Chứng khoán Mỹ giảm điểm trước nỗi lo suy thoái
Ngày 11/11, chứng khoán Phố Wall tiếp tục giảm điểm trước nỗi lo suy thoái kinh tế sẽ diễn ra trên diện rộng
Ngày 11/11, chứng khoán Phố Wall tiếp tục giảm điểm trước nỗi lo suy thoái kinh tế sẽ diễn ra trên diện rộng.
Chứng khoán Mỹ: Các chỉ số giảm từ 1,99% đến 2,2%
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 12 tại NYMEX trong ngày 11/11 đã giảm 3,08 USD/thùng, tương đương -4,9%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 59,33 USD/thùng.
Các số liệu về kinh tế của Trung Quốc, Nhật và Anh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và tạo nên áp lực lớn trước thềm cuộc họp của các nhà lãnh đạo nhóm 20 quốc gia (G20) tại Washington vào ngày 15/11 tới.
Các nhà lãnh đạo G20 (bao gồm 7 nước công nghiệp phát triển và các nền kinh tế mới nổi khác) sẽ có cuộc họp quan trọng để bàn về các giải pháp chống đỡ - ngăn chặn và giúp phục hồi nền kinh tế thế giới vốn đang đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng.
Có thể nói, cuộc họp này có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc chiến ngăn chặn đà suy giảm của kinh tế thế giới, nhất là sau khi lạm phát ở Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 17 tháng qua do nhu cầu hàng hóa, dịch vụ giảm xuống; xuất khẩu của Nhật giảm gần 10% trong 20 ngày của tháng 10/2008;...
Trước đó, các biện pháp bơm vốn ra thị trường nhằm tăng tính thanh khoản cho hệ thống tài chính, mua cổ phần, quốc hữu hóa các tập đoàn tài chính, ngân hàng đã được áp dụng ở nhiều nước với tổng chi phí ước tính lên đến 4.000 tỷ USD. Nhưng tình hình vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục ảm đạm.
Tiếp đến là các đợt cắt giảm lãi suất hàng loạt từ Mỹ, châu Âu và nhiều nước, vùng lãnh thổ ở châu Á, nhưng đến nay, mỗi lần xuất hiện tín hiệu tích cực thì ngay sau đó là loạt lo ngại mới bao phủ.
Chính vì vậy, các nhà đầu tư trên toàn cầu đang hướng về cuộc họp thượng đỉnh này với hy vọng sẽ có một giải pháp toàn diện để ứng cứu thị trường.
Theo giới phân tích nhận định, những gì cần thiết nhất, cấp bách nhất, cơ bản nhất đã được áp dụng để chống lại cơn khủng hoảng tài chính và nguy cơ suy thoái trên diện rộng.
Do đó, cuộc họp này dù được chờ đợi nhưng khó có thể có một giải pháp nào mang tính đột phá hơn so với trước để đưa nền kinh tế thế giới ra khỏi bờ vực suy thoái, bởi lẽ đây là đợt suy thoái mang tính chu kỳ - gần 80 năm kể từ năm 1929.
Chuyển qua thông tin liên quan đến cuộc gặp mặt giữa Tổng thống mới đắc cử Barack Obama và Tổng thống Bush, trong cuộc gặp tại Nhà Trắng hôm thứ Hai, ông Obama đã thúc giục Tổng thống Bush sớm thông qua gói hỗ trợ thứ hai trị giá 25 tỷ USD để giúp đỡ ngành công nghiệp ôtô nước này vốn đang trong cơ nguy kịch, đặc biệt là các tập đoàn lớn như General Motors, Chrysler và Ford.
Trước đó, trong buổi họp báo đầu tiên sau khi đắc cử, ông Obama đã đề cập đến mục đích của cuộc gặp tại Nhà Trắng: “Tôi không tới đó để gặp các vấn đề. Tôi tới đó với tinh thần hợp tác giữa hai đảng”.
Tuy vậy, thực tế lại cho thấy các phụ tá của ông Obama lại đang hoạt động tích cực để xác định những vấn đề (chính sách) mà vị tổng thống mới đắc cử này có thể đảo ngược các quyết quyết định của ông Bush trước đó.
Một thông tin đáng chú ý khác liên quan đến hãng phát hành thẻ tín dụng lớn của Mỹ - American Express (AmEx) vừa được Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) cho phép trở thành tập đoàn ngân hàng tổng hợp (bank holding company).
Với sự chấp thuận của FED, AmEx sẽ được phép huy động tiền gửi tiết kiệm - một nguồn vốn ổn định hơn. Đồng thời, AmEX sẽ được tiếp cận nhiều hơn nữa với các chương trình cho vay ưu đãi của FED dành cho các ngân hàng thương mại, cũng như các chương trình giải cứu tài chính của Chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên, sự chuyển đổi này cũng đặt AmEx dưới sự giám sát chặt chẽ hơn của FED.
Liên quan đến thị trường địa ốc Mỹ, Chính phủ nước này và ngành công nghiệp cho vay thế chấp đang tung ra một chương trình mới nhằm ứng cứu những người mua nhà nhưng khó có khả năng trả nợ bằng việc thương lượng với hai nhà cho vay thế chấp địa ốc lớn nhất nước Mỹ - Fannie Mae và Freddie Mac, để tìm ra giải pháp thích hợp đối với các khoản vay đã, sắp đáo hạn.
Theo đó, Cục Tài chính nhà đất Liên bang (hiện đang kiểm soát hai tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac) sẽ cùng phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Wells Fargo và Bộ Phát triển Gia cư Ðô thị Mỹ để thực hiện chương trình này.
Đối với người vay tiền, họ sẽ được gia hạn các khoản phải trả, đồng thời người vay được phép trả dưới 38% tổng thu nhập của mình đối với khoản vay bất động sản.
Tính đến cuối tháng 6/2008, khoảng 4 triệu người Mỹ vay tiền mua nhà, bằng 9% số người vay tiền thế chấp, có các khoản vay đáo hạn hoặc đứng trước khả năng bị tịch biên tài sản.
Trong khi đó, Citigroup vừa đưa ra quyết định tung ra 20 tỷ USD cho những người mua nhà vay tiền để giúp họ tránh khỏi bị tịch biên tài sản do không có đủ tiền trả nợ, đồng thời gia hạn cho các khoản vay liên quan đến việc mua nhà. Ngân hàng này ước tính, trong 6 tháng tới, họ sẽ hỗ trợ khoảng 500.000 người.
Thậm chí, Citigroup còn tạm dừng việc tịch biên nhà và cho phép chủ nhà ở lại ngôi nhà đó, hạ hạn mức phải thanh toán xuống – kéo dài thời gian trả nợ lên, cùng tìm các giải pháp khác nhau để giúp khách hàng trả được nợ.
Qua đó, có thể thấy đây là bước đi khá khôn khoan của ngân hàng này, vì nếu tịch biên nhà để thanh lý nó trong bối cảnh giá nhà đất đã xuống thấp so với thời kỳ cho vay trước kia, thì họ có thể không có lợi, thậm chí thua thiệt lớn. Nhưng với cách thức đó, họ có thể thu về được các khoản vay, dù thời gian trả nợ có kéo dài hơn trước kia.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm hôm thứ Ba do giới đầu tư lo ngại về đợt suy thoái kinh tế sẽ diễn ra trên diện rộng. Cổ phiếu khối năng lượng, khai mỏ, công nghệ đều giảm điểm mạnh kéo toàn thị trường giảm từ 1,99% đến 2,22%.
Ba cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones mất điểm mạnh nhất bao gồm: Cổ phiếu của General Motors sụt giảm 13,1% còn 2,92 USD/cổ phiếu, cổ phiếu American Express (AXP) hạ 6,6%, cổ phiếu Alcoa (AA) mất 7,1%.
Ngay khi thị trường mở cửa, các chỉ số đã giảm khoảng gần 3% so với phiên trước đó, đà giảm được duy trì cho đến 13 giờ chiều (giờ địa phương), từ 13 giờ chiều, các chỉ số phục hồi mạnh mẽ nhưng đến 14 giờ, các chỉ số lại trong xu hướng đi xuống cho đến hết ngày giao dịch.
Kết thúc ngày giao dịch: Chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 176,58 điểm, tương đương -1,99%, đóng cửa ở mức 8.693,96.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 35,84 điểm, tương đương -2,22%, chốt ở mức 1.580,9.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 20,26 điểm, tương đương -2,2%, đóng cửa ở mức 898,95.
Chứng khoán châu Âu: Khối ngân hàng sụt giảm mạnh
Ngày 11/11, các chuyên gia phân tích của Bank of America đã đưa ra nhận định, 15 quốc gia sử dụng chung đồng Euro đã rơi vào suy thoái nghiêm trọng trong tháng Chín và kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng âm vào năm tới, điều này sẽ khiến lãi suất sẽ tiếp tục giảm mạnh.
Bank of America dự báo, lãi suất cơ bản đối với đồng Euro có thể sẽ được cắt giảm thêm 0,5% đến 0,75% trong tháng 12/2008 và sẽ xuống dưới 2% tính đến tháng 3/2009.
Chứng khoán châu Âu đã sụt giảm mạnh phiên giao dịch hôm thứ Ba do các số liệu về kinh tế của nhiều nước lớn công bố đã tác khiến nhà đầu tư lo ngại về một cơn suy thoái trên toàn cầu.
Cổ phiếu khối ngân hàng, khai mỏ, năng lượng sụt giảm mạnh, trong đó cổ phiếu của Ngân hàng Lloyds mất 9,1%, cổ phiếu HBOS trượt 7,9%, UBS hạ 8,4%, HSBC giảm 5,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh mất 157,23 điểm, tương đương -3,57%, đóng cửa ở mức 4.246,69, khối lượng giao dịch đạt 1,98 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên sụt giảm 5,25%, khối lượng giao dịch đạt 41 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 4,83%, khối lượng giao dịch đạt 148 triệu cổ phiếu.
Lo ngại suy thoái, chứng khoán châu Á chìm sâu
Các chỉ số đã giảm điểm ngay khi thị trường mở cửa và luôn duy trì xu hướng đi xuống trong quãng thời gian giao dịch trong ngày. Với phiên giảm điểm này, nhiều thị trường đã đánh mất thành quả tăng điểm của phiên trước đó, sau khi có thông tin tích cực từ gói kích thích kinh tế trị giá gần 600 tỷ USD của Trung Quốc.
Riêng chỉ số Nikkei 225 không có cơ hội lên điểm bằng phiên trước, còn thị trường chứng khoán Hồng Kông dù có lúc ở ngưỡng cao hơn phiên trước đó nhưng sự sụt giảm bất chợt từ lúc 13 giờ chiều (giờ địa phương) đến hết ngày giao dịch, đã kéo chỉ số Hang Seng giảm gần 5%.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Ba đã sụt giảm mạnh do tác động từ đà suy giảm của cổ phiếu nhiều hãng xuất khẩu lớn như Canon, Honda, Toyota...
Bên cạnh đó sự sụt giảm 10% của cổ phiếu tập đoàn hóa chất Mitsubishi Rayon, cổ phiếu của nhà sản xuất thép lớn thứ ba thế giới, JFE Steel Corp giảm 2,42%, cũng góp phần đẩy thị trường đi xuống.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 272,13 điểm, tương đương -3%, đóng của ngày giao dịch ở mức 8.809,3. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu mất điển thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Ngày 11/11, Cục Hải quan Trung Quốc thông báo, kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng Mười chỉ tăng 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 21,5% trong tháng Chín. Trong khi đó, trong tháng Mười, nhập khẩu của nước này tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức tăng 21,3% một tháng trước đó.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng Mười đạt 35,2 tỷ USD.
Nhu cầu hàng hóa từ châu Âu, Mỹ đã và sẽ tiếp tục khiến hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc suy giảm và qua đó góp phần tác động không khả quan đến tăng trưởng GDP của nền kinh tế xếp thứ tư thế giới này.
Trước đó, Cơ quan thống kê Trung Quốc đã cho biết, lạm phát của nước này trong trong tháng Mười chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái (mức thấp nhất trong 17 tháng qua), thấp hơn mức tăng 4,3% trong tháng Chín và thấp hơn một nửa so với tháng 2/2008 (8,7%).
Đáng chú ý là giá lương thực - thực phẩm ở nước này trong tháng 10 chỉ tăng 8,5% so với cùng kỳ, thấp hơn xấp xỉ 3 lần so với mức tăng 23,3% của tháng 2/2008.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc phiên này đã giảm điểm sau khi tăng trên 7% phiên đầu tuần. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 31,19 điểm, tương đương -1,66%, chốt ở mức 1.843,61.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này hạ 2,15%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 2,06%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 4,11%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 4,85%.
Chứng khoán Mỹ: Các chỉ số giảm từ 1,99% đến 2,2%
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 12 tại NYMEX trong ngày 11/11 đã giảm 3,08 USD/thùng, tương đương -4,9%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 59,33 USD/thùng.
Các số liệu về kinh tế của Trung Quốc, Nhật và Anh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và tạo nên áp lực lớn trước thềm cuộc họp của các nhà lãnh đạo nhóm 20 quốc gia (G20) tại Washington vào ngày 15/11 tới.
Các nhà lãnh đạo G20 (bao gồm 7 nước công nghiệp phát triển và các nền kinh tế mới nổi khác) sẽ có cuộc họp quan trọng để bàn về các giải pháp chống đỡ - ngăn chặn và giúp phục hồi nền kinh tế thế giới vốn đang đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng.
Có thể nói, cuộc họp này có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc chiến ngăn chặn đà suy giảm của kinh tế thế giới, nhất là sau khi lạm phát ở Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 17 tháng qua do nhu cầu hàng hóa, dịch vụ giảm xuống; xuất khẩu của Nhật giảm gần 10% trong 20 ngày của tháng 10/2008;...
Trước đó, các biện pháp bơm vốn ra thị trường nhằm tăng tính thanh khoản cho hệ thống tài chính, mua cổ phần, quốc hữu hóa các tập đoàn tài chính, ngân hàng đã được áp dụng ở nhiều nước với tổng chi phí ước tính lên đến 4.000 tỷ USD. Nhưng tình hình vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục ảm đạm.
Tiếp đến là các đợt cắt giảm lãi suất hàng loạt từ Mỹ, châu Âu và nhiều nước, vùng lãnh thổ ở châu Á, nhưng đến nay, mỗi lần xuất hiện tín hiệu tích cực thì ngay sau đó là loạt lo ngại mới bao phủ.
Chính vì vậy, các nhà đầu tư trên toàn cầu đang hướng về cuộc họp thượng đỉnh này với hy vọng sẽ có một giải pháp toàn diện để ứng cứu thị trường.
Theo giới phân tích nhận định, những gì cần thiết nhất, cấp bách nhất, cơ bản nhất đã được áp dụng để chống lại cơn khủng hoảng tài chính và nguy cơ suy thoái trên diện rộng.
Do đó, cuộc họp này dù được chờ đợi nhưng khó có thể có một giải pháp nào mang tính đột phá hơn so với trước để đưa nền kinh tế thế giới ra khỏi bờ vực suy thoái, bởi lẽ đây là đợt suy thoái mang tính chu kỳ - gần 80 năm kể từ năm 1929.
Chuyển qua thông tin liên quan đến cuộc gặp mặt giữa Tổng thống mới đắc cử Barack Obama và Tổng thống Bush, trong cuộc gặp tại Nhà Trắng hôm thứ Hai, ông Obama đã thúc giục Tổng thống Bush sớm thông qua gói hỗ trợ thứ hai trị giá 25 tỷ USD để giúp đỡ ngành công nghiệp ôtô nước này vốn đang trong cơ nguy kịch, đặc biệt là các tập đoàn lớn như General Motors, Chrysler và Ford.
Trước đó, trong buổi họp báo đầu tiên sau khi đắc cử, ông Obama đã đề cập đến mục đích của cuộc gặp tại Nhà Trắng: “Tôi không tới đó để gặp các vấn đề. Tôi tới đó với tinh thần hợp tác giữa hai đảng”.
Tuy vậy, thực tế lại cho thấy các phụ tá của ông Obama lại đang hoạt động tích cực để xác định những vấn đề (chính sách) mà vị tổng thống mới đắc cử này có thể đảo ngược các quyết quyết định của ông Bush trước đó.
Một thông tin đáng chú ý khác liên quan đến hãng phát hành thẻ tín dụng lớn của Mỹ - American Express (AmEx) vừa được Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) cho phép trở thành tập đoàn ngân hàng tổng hợp (bank holding company).
Với sự chấp thuận của FED, AmEx sẽ được phép huy động tiền gửi tiết kiệm - một nguồn vốn ổn định hơn. Đồng thời, AmEX sẽ được tiếp cận nhiều hơn nữa với các chương trình cho vay ưu đãi của FED dành cho các ngân hàng thương mại, cũng như các chương trình giải cứu tài chính của Chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên, sự chuyển đổi này cũng đặt AmEx dưới sự giám sát chặt chẽ hơn của FED.
Liên quan đến thị trường địa ốc Mỹ, Chính phủ nước này và ngành công nghiệp cho vay thế chấp đang tung ra một chương trình mới nhằm ứng cứu những người mua nhà nhưng khó có khả năng trả nợ bằng việc thương lượng với hai nhà cho vay thế chấp địa ốc lớn nhất nước Mỹ - Fannie Mae và Freddie Mac, để tìm ra giải pháp thích hợp đối với các khoản vay đã, sắp đáo hạn.
Theo đó, Cục Tài chính nhà đất Liên bang (hiện đang kiểm soát hai tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac) sẽ cùng phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Wells Fargo và Bộ Phát triển Gia cư Ðô thị Mỹ để thực hiện chương trình này.
Đối với người vay tiền, họ sẽ được gia hạn các khoản phải trả, đồng thời người vay được phép trả dưới 38% tổng thu nhập của mình đối với khoản vay bất động sản.
Tính đến cuối tháng 6/2008, khoảng 4 triệu người Mỹ vay tiền mua nhà, bằng 9% số người vay tiền thế chấp, có các khoản vay đáo hạn hoặc đứng trước khả năng bị tịch biên tài sản.
Trong khi đó, Citigroup vừa đưa ra quyết định tung ra 20 tỷ USD cho những người mua nhà vay tiền để giúp họ tránh khỏi bị tịch biên tài sản do không có đủ tiền trả nợ, đồng thời gia hạn cho các khoản vay liên quan đến việc mua nhà. Ngân hàng này ước tính, trong 6 tháng tới, họ sẽ hỗ trợ khoảng 500.000 người.
Thậm chí, Citigroup còn tạm dừng việc tịch biên nhà và cho phép chủ nhà ở lại ngôi nhà đó, hạ hạn mức phải thanh toán xuống – kéo dài thời gian trả nợ lên, cùng tìm các giải pháp khác nhau để giúp khách hàng trả được nợ.
Qua đó, có thể thấy đây là bước đi khá khôn khoan của ngân hàng này, vì nếu tịch biên nhà để thanh lý nó trong bối cảnh giá nhà đất đã xuống thấp so với thời kỳ cho vay trước kia, thì họ có thể không có lợi, thậm chí thua thiệt lớn. Nhưng với cách thức đó, họ có thể thu về được các khoản vay, dù thời gian trả nợ có kéo dài hơn trước kia.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm hôm thứ Ba do giới đầu tư lo ngại về đợt suy thoái kinh tế sẽ diễn ra trên diện rộng. Cổ phiếu khối năng lượng, khai mỏ, công nghệ đều giảm điểm mạnh kéo toàn thị trường giảm từ 1,99% đến 2,22%.
Ba cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones mất điểm mạnh nhất bao gồm: Cổ phiếu của General Motors sụt giảm 13,1% còn 2,92 USD/cổ phiếu, cổ phiếu American Express (AXP) hạ 6,6%, cổ phiếu Alcoa (AA) mất 7,1%.
Ngay khi thị trường mở cửa, các chỉ số đã giảm khoảng gần 3% so với phiên trước đó, đà giảm được duy trì cho đến 13 giờ chiều (giờ địa phương), từ 13 giờ chiều, các chỉ số phục hồi mạnh mẽ nhưng đến 14 giờ, các chỉ số lại trong xu hướng đi xuống cho đến hết ngày giao dịch.
Kết thúc ngày giao dịch: Chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 176,58 điểm, tương đương -1,99%, đóng cửa ở mức 8.693,96.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 35,84 điểm, tương đương -2,22%, chốt ở mức 1.580,9.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 20,26 điểm, tương đương -2,2%, đóng cửa ở mức 898,95.
Chứng khoán châu Âu: Khối ngân hàng sụt giảm mạnh
Ngày 11/11, các chuyên gia phân tích của Bank of America đã đưa ra nhận định, 15 quốc gia sử dụng chung đồng Euro đã rơi vào suy thoái nghiêm trọng trong tháng Chín và kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng âm vào năm tới, điều này sẽ khiến lãi suất sẽ tiếp tục giảm mạnh.
Bank of America dự báo, lãi suất cơ bản đối với đồng Euro có thể sẽ được cắt giảm thêm 0,5% đến 0,75% trong tháng 12/2008 và sẽ xuống dưới 2% tính đến tháng 3/2009.
Chứng khoán châu Âu đã sụt giảm mạnh phiên giao dịch hôm thứ Ba do các số liệu về kinh tế của nhiều nước lớn công bố đã tác khiến nhà đầu tư lo ngại về một cơn suy thoái trên toàn cầu.
Cổ phiếu khối ngân hàng, khai mỏ, năng lượng sụt giảm mạnh, trong đó cổ phiếu của Ngân hàng Lloyds mất 9,1%, cổ phiếu HBOS trượt 7,9%, UBS hạ 8,4%, HSBC giảm 5,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh mất 157,23 điểm, tương đương -3,57%, đóng cửa ở mức 4.246,69, khối lượng giao dịch đạt 1,98 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên sụt giảm 5,25%, khối lượng giao dịch đạt 41 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 4,83%, khối lượng giao dịch đạt 148 triệu cổ phiếu.
Lo ngại suy thoái, chứng khoán châu Á chìm sâu
Các chỉ số đã giảm điểm ngay khi thị trường mở cửa và luôn duy trì xu hướng đi xuống trong quãng thời gian giao dịch trong ngày. Với phiên giảm điểm này, nhiều thị trường đã đánh mất thành quả tăng điểm của phiên trước đó, sau khi có thông tin tích cực từ gói kích thích kinh tế trị giá gần 600 tỷ USD của Trung Quốc.
Riêng chỉ số Nikkei 225 không có cơ hội lên điểm bằng phiên trước, còn thị trường chứng khoán Hồng Kông dù có lúc ở ngưỡng cao hơn phiên trước đó nhưng sự sụt giảm bất chợt từ lúc 13 giờ chiều (giờ địa phương) đến hết ngày giao dịch, đã kéo chỉ số Hang Seng giảm gần 5%.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Ba đã sụt giảm mạnh do tác động từ đà suy giảm của cổ phiếu nhiều hãng xuất khẩu lớn như Canon, Honda, Toyota...
Bên cạnh đó sự sụt giảm 10% của cổ phiếu tập đoàn hóa chất Mitsubishi Rayon, cổ phiếu của nhà sản xuất thép lớn thứ ba thế giới, JFE Steel Corp giảm 2,42%, cũng góp phần đẩy thị trường đi xuống.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 272,13 điểm, tương đương -3%, đóng của ngày giao dịch ở mức 8.809,3. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu mất điển thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Ngày 11/11, Cục Hải quan Trung Quốc thông báo, kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng Mười chỉ tăng 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 21,5% trong tháng Chín. Trong khi đó, trong tháng Mười, nhập khẩu của nước này tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức tăng 21,3% một tháng trước đó.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng Mười đạt 35,2 tỷ USD.
Nhu cầu hàng hóa từ châu Âu, Mỹ đã và sẽ tiếp tục khiến hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc suy giảm và qua đó góp phần tác động không khả quan đến tăng trưởng GDP của nền kinh tế xếp thứ tư thế giới này.
Trước đó, Cơ quan thống kê Trung Quốc đã cho biết, lạm phát của nước này trong trong tháng Mười chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái (mức thấp nhất trong 17 tháng qua), thấp hơn mức tăng 4,3% trong tháng Chín và thấp hơn một nửa so với tháng 2/2008 (8,7%).
Đáng chú ý là giá lương thực - thực phẩm ở nước này trong tháng 10 chỉ tăng 8,5% so với cùng kỳ, thấp hơn xấp xỉ 3 lần so với mức tăng 23,3% của tháng 2/2008.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc phiên này đã giảm điểm sau khi tăng trên 7% phiên đầu tuần. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 31,19 điểm, tương đương -1,66%, chốt ở mức 1.843,61.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này hạ 2,15%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 2,06%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 4,11%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 4,85%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.870,54 | 8.693,96 | 176,58 | 1,99 |
Nasdaq | 1.616,74 | 1.580,90 | 35,84 | 2,22 | |
S&P 500 | 919,21 | 898,95 | 20,26 | 2,20 | |
Anh | FTSE 100 | 4.403,92 | 4.246,69 | 157,23 | 3,57 |
Đức | DAX | 5.025,53 | 4.761,58 | 263,95 | 5,25 |
Pháp | CAC 40 | 3.505,75 | 3.336,41 | 169,34 | 4,83 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.740,27 | 4.638,57 | 101,70 | 2,15 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.081,43 | 8.809,30 | 272,13 | 3,00 |
Hồng Kông | Hang Seng | 14.744,63 | 14.029,02 | 715,61 | 4,85 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.152,46 | 1.128,73 | 23,73 | 2,06 |
Singapore | Straits Times | 1.885,02 | 1.807,56 | 77,46 | 4,11 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.874,80 | 1.843,61 | 31,19 | 1,66 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |