chứng khoán Mỹ đã tăng điểm kỷ lục tạo nên sự bất thường của thị trường. Trước đó ngày 13/10, chỉ số Dow Jones thậm chí còn tăng 936,42 điểm và S&P 500 lên 104,13 điểm.
Tuy nhiên, kể từ ngày 13/10 đến ngày 27/10, chứng khoán Mỹ vẫn trong xu hướng đi xuống.
Trong phiên này, cổ phiếu khối năng lượng như Exxon Mobil và Chevron cùng tăng trên 13%, cổ phiếu hãng Boeing lên 15,5%, cổ phiếu Wal-Mart tiến thêm 11,1%, AT&T tăng 13,2%, General Motors tiến thêm 14,68%, Morgan Stanley lên 10,71%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 10,88% điểm, tương đương 10,88%, đóng cửa ở mức 9.065,12.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 143,57 điểm, tương đương 9,53%, chốt ở mức 1.649,47.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 91,59 điểm, tương đương 10,79%, đóng cửa ở mức 940,51.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,73 tỷ cổ phiếu. Tại sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch đạt 2,77 tỷ cổ phiếu. Thị trường cứ có 4 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu mất điểm.
* Giá dầu kỳ hạn giao tháng 12 tại NYMEX trong ngày 28/10 đã giảm 49 cent/thùng, tương đương -0,78%, đóng cửa ở mức 62,73 USD/thùng.
Chứng khoán châu Âu: Thị trường Đức tăng 11,28%
Sau 5 ngày mất điểm liên tiếp trước đó, chứng khoán châu Âu đã tăng điểm trở lại trong ngày 28/10, trong đó, ấn tượng nhất là biên độ tăng trên 11% của thị trường chứng khoán Đức.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất ôtô tăng vọt, trong đó, cổ phiếu Volkswagen tăng tới 80% nhờ kết quả kinh doanh của hãng khả quan, cổ phiếu Porsche tăng 9,9%.
Tuy nhiên cổ phiếu khối ngân hàng tiếp tục mất điểm mạnh trong phiên này, trong đó, cổ phiếu BNP Paribas giảm 10,4$, cổ phiếu Deutsche Bank hạ 13,3%, cổ phiếu Credit Agricole mất 13,4%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 73,79 điểm, tương đương 1,92%, đóng cửa ở mức 3.926,38, khối lượng giao dịch đạt 2,5 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 11,28%, khối lượng giao dịch đạt 197 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,55%, khối lượng giao dịch đạt 230 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á bất ngờ phục hồi mạnh
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Ba tăng mạnh do cổ phiếu các nhà xuất khẩu lên điểm nhờ đồng Yên giảm giá so với USD. Khối lượng giao dịch phiên này tăng vọt do nhà đầu tư nhận thấy chỉ số Nikkei 225 hôm đầu tuần đã xuống dưới 7.000 điểm (được thiết lập năm 1982) nên đã tăng mạnh mua vào nhằm kiếm tìm lợi nhuận từ các đợt phục hồi kỹ thuật.
Trong phiên này, cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn tăng mạnh, trong đó, cổ phiếu của Honda tăng 14%, cổ phiếu Toyota lên 7,8%, cổ phiếu Sony tiến thêm 9,6%.
Trái ngược với đà tăng ấn tượng của cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn, cổ phiếu khối ngân hàng phiên này tiếp tục giảm điểm do lo ngại khả năng phải tăng vốn để bù lỗ các khoản kinh doanh, trong đó cổ phiếu của Mitsubishi UFJ giảm 5,5%, cổ phiếu Mizuho mất 6,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 459,02 điểm, tương đương 6,41%, đóng cửa ở mức 7.621,92, giảm 32% trong tháng 10/2008. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 3,2 tỷ cổ phiếu.
Liên quan đến thị trường Hàn Quốc, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng nước này trong tháng 10 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tháng qua do đồng Won mất giá mạnh so với USD và sự gia tăng những lo ngại về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong một nỗ lực nhằm làm dịu hơn diễn biến trên thị trường tiền tệ, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) cho biết sẽ bán 830 triệu USD trái phiếu có kỳ hạn 3 tháng bằng USD cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Bên cạnh đó, Ngân hàng Kookmin cũng cho biết đã nhận được sự đồng ý của FED để bán trái phiếu trực tiếp tại Mỹ.
Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng vừa thông báo sẽ lần đầu tiêu mua lại trái phiếu do các ngân hàng của nước này phát hành. Trước những thông báo mới, thị trường tiền tệ Hàn Quốc đã không biến động mạnh như trước đó.
Diễn biến trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc phiên này đã có những chuyển biến tích cực hơn khi chỉ số KOSPI tăng 52,71 điểm, tương đương 5,57%, chốt ở mức 999,16.
Trong khi đó, bất ngờ lớn nhất đã đến với thị trường Hồng Kông khi chỉ số Hang Seng tăng tới 14,35%, đối lập với mức sụt giảm 13% của phiên trước đó.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này lên 0,76%; chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 1,34%; chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 2,81%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.175,77 | 9.065,12 | 889,35 | 10,88 |
Nasdaq | 1.505,90 | 1.649,47 | 143,57 | 9,53 | |
S&P 500 | 848,92 | 940,51 | 91,59 | 10,79 | |
Anh | FTSE 100 | 3.852,59 | 3,926.38 | 73,79 | 1,92 |
Đức | DAX | 4.334,64 | 4,823.45 | 488,81 | 11,28 |
Pháp | CAC 40 | 3.067,35 | 3,114.92 | 47,57 | 1,55 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.366,87 | 4.399,97 | 33,10 | 0,76 |
Nhật | Nikkei 225 | 7.162,90 | 7.621,92 | 459,02 | 6,41 |
Hồng Kông | Hang Seng | 11.015,80 | 12.596,29 | 1.580,45 | 14,35 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 946,45 | 999,16 | 52,71 | 5,57 |
Singapore | Straits Times | 1.594,29 | 1.621,65 | 21,37 | 1,34 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.723,35 | 1.771,82 | 48.47 | 2,81 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |