Chứng khoán Phố Wall thời USD lên giá
Ngày 24/10, chứng khoán Mỹ tiếp tục đi xuống, cùng đó là hàng nghìn tỷ USD đã “bốc hơi” khỏi Phố Wall
Ngày 24/10, chứng khoán Mỹ tiếp tục đi xuống, cùng đó là hàng nghìn tỷ USD đã “bốc hơi” khỏi Phố Wall.
Các chỉ số đã giảm trên 40% sau 1 năm
Giá dầu kỳ hạn giao tháng 12 tại NYMEX trong ngày 24/10 đã giảm 3,69 USD/thùng, tương đương -5,44%, đóng cửa ở mức 64,15 USD/thùng. Như vậy, giá dầu đã giảm 11,15% trong tuần, mất 40 USD/thùng trong một tháng và đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 5/2007.
Chứng khoán Mỹ sụt giảm phiên giao dịch cuối tuần do ảnh hưởng từ sự sụt giảm mạnh của chứng khoán toàn cầu và thêm lo ngại về sự suy thoái khi kinh tế Anh tăng trưởng âm.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh bán cổ phiếu để thu về tiền mặt thời USD lên giá.
Sự sợ hãi đã áp đảo lòng tham khi mức độ bán tháo cổ phiếu ngày một thể hiện rõ vì lượng bán tăng mạnh trong khi khối lượng giao dịch thành công thì thấp trên cả hai sàn New York và Nasdaq so với nhiều tháng trước đó.
Theo giới phân tích nhận định, sức ép hoàn trả vố cho cổ đông đã buộc các quỹ đầu cơ và quỹ tương hỗ (hedge funds và mutual funds) tăng mạnh dự trữ tiền mặt. Do đó, việc bán tháo cổ phiếu mới đẩy thị trường đi xa đến vậy.
Trong tuần qua, hai lĩnh vực dẫn đầu về biên độ giảm điểm thuộc về cổ phiếu khối nguyên vật liệu cơ bản (-11,08%), tiếp đến là khối tài chính (-10,51%). Trong khi đó không có lĩnh vực nào tăng điểm trong tuần.
Theo nhận định của giới phân tích, chứng khoán Mỹ hiện đang trong giai đoạn bất ổn khi các chỉ số liên tục tăng giảm thất thường với khoảng biên độ dao động trung bình +/- 3%. Và về cơ bản thị trường vẫn đang trong xu hướng đi xuống.
Bên cạnh đó, sự mất giá của dầu thô, vàng đang khiến đồng USD trở nên có giá hơn. Do vậy, mức độ hấp dẫn của thị trường chứng khoán đã thấp hơn nhiều so với trước đó.
Trong tháng 10, đồng USD đã tăng mạnh khi chỉ số USD (Dollar Index) tăng 8,92% so với 6 đồng ngoại tệ mạnh khác, trong đó USD tăng 10,71% so với Euro, 10,69% so với Bảng Anh (GBP).
Qua thống kê thị trường cho thấy, trong tháng 10, cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều mất trên 22% giá trị và giảm trên 40% so với tháng 10/2007.
Mặt khác, giá trị vốn hóa thị trường của ba chỉ số này trong tháng 10 đã giảm mạnh, trong đó, chỉ số Dow Jones giảm 755 tỷ USD, S&P 500 “bốc hơi” 2.600 tỷ USD và Nasdaq mất 457 tỷ USD.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 312,3 điểm, tương đương -3,59%, đóng cửa ở mức 8.378,95, giảm 5,34% so với tuần trước, mất 22,78% trong tháng và thấp hơn 41% so với ngày 9/10/2007.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 51,88 điểm, tương đương -3,23%, chốt ở mức 1.552,03, giảm 9,3% trong tuần, mất 25,81% trong tháng và thấp hơn 45% so với ngày 31/10/2007.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 31,34 điểm, tương đương -3,45%, đóng cửa ở mức 876,77, mất 6,78% trong tuần, giảm 24,83% trong tháng và hiện thấp hơn 44% so với ngày 9/10/2007.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,8 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Tại sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch đạt 2,65 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
* Trong tuần qua, thời khắc được cho là đáng nhớ nhất khi ông Alan Greenspan - người từng là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, đã lên tiếng thừa nhận rằng ông đã đặt niềm tin quá lớn vào khả năng tự điều chỉnh của thị trường tự do và đã không thể lường trước được khả năng tự phá hủy của loại hình cho vay tín chấp và cầm cố địa ốc.
Đúng là đáng nhớ nhất khi một người năm nay đã 82 tuổi, vẫn phải đứng trước phiên điều trần của Ủy ban Giám sát và Cải cách Chính phủ của Hạ viện Mỹ vào ngày 23/10 để trả lời các câu hỏi “có phải ông đã sai lầm hay không, vì sao ông sai, và ông có cảm thấy hối hận không...?”.
Ngày “kinh hoàng” của chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch cuối tuần tiếp tục sụt giảm mạnh do đồng Yên lên giá kỷ lục so với đồng USD và Euro khiến nhiều cổ phiếu của các nhà xuất khẩu tiếp tục giảm với biên độ lớn.
Trong phiên này 1 USD ăn 95,69 Yên, giảm 1,6% so với phiên trước và ở mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua. Trong khi đó, 1 Euro ăn 122,2 Yên Nhật xuống ngưỡng thấp nhất trong 5 năm qua.
Trước sự lên giá của đồng Yên, cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn như Sony đã giảm 14%, cổ phiếu Toyota Motor giảm 6,4%, cổ phiếu Honda Motor hạ 5,7%, cổ phiếu Kyocera Corp giảm 11,3%,...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 811,9 điểm, tương đương -9,6%, đóng cửa ở mức 7.649,08. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,64 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 12 cổ phiếu xuống điểm thì có 1 cổ phiếu mất điểm.
Như vậy, trong tuần qua, chỉ số Nikkei 225 đã giảm 12% trong tuần và mất 50% trong năm 2008.
Chứng khoán Hồng Kông phiên này đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua do tác động từ sự sụt giảm của cổ phiếu khối ngân hàng, trong đó cổ phiếu HSBC giảm hơn 10%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng giảm 1.142,11 điểm, tương đương 8,3%, đóng cửa ở mức 12.618,38, giảm 13,3% so với tuần trước.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 3,19% và mất 7,67% so với tuần trước.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 110,96 điểm, tương đương -10,57%, chốt ở mức 938,75, giảm 20,5% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore mất 151,38 điểm, tương đương -8,67%, chốt ở mức 1.594,29, giảm 15,3% so với tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 35,94 điểm, tương đương -1,92%, chốt ở mức 1.839,62, giảm 4,71% so với tuần trước.
Tại Việt Nam, chỉ số VN-Index tiếp tục đổ dốc với mức giảm 15,32 điểm, tương đương -4,2%, chốt ở mức 345,11, giảm 9,78% so với tuần trước và giảm 62,53% nếu so với phiên giao dịch đầu tiên trong năm 2008.
Chứng khoán châu Âu: Ngày tồi tệ của khối ngân hàng
Mặc dù nhiều thị trường đang có những biến động mạnh nhưng các nhà lãnh đạo của châu Á và châu Âu - hiện đang tham dự hội nghị thượng đỉnh Á Âu tại Trung Quốc, vẫn tin tưởng họ có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong hơn 70 năm qua.
Trong khi đó, ngày 24/10, Cơ quan thống kê của Anh cho biết, GDP của nước này trong quý 3/2008 đã giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, sản xuất công nghiệp giảm 1%, xây dựng giảm 0,8%,... Đây là quý đầu tiên kinh tế Anh tăng trưởng âm trong 16 năm qua.
Chứng khoán châu Âu phiên cuối tuần đã sụt giảm mạnh và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2003.
Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục dẫn đầu về biên độ giảm điểm và qua đó góp phần đẩy thị trường đi xuống. Trong đó cổ phiếu HSBC mất 17,7%, cổ phiếu Standard Chartered hạ 15,8%, cổ phiếu Societe Generale giảm 7,6%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 204,47 điểm, tương đương -5%, đóng cửa ở mức 3.883,36, giảm 4,42% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 2,8 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tiếp tục giảm 4,96% và mất 10,15% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 73,73 triệu cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 3,54% và thấp hơn tuần trước 4%, khối lượng giao dịch đạt 321 triệu cổ phiếu.
Các chỉ số đã giảm trên 40% sau 1 năm
Giá dầu kỳ hạn giao tháng 12 tại NYMEX trong ngày 24/10 đã giảm 3,69 USD/thùng, tương đương -5,44%, đóng cửa ở mức 64,15 USD/thùng. Như vậy, giá dầu đã giảm 11,15% trong tuần, mất 40 USD/thùng trong một tháng và đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 5/2007.
Chứng khoán Mỹ sụt giảm phiên giao dịch cuối tuần do ảnh hưởng từ sự sụt giảm mạnh của chứng khoán toàn cầu và thêm lo ngại về sự suy thoái khi kinh tế Anh tăng trưởng âm.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh bán cổ phiếu để thu về tiền mặt thời USD lên giá.
Sự sợ hãi đã áp đảo lòng tham khi mức độ bán tháo cổ phiếu ngày một thể hiện rõ vì lượng bán tăng mạnh trong khi khối lượng giao dịch thành công thì thấp trên cả hai sàn New York và Nasdaq so với nhiều tháng trước đó.
Theo giới phân tích nhận định, sức ép hoàn trả vố cho cổ đông đã buộc các quỹ đầu cơ và quỹ tương hỗ (hedge funds và mutual funds) tăng mạnh dự trữ tiền mặt. Do đó, việc bán tháo cổ phiếu mới đẩy thị trường đi xa đến vậy.
Trong tuần qua, hai lĩnh vực dẫn đầu về biên độ giảm điểm thuộc về cổ phiếu khối nguyên vật liệu cơ bản (-11,08%), tiếp đến là khối tài chính (-10,51%). Trong khi đó không có lĩnh vực nào tăng điểm trong tuần.
Theo nhận định của giới phân tích, chứng khoán Mỹ hiện đang trong giai đoạn bất ổn khi các chỉ số liên tục tăng giảm thất thường với khoảng biên độ dao động trung bình +/- 3%. Và về cơ bản thị trường vẫn đang trong xu hướng đi xuống.
Bên cạnh đó, sự mất giá của dầu thô, vàng đang khiến đồng USD trở nên có giá hơn. Do vậy, mức độ hấp dẫn của thị trường chứng khoán đã thấp hơn nhiều so với trước đó.
Trong tháng 10, đồng USD đã tăng mạnh khi chỉ số USD (Dollar Index) tăng 8,92% so với 6 đồng ngoại tệ mạnh khác, trong đó USD tăng 10,71% so với Euro, 10,69% so với Bảng Anh (GBP).
Qua thống kê thị trường cho thấy, trong tháng 10, cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều mất trên 22% giá trị và giảm trên 40% so với tháng 10/2007.
Mặt khác, giá trị vốn hóa thị trường của ba chỉ số này trong tháng 10 đã giảm mạnh, trong đó, chỉ số Dow Jones giảm 755 tỷ USD, S&P 500 “bốc hơi” 2.600 tỷ USD và Nasdaq mất 457 tỷ USD.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 312,3 điểm, tương đương -3,59%, đóng cửa ở mức 8.378,95, giảm 5,34% so với tuần trước, mất 22,78% trong tháng và thấp hơn 41% so với ngày 9/10/2007.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 51,88 điểm, tương đương -3,23%, chốt ở mức 1.552,03, giảm 9,3% trong tuần, mất 25,81% trong tháng và thấp hơn 45% so với ngày 31/10/2007.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 31,34 điểm, tương đương -3,45%, đóng cửa ở mức 876,77, mất 6,78% trong tuần, giảm 24,83% trong tháng và hiện thấp hơn 44% so với ngày 9/10/2007.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,8 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Tại sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch đạt 2,65 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
* Trong tuần qua, thời khắc được cho là đáng nhớ nhất khi ông Alan Greenspan - người từng là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, đã lên tiếng thừa nhận rằng ông đã đặt niềm tin quá lớn vào khả năng tự điều chỉnh của thị trường tự do và đã không thể lường trước được khả năng tự phá hủy của loại hình cho vay tín chấp và cầm cố địa ốc.
Đúng là đáng nhớ nhất khi một người năm nay đã 82 tuổi, vẫn phải đứng trước phiên điều trần của Ủy ban Giám sát và Cải cách Chính phủ của Hạ viện Mỹ vào ngày 23/10 để trả lời các câu hỏi “có phải ông đã sai lầm hay không, vì sao ông sai, và ông có cảm thấy hối hận không...?”.
Ngày “kinh hoàng” của chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch cuối tuần tiếp tục sụt giảm mạnh do đồng Yên lên giá kỷ lục so với đồng USD và Euro khiến nhiều cổ phiếu của các nhà xuất khẩu tiếp tục giảm với biên độ lớn.
Trong phiên này 1 USD ăn 95,69 Yên, giảm 1,6% so với phiên trước và ở mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua. Trong khi đó, 1 Euro ăn 122,2 Yên Nhật xuống ngưỡng thấp nhất trong 5 năm qua.
Trước sự lên giá của đồng Yên, cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn như Sony đã giảm 14%, cổ phiếu Toyota Motor giảm 6,4%, cổ phiếu Honda Motor hạ 5,7%, cổ phiếu Kyocera Corp giảm 11,3%,...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 811,9 điểm, tương đương -9,6%, đóng cửa ở mức 7.649,08. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,64 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 12 cổ phiếu xuống điểm thì có 1 cổ phiếu mất điểm.
Như vậy, trong tuần qua, chỉ số Nikkei 225 đã giảm 12% trong tuần và mất 50% trong năm 2008.
Chứng khoán Hồng Kông phiên này đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua do tác động từ sự sụt giảm của cổ phiếu khối ngân hàng, trong đó cổ phiếu HSBC giảm hơn 10%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng giảm 1.142,11 điểm, tương đương 8,3%, đóng cửa ở mức 12.618,38, giảm 13,3% so với tuần trước.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 3,19% và mất 7,67% so với tuần trước.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 110,96 điểm, tương đương -10,57%, chốt ở mức 938,75, giảm 20,5% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore mất 151,38 điểm, tương đương -8,67%, chốt ở mức 1.594,29, giảm 15,3% so với tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 35,94 điểm, tương đương -1,92%, chốt ở mức 1.839,62, giảm 4,71% so với tuần trước.
Tại Việt Nam, chỉ số VN-Index tiếp tục đổ dốc với mức giảm 15,32 điểm, tương đương -4,2%, chốt ở mức 345,11, giảm 9,78% so với tuần trước và giảm 62,53% nếu so với phiên giao dịch đầu tiên trong năm 2008.
Chứng khoán châu Âu: Ngày tồi tệ của khối ngân hàng
Mặc dù nhiều thị trường đang có những biến động mạnh nhưng các nhà lãnh đạo của châu Á và châu Âu - hiện đang tham dự hội nghị thượng đỉnh Á Âu tại Trung Quốc, vẫn tin tưởng họ có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong hơn 70 năm qua.
Trong khi đó, ngày 24/10, Cơ quan thống kê của Anh cho biết, GDP của nước này trong quý 3/2008 đã giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, sản xuất công nghiệp giảm 1%, xây dựng giảm 0,8%,... Đây là quý đầu tiên kinh tế Anh tăng trưởng âm trong 16 năm qua.
Chứng khoán châu Âu phiên cuối tuần đã sụt giảm mạnh và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2003.
Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục dẫn đầu về biên độ giảm điểm và qua đó góp phần đẩy thị trường đi xuống. Trong đó cổ phiếu HSBC mất 17,7%, cổ phiếu Standard Chartered hạ 15,8%, cổ phiếu Societe Generale giảm 7,6%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 204,47 điểm, tương đương -5%, đóng cửa ở mức 3.883,36, giảm 4,42% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 2,8 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tiếp tục giảm 4,96% và mất 10,15% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 73,73 triệu cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 3,54% và thấp hơn tuần trước 4%, khối lượng giao dịch đạt 321 triệu cổ phiếu.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.691,25 | 8.378,95 | 312,30 | 3,59 |
Nasdaq | 1.603,91 | 1.552,03 | 51,88 | 3,23 | |
S&P 500 | 908,11 | 876,77 | 31,34 | 3,45 | |
Anh | FTSE 100 | 4.087,83 | 3.883,36 | 204,47 | 5,00 |
Đức | DAX | 4.519,70 | 4.295,67 | 224,03 | 4,96 |
Pháp | CAC 40 | 3.310,87 | 3.193,79 | 117,08 | 3,54 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.730,51 | 4.579,62 | 150,89 | 3,19 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.460,98 | 7.649,08 | 811,90 | 9,60 |
Hồng Kông | Hang Seng | 13.760,50 | 12.618,40 | 1,142,11 | 8,30 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.049,71 | 938,75 | 110,96 | 10,57 |
Singapore | Straits Times | 1.745,67 | 1.594,29 | 151,38 | 8,67 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.875,56 | 1.839,62 | 35,94 | 1,92 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |