Chứng khoán nửa cuối năm: Vẫn thận trọng...
Có sự hỗ trợ tích cực từ nền tảng kinh tế khỏe mạnh, nhưng một số quan điểm đầu tư vẫn thận trọng với triển vọng của thị trường
Vẫn có sự hỗ trợ tích cực từ nền tảng kinh tế khỏe mạnh, nhưng một số quan điểm đầu tư vẫn thận trọng với triển vọng của thị trường trong phần còn lại của năm 2010.
Đã gần qua 7 tháng đầu năm, VN-Index chỉ dao động từ khoảng 480 - 550 điểm và ít có sóng lớn diễn ra. Sau khi đạt mức cao nhất kể từ đầu năm, 549,51 điểm ngày 6/5, đến nay đã hơn hai tháng chỉ số không thể bứt phá dứt khoát khỏi vùng 500 điểm.
Thực tế đó khiến hoạt động đầu tư nói chung của nhiều tổ chức, cá nhân khó khăn. Và một số chuyên gia trong cuộc vẫn giữ quan điểm thận trọng khi nhìn về thời gian tới.
3 quan ngại trước mắt
Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Hải Hà, Phó tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ đầu tư MB (MB Capital), cho rằng diễn biến ngang từ đầu năm đến nay của thị trường đã phản ánh khá chân thực toàn cảnh bức tranh vĩ mô của Việt Nam.
Mặc dù, nền tảng kinh tế Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục rõ nét, song trước những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng công nợ châu Âu, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã chịu ảnh hưởng không nhỏ. Các chỉ số đã có sự sụt giảm hơn 10% kể từ khi cuộc khủng hoảng đó xảy ra, nhưng cũng đã nhanh chóng ổn định và đi vào trạng thái đi ngang với giao dịch cầm chừng.
“Nhìn chung, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang nhận được sự hỗ trợ tích cực bởi nền tảng kinh tế khỏe mạnh nhưng trước những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, chúng tôi giữ quan điểm thận trọng về thị trường trong phần còn lại của năm và kỳ vọng VN-Index sẽ tiếp tục lên xuống (range-bound) trong biên độ 500-550”, ông Hà nói.
Trong thời gian tới, nhận định mà chuyên gia này đưa ra là thị trường sẽ vẫn tiếp tục có nhiều bất ổn khó lường, đặc biệt từ thị trường thế giới. Những bất ổn này có thể có ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán Việt Nam, tập trung ở 3 quan ngại chính.
Thứ nhất, lo ngại về tình hình nợ công và suy thoái kinh tế tại châu Âu, Mỹ và Nhật, tăng trưởng kinh tế đang trên đà chậm lại tại Trung Quốc, có thể gây nên nhiều bất ổn trên thị trường chứng khoán thế giới, tạo tâm lý tiêu cực lên thị trường chứng khoán trong nước.
Thứ hai, lượng cung hàng hóa tăng cao trong nửa sau của năm trên thị trường, cộng với nhu cầu nâng vốn của nhiều ngân hàng (3.000 tỷ đồng), trong khi lượng tiền vào thị trường vẫn chưa có sự cải thiện rõ rệt.
Thứ ba, một số quan ngại về các vấn đề nội tại của kinh tế Việt Nam như tình trạng thâm hụt mậu dịch vẫn cao gây sức ép lên tỷ giá, điều này vẫn là quan ngại của nhà đầu tư nước ngoài.
Về phia MB Capital, ông Hà cho biết hiện vẫn đang tiến trình giải ngân cho 2 quỹ mới huy động: Quỹ Vietnam Dream Fund (100 triệu USD), tập trung vào nhóm cổ phiếu lớn và vừa trên thị trường niêm yết; quỹ MB Japan Asia Fund (200 tỷ đồng), tập trung vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ chưa niêm yết.
Đồng thời, MB Capital cũng tiếp tục tái cơ cấu 2 quỹ trước đây là Hanoi Investment Fund (200 tỷ đồng) và Vietnam Tiger Fund (500 tỷ đồng).
“Chiến lược của chúng tôi là đầu tư các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, được quản trị tốt. Chúng tôi tập trung vào các lĩnh vực phục vụ nhu cầu thực trong nước, như ngân hàng, bất động sản và xây dựng, cơ sở hạ tầng, hàng tiêu dùng, và một số nguyên vật liệu cơ bản như cao su. Chúng tôi hiện vẫn đứng ngoài các lĩnh vực liên quan tới xuất khẩu vì các lo ngại về khả năng phục hồi chậm của nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính của nước ta”, ông Hải cho biết thêm.
Hiện MB Capital và Công ty Chứng khoán Thăng Long (TLS) cũng đang tiếp tục đẩy mạnh việc marketing và huy động vốn từ thị trường Nhật. Dự kiến đầu tháng 8 tới, hai đầu mối này sẽ có chuyến công tác tại Nhật để tiếp xúc với các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng của quỹ Vietnam Dream.
4 điểm tích cực
Chia sẻ với VnEconomy, ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS, cũng có cùng quan điểm khi nhận định rằng thị trường trong những tháng cuối năm sẽ tăng trưởng ở mức thận trọng và chịu ảnh hưởng nhiều từ những biến động của kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước.
“Trong quý 3, dòng tiền có thể sẽ tiếp tục tập trung vào nhóm cổ phiếu có mức vốn hóa trung bình và thị giá thấp. Tuy nhiên, trong quý 4, sẽ là thời điểm tốt cho các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt”, ông Nam nhận định.
Nhưng theo thống kê của Sacombank-SBS, hiện tại, chỉ số P/E và P/B của thị trường chứng khoán Việt Nam là 11,05 và 2,18. Đây là mức khá hấp dẫn đối với một thị trường mới nổi như Việt Nam. Do đó, thị trường chứng khoán Việt nam sẽ hứa hẹn nhiều triển vọng cho các nhà đầu tư.
Chủ tịch Sacombank-SBS đưa ra 4 điểm tích cực cần lưu ý trong những khả năng ảnh hưởng đến thị trường thời gian tới.
Thứ nhất, nền kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ. Những lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới sẽ là cú hích cho sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng.
Thứ hai, với mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%, Chính phủ thực hiện nhiều giải pháp để kích thích nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm. Ngoài ra, việc mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm trong thời gian tới, cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bằng VND là những tín hiệu tích cực cho thị trường vốn và thị trường chứng khoán.
Thứ ba, thị trường Việt Nam đang được nhắc đến như là một trong những điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư nước ngoài. Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp (FDI) liên tục đạt những kỷ lục mới. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) đã đạt mức thặng dư 1,8 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm (thay vì thâm hụt 492 triệu USD cùng kỳ năm 2009) và nhà đầu tư nước ngoài vẫn liên tục có những phiên mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngoài ra, việc quỹ VEIL tiếp tục duy trì hoạt động tại Việt Nam cho thấy họ vẫn tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng của thị trường Việt Nam.
Và thứ tư, yếu tố tích cực có từ kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết. Theo dự báo của Sacombank-SBS, đa số các doanh nghiệp niêm yết sẽ có kết quả kinh doanh khả quan và đạt kế hoạch trong năm 2010; đặc biệt là một số ngành như tài chính, vật liệu xây dựng, vận tải biển…
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hồ Nam cũng lưu ý: “Bên cạnh những yếu tố tích cực, tôi cho rằng, yếu tố tiêu cực chính là tâm lý không ổn định của nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tại thị trường Việt Nam, nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số, việc đầu tư chưa thực sự chuyên nghiệp và tâm lý đám đông là những điều khó tránh khỏi. Và thực tế là các nhà đầu tư đã phản ứng thái quá với ảnh hưởng từ cuộc khủng nợ công châu Âu khiến thị trường chứng khoán không tạo được nhiều ấn tượng trong 6 tháng đầu năm”.
Đã gần qua 7 tháng đầu năm, VN-Index chỉ dao động từ khoảng 480 - 550 điểm và ít có sóng lớn diễn ra. Sau khi đạt mức cao nhất kể từ đầu năm, 549,51 điểm ngày 6/5, đến nay đã hơn hai tháng chỉ số không thể bứt phá dứt khoát khỏi vùng 500 điểm.
Thực tế đó khiến hoạt động đầu tư nói chung của nhiều tổ chức, cá nhân khó khăn. Và một số chuyên gia trong cuộc vẫn giữ quan điểm thận trọng khi nhìn về thời gian tới.
3 quan ngại trước mắt
Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Hải Hà, Phó tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ đầu tư MB (MB Capital), cho rằng diễn biến ngang từ đầu năm đến nay của thị trường đã phản ánh khá chân thực toàn cảnh bức tranh vĩ mô của Việt Nam.
Mặc dù, nền tảng kinh tế Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục rõ nét, song trước những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng công nợ châu Âu, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã chịu ảnh hưởng không nhỏ. Các chỉ số đã có sự sụt giảm hơn 10% kể từ khi cuộc khủng hoảng đó xảy ra, nhưng cũng đã nhanh chóng ổn định và đi vào trạng thái đi ngang với giao dịch cầm chừng.
“Nhìn chung, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang nhận được sự hỗ trợ tích cực bởi nền tảng kinh tế khỏe mạnh nhưng trước những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, chúng tôi giữ quan điểm thận trọng về thị trường trong phần còn lại của năm và kỳ vọng VN-Index sẽ tiếp tục lên xuống (range-bound) trong biên độ 500-550”, ông Hà nói.
Trong thời gian tới, nhận định mà chuyên gia này đưa ra là thị trường sẽ vẫn tiếp tục có nhiều bất ổn khó lường, đặc biệt từ thị trường thế giới. Những bất ổn này có thể có ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán Việt Nam, tập trung ở 3 quan ngại chính.
Thứ nhất, lo ngại về tình hình nợ công và suy thoái kinh tế tại châu Âu, Mỹ và Nhật, tăng trưởng kinh tế đang trên đà chậm lại tại Trung Quốc, có thể gây nên nhiều bất ổn trên thị trường chứng khoán thế giới, tạo tâm lý tiêu cực lên thị trường chứng khoán trong nước.
Thứ hai, lượng cung hàng hóa tăng cao trong nửa sau của năm trên thị trường, cộng với nhu cầu nâng vốn của nhiều ngân hàng (3.000 tỷ đồng), trong khi lượng tiền vào thị trường vẫn chưa có sự cải thiện rõ rệt.
Thứ ba, một số quan ngại về các vấn đề nội tại của kinh tế Việt Nam như tình trạng thâm hụt mậu dịch vẫn cao gây sức ép lên tỷ giá, điều này vẫn là quan ngại của nhà đầu tư nước ngoài.
Về phia MB Capital, ông Hà cho biết hiện vẫn đang tiến trình giải ngân cho 2 quỹ mới huy động: Quỹ Vietnam Dream Fund (100 triệu USD), tập trung vào nhóm cổ phiếu lớn và vừa trên thị trường niêm yết; quỹ MB Japan Asia Fund (200 tỷ đồng), tập trung vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ chưa niêm yết.
Đồng thời, MB Capital cũng tiếp tục tái cơ cấu 2 quỹ trước đây là Hanoi Investment Fund (200 tỷ đồng) và Vietnam Tiger Fund (500 tỷ đồng).
“Chiến lược của chúng tôi là đầu tư các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, được quản trị tốt. Chúng tôi tập trung vào các lĩnh vực phục vụ nhu cầu thực trong nước, như ngân hàng, bất động sản và xây dựng, cơ sở hạ tầng, hàng tiêu dùng, và một số nguyên vật liệu cơ bản như cao su. Chúng tôi hiện vẫn đứng ngoài các lĩnh vực liên quan tới xuất khẩu vì các lo ngại về khả năng phục hồi chậm của nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính của nước ta”, ông Hải cho biết thêm.
Hiện MB Capital và Công ty Chứng khoán Thăng Long (TLS) cũng đang tiếp tục đẩy mạnh việc marketing và huy động vốn từ thị trường Nhật. Dự kiến đầu tháng 8 tới, hai đầu mối này sẽ có chuyến công tác tại Nhật để tiếp xúc với các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng của quỹ Vietnam Dream.
4 điểm tích cực
Chia sẻ với VnEconomy, ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS, cũng có cùng quan điểm khi nhận định rằng thị trường trong những tháng cuối năm sẽ tăng trưởng ở mức thận trọng và chịu ảnh hưởng nhiều từ những biến động của kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước.
“Trong quý 3, dòng tiền có thể sẽ tiếp tục tập trung vào nhóm cổ phiếu có mức vốn hóa trung bình và thị giá thấp. Tuy nhiên, trong quý 4, sẽ là thời điểm tốt cho các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt”, ông Nam nhận định.
Nhưng theo thống kê của Sacombank-SBS, hiện tại, chỉ số P/E và P/B của thị trường chứng khoán Việt Nam là 11,05 và 2,18. Đây là mức khá hấp dẫn đối với một thị trường mới nổi như Việt Nam. Do đó, thị trường chứng khoán Việt nam sẽ hứa hẹn nhiều triển vọng cho các nhà đầu tư.
Chủ tịch Sacombank-SBS đưa ra 4 điểm tích cực cần lưu ý trong những khả năng ảnh hưởng đến thị trường thời gian tới.
Thứ nhất, nền kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ. Những lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới sẽ là cú hích cho sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng.
Thứ hai, với mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%, Chính phủ thực hiện nhiều giải pháp để kích thích nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm. Ngoài ra, việc mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm trong thời gian tới, cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bằng VND là những tín hiệu tích cực cho thị trường vốn và thị trường chứng khoán.
Thứ ba, thị trường Việt Nam đang được nhắc đến như là một trong những điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư nước ngoài. Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp (FDI) liên tục đạt những kỷ lục mới. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) đã đạt mức thặng dư 1,8 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm (thay vì thâm hụt 492 triệu USD cùng kỳ năm 2009) và nhà đầu tư nước ngoài vẫn liên tục có những phiên mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngoài ra, việc quỹ VEIL tiếp tục duy trì hoạt động tại Việt Nam cho thấy họ vẫn tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng của thị trường Việt Nam.
Và thứ tư, yếu tố tích cực có từ kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết. Theo dự báo của Sacombank-SBS, đa số các doanh nghiệp niêm yết sẽ có kết quả kinh doanh khả quan và đạt kế hoạch trong năm 2010; đặc biệt là một số ngành như tài chính, vật liệu xây dựng, vận tải biển…
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hồ Nam cũng lưu ý: “Bên cạnh những yếu tố tích cực, tôi cho rằng, yếu tố tiêu cực chính là tâm lý không ổn định của nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tại thị trường Việt Nam, nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số, việc đầu tư chưa thực sự chuyên nghiệp và tâm lý đám đông là những điều khó tránh khỏi. Và thực tế là các nhà đầu tư đã phản ứng thái quá với ảnh hưởng từ cuộc khủng nợ công châu Âu khiến thị trường chứng khoán không tạo được nhiều ấn tượng trong 6 tháng đầu năm”.