Chứng khoán Phố Wall vững vàng tiến bước
Ngày 8/12, chứng khoán Mỹ tăng mạnh trước tin hỗ trợ từ kế hoạch kích thích kinh tế và ngành ôtô sắp được giải cứu
Ngày 8/12, chứng khoán Mỹ tăng mạnh trước tin hỗ trợ từ kế hoạch kích thích kinh tế và ngành ôtô sắp được giải cứu.
Hôm thứ Hai, Tập đoàn Dow Chemical vừa công bố sẽ cắt giảm 5.000 việc làm, tương đương 10% lực lượng lao động của hãng như là một phần trong việc tái cấu trúc hoạt động kinh doanh trước bối cảnh suy giảm của kinh tế toàn cầu.
Cùng với Dow Chemical, hai tập đoàn trong chỉ số công nghiệp Dow Jones là 3M và DuPont cũng công bố sẽ cắt giảm lần lượt là 2.300 và 2.500 việc làm nhằm ứng phó với tình hình đi xuống của nền kinh tế.
Theo giới phân tích nhận định, nhiều tập đoàn ở nhiều lĩnh vực sẽ tiếp tục công bố cắt giảm việc làm trong thời gian tới và điều này sẽ nhanh chóng đẩy tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tiếp tục cao hơn mức 6,7%.
Các chỉ số tăng từ 3,5% đến 4,1%
Thị trường tiếp tục tăng điểm ấn tượng trước loạt tin hỗ trợ từ gói kích thích kinh tế của Tổng thống đắc cử Barack Obama cũng như những hy vọng mới về việc ba nhà sản xuất xe ôtô hàng đầu ở Mỹ sẽ sớm được giải cứu.
Với 9/11 ngày giao dịch lên điểm của các chỉ số đang mở ra hy vọng lớn đối với giới đầu tư về một đợt phục hồi vững chắc trong thời gian tới. Tuy nhiên, có ý kiến phân tích cho rằng, với thách thức từ tình trạng tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ gia tăng, thì thị trường Mỹ sẽ khó hồi phục trong ngắn hạn.
Họ cho rằng, trong thời gian gần đây, thị trường chứng khoán luôn có những bất ngờ và biến động khó lường - có lúc tăng lên trên 7% có lúc giảm hơn 8%, là một dấu hiệu bất thường ở Phố Wall. Hơn nữa, những đợt tăng vừa qua xuất phát từ những tín hiệu, thông tin tích cực chứ chưa đến từ một hành động cụ thể. Do đó, còn quá sớm để khẳng định một đợt phục hồi vững chắc.
Trong ngày giao dịch này, giới đầu tư ở Phố Wall đã tin rằng, kế hoạch kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo 2,5 triệu việc làm trong 2 năm tới – có thể sẽ tốn 500 tỷ USD, của Tổng thống đắc cử Barack Obama sẽ giúp kinh tế sớm ổn định trở lại.
Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng nhận định rằng, gói hỗ trợ kinh tế của ông Obama chủ yếu sẽ đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng nên đã tăng mạnh lượng mua cổ phiếu của nhiều hãng sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ kế hoạch này.
Điều đó đã khiến cổ phiếu của Caterpillar (CAT) tăng 10,87%, cổ phiếu Aecom Technology (ACM) lên 10,55%, cổ phiếu Jacobs Engineering (JEC) tiến thêm 15,18%, Granite Construction tăng 7%...
Liên quan đến thông tin giải cứu ngành công nghiệp ôtô Mỹ, cuộc họp bàn kéo dài 3 ngày giữa nhóm nghị sỹ đảng Dân chủ và đại diện chính quyền Bush đã gần như đạt được một thỏa thuận chung cho một gói hỗ trợ.
Theo đó, ba nhà sản xuất xe ôtô - General Motors, Ford Motor và Chrysler LLC sẽ được hỗ trợ một khoải tiền lớn ước khoản từ 15 tỷ USD để có thể đối phó với khó khăn hiện tại.
Dù chưa có một tuyên bố chính thức nào và khoản tiền được tiếp cận cũng thấp hơn con số 34 tỷ USD như yêu cầu trước đó, nhưng cũng đủ để đẩy cổ phiếu của Ford tăng 24,26% lên 3,38 USD/cổ phiếu trong khi cổ phiếu General Motors tiến thêm 20,83%, lên 4,93 USD/cổ phiếu.
Đà tăng của các chỉ số chứng khoán cũng được hỗ trợ mạnh mẽ từ sức tăng của cổ phiếu khối tài chính, trong đó cổ phiếu Merrill Lynch lên 16,95%, cổ phiếu Bank of America tăng 17,06%, cổ phiếu Citigroup tiến thêm 9,86%...
Bất ngờ đã đến khi cổ phiếu của McDonald's giảm 2,87% bất chấp việc hãng này công bố doanh số bán hàng trên toàn cầu trong tháng 11 tăng 7,7% - mức cao nhất trong vòng 13 tháng qua, trong đó doanh thu ở thị trường Mỹ tăng 4,5%, thị trường châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi tăng 13,2%.
Điểm đáng chú ý trong ngày giao dịch đầu tuần là tập đoàn hoạt động về xuất bản và truyền thông – Tribune đã chính thức nộp đơn xin phá sản với khoản nợ 13 tỷ USD. Cổ phiếu của Tribune (TXA) đã mất 94,06% trong ngày 8/12.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 8/12: chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 298,76 điểm, tương đương 3,46%, đóng cửa ở mức 8.934,18.
Chỉ số Nasdaq phiên này tiếp tục lên 62,43 điểm, tương đương 4,14%, chốt ở mức 1.571,74.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 33,63 điểm, tương đương 3,84%, đóng cửa ở mức 909,7.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,74 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.467 cổ phiếu lên điểm và có 686 cổ phiếu xuống điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,33 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.991 mã lên điểm và có 779 mã mất điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng vọt từ 6,2% đến 8,7%
Thị trường chứng khoán châu Âu đã phản ứng tích cực với các kế hoạch hỗ trợ nền kinh tế của nhiều chính phủ. Ngay khi thị trường mở cửa, ba chỉ số chứng khoán chính của khu vực đã tăng mạnh và luôn duy trì đà tăng trên 4% trong cả ngày giao dịch.
Các cổ phiếu khối năng lượng, khai mỏ, dược phẩm, sản xuất ôtô, ngân hàng luôn duy trì sức tăng mạnh mẽ và là nhân tố chính thúc đẩy thị trường khởi sắc.
Dầu và nhiều loại kim loại tăng giá trở lại giúp cổ phiếu khối năng lượng, khai mỏ lên điểm mạnh, trong đó, cổ phiếu BG Group, Tullow Oil, BP và Royal Dutch Shell có mức tăng từ 8,1% đến 11,3%; cổ phiếu Anglo American, Vedanta Resources và BHP Billiton tăng từ 13,2% đến 15,6%.
Các cổ phiếu khối ngân hàng có sức ảnh hưởng lớn tới thị trường cũng đã tăng điểm với biên độ lớn, trong đó cổ phiếu Barclays, Lloyds TSB, Royal Bank of Scotland và UBS tăng từ 6,7% đến 14,2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 250,69 điểm, tương đương 6,19%, đóng cửa ở mức 4.300,06, khối lượng giao dịch đạt 1,89 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 7,63%, khối lượng giao dịch đạt 47,6 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 8,68%, khối lượng giao dịch đạt 191 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á tăng “bất thường”!
Thị trường chứng khoán châu Á đã có ngày lên điểm mạnh nhất trong 1 tháng qua với biên độ tăng của nhiều thị trường đã lên trên 7%. Đây là một phản ứng tích cực sau khi loạt tin mới hỗ trợ hội tụ cho ngày giao dịch đầu tuần.
Đầu tiên là tin tức hỗ trợ từ phiên tăng điểm ấn tượng cuối tuần trước ở Phố Wall – bất chấp tình hình việc làm ở Mỹ trở nên tồi tệ trong tháng 11, cũng như hy vọng mới về khả năng được giải cứu của ngành sản xuất ôtô Mỹ.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng vừa công bố một gói kích thích kinh tế trị giá 4 tỷ USD và cắt giảm lãi suất cơ bản lần thứ ba kể từ tháng 10 đến nay.
Chỉ số MSCI của châu Á (ngoài Nhật) đã tăng tới 6,3% và trở thành ngày tăng điểm mạnh nhất kể từ 5/11 với 17 cổ phiếu tăng điểm thì mới có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Nhờ sức tăng mạnh của cổ phiếu các hãng sản xuất máy móc xây dựng và khối các nhà xuất khẩu lớn khác, nên đã đưa chứng khoán Nhật có ngày tăng điểm với biên độ lớn, lên mức cao nhất trong 1 tuần qua.
Do có nhiều thông tin về các khoản chi tiêu mạnh về hoạt động hạ tầng của nhiều chính phủ nên đã thúc đẩy giới đầu tư mua cổ phiếu của các hãng sản xuất máy móc xây dựng. Điều này đã giúp cổ phiếu của Komatsu lên 11%, cổ phiếu của Hitachi Construction tiến thêm 11,6%.
Cổ phiếu khối xuất khẩu cũng bật mạnh, trong đó cổ phiếu Honda Motor lên 5%, cổ phiếu Canon tăng 4,9%, cổ phiếu Sony tiến thêm 5,5%
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 411,54 điểm, tương đương 5,2%, chốt ở mức 8.329,05.
Điểm qua thị trường Hàn Quốc, ngày 8/12, Ngân hàng Trung ương nước này cho biết, chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) đã giảm 2,3% trong tháng 11 – mức giảm mạnh nhất trong vòng 45 năm qua, do giá hàng hóa cơ bản như dầu, nhiều nguyên vật liệu khác giảm ở mức kỷ lục.
Giới phân tích nhận định, rất có thể chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hàn Quốc cũng sẽ giảm mạnh trong tháng này, qua đó mở đường cho Ngân hàng Trung ương có một đợt mạnh tay cắt giảm lãi suất cơ bản.
Cùng với những tác động chung của thị trường thế giới và trong nước, chỉ số KOSPI đã tăng 76,92 điểm, tương đương 7,48%, chốt ở mức 1.105,05 - trở thành một trong các chỉ số chứng khoán có biên độ tăng lớn nhất trong khu vực.
Cùng với đà tăng mạnh của thị trường Hàn Quốc, chứng khoán Hồng Kông đã có sự bứt phá ấn tượng với biên độ tăng luôn được duy trì ở mức tăng trên 7% - điều chưa từng có trong tháng gần 1 tháng nay.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng tăng 1.198,78 điểm, tương đương 8,66%, chốt ở mức 15.044,9.
Liên quan đến Trung Quốc, tại cuộc đối thoại kinh tế cao cấp Trung Quốc – Mỹ vừa diễn ra tại đại lục, hai nước đã đạt được một số thỏa thuận quan trọng liên quan đến việc mở cửa mạnh hơn về thương mại, đầu tư. Trong đó đáng chú ý là khoản tiền 20 tỷ USD được hai bên cam kết chi để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn xa hơn liên quan đến hoạt động giao thương hai nước, Chuyên gia kinh tế trưởng của JPMorgan Chase tại Trung Quốc - Frank Gong vừa đưa ra nhận định, việc không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến chính sách tỷ giá đồng Nhân dân tệ với USD sẽ khiến tác động xấu tới thị trường tài chính và nền kinh tế Trung Quốc.
Quan điểm này được đưa ra sau khi đồng Nhân dân tệ lần đầu tiên xuống mức thấp nhất so với USD trong tuần trước và thị trường vẫn tin tưởng rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện duy trì đồng Nhân dân tệ yếu để hỗ trợ xuất khẩu.
Trả lời trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 8/12, ông Frank Gong cho rằng việc duy trì đồng Nhân dân tệ yếu là một động thái sai lầm.
Ông cũng dự báo, trong 3 tháng tới, đồng Nhân dân tệ sẽ ở ngưỡng 6,8 – 7 Nhân dân tệ/ 1 USD. Trong phiên giao dịch buổi chiều ngày 8/12, 1 USD đổi được 6,8813 Nhân dân tệ.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite đã có phiên tăng điểm ấn tượng theo các thị trường chứng khoán khác. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite lên 72,12 điểm, tương đương 3,57 %, chốt ở mức 2.090,77.
Cuối cùng, chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan đã tăng 4,57% và chốt ở mức 4.418,33
* Thị trường chứng khoán Singapore nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Hôm thứ Hai, Tập đoàn Dow Chemical vừa công bố sẽ cắt giảm 5.000 việc làm, tương đương 10% lực lượng lao động của hãng như là một phần trong việc tái cấu trúc hoạt động kinh doanh trước bối cảnh suy giảm của kinh tế toàn cầu.
Cùng với Dow Chemical, hai tập đoàn trong chỉ số công nghiệp Dow Jones là 3M và DuPont cũng công bố sẽ cắt giảm lần lượt là 2.300 và 2.500 việc làm nhằm ứng phó với tình hình đi xuống của nền kinh tế.
Theo giới phân tích nhận định, nhiều tập đoàn ở nhiều lĩnh vực sẽ tiếp tục công bố cắt giảm việc làm trong thời gian tới và điều này sẽ nhanh chóng đẩy tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tiếp tục cao hơn mức 6,7%.
Các chỉ số tăng từ 3,5% đến 4,1%
Thị trường tiếp tục tăng điểm ấn tượng trước loạt tin hỗ trợ từ gói kích thích kinh tế của Tổng thống đắc cử Barack Obama cũng như những hy vọng mới về việc ba nhà sản xuất xe ôtô hàng đầu ở Mỹ sẽ sớm được giải cứu.
Với 9/11 ngày giao dịch lên điểm của các chỉ số đang mở ra hy vọng lớn đối với giới đầu tư về một đợt phục hồi vững chắc trong thời gian tới. Tuy nhiên, có ý kiến phân tích cho rằng, với thách thức từ tình trạng tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ gia tăng, thì thị trường Mỹ sẽ khó hồi phục trong ngắn hạn.
Họ cho rằng, trong thời gian gần đây, thị trường chứng khoán luôn có những bất ngờ và biến động khó lường - có lúc tăng lên trên 7% có lúc giảm hơn 8%, là một dấu hiệu bất thường ở Phố Wall. Hơn nữa, những đợt tăng vừa qua xuất phát từ những tín hiệu, thông tin tích cực chứ chưa đến từ một hành động cụ thể. Do đó, còn quá sớm để khẳng định một đợt phục hồi vững chắc.
Trong ngày giao dịch này, giới đầu tư ở Phố Wall đã tin rằng, kế hoạch kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo 2,5 triệu việc làm trong 2 năm tới – có thể sẽ tốn 500 tỷ USD, của Tổng thống đắc cử Barack Obama sẽ giúp kinh tế sớm ổn định trở lại.
Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng nhận định rằng, gói hỗ trợ kinh tế của ông Obama chủ yếu sẽ đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng nên đã tăng mạnh lượng mua cổ phiếu của nhiều hãng sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ kế hoạch này.
Điều đó đã khiến cổ phiếu của Caterpillar (CAT) tăng 10,87%, cổ phiếu Aecom Technology (ACM) lên 10,55%, cổ phiếu Jacobs Engineering (JEC) tiến thêm 15,18%, Granite Construction tăng 7%...
Liên quan đến thông tin giải cứu ngành công nghiệp ôtô Mỹ, cuộc họp bàn kéo dài 3 ngày giữa nhóm nghị sỹ đảng Dân chủ và đại diện chính quyền Bush đã gần như đạt được một thỏa thuận chung cho một gói hỗ trợ.
Theo đó, ba nhà sản xuất xe ôtô - General Motors, Ford Motor và Chrysler LLC sẽ được hỗ trợ một khoải tiền lớn ước khoản từ 15 tỷ USD để có thể đối phó với khó khăn hiện tại.
Dù chưa có một tuyên bố chính thức nào và khoản tiền được tiếp cận cũng thấp hơn con số 34 tỷ USD như yêu cầu trước đó, nhưng cũng đủ để đẩy cổ phiếu của Ford tăng 24,26% lên 3,38 USD/cổ phiếu trong khi cổ phiếu General Motors tiến thêm 20,83%, lên 4,93 USD/cổ phiếu.
Đà tăng của các chỉ số chứng khoán cũng được hỗ trợ mạnh mẽ từ sức tăng của cổ phiếu khối tài chính, trong đó cổ phiếu Merrill Lynch lên 16,95%, cổ phiếu Bank of America tăng 17,06%, cổ phiếu Citigroup tiến thêm 9,86%...
Bất ngờ đã đến khi cổ phiếu của McDonald's giảm 2,87% bất chấp việc hãng này công bố doanh số bán hàng trên toàn cầu trong tháng 11 tăng 7,7% - mức cao nhất trong vòng 13 tháng qua, trong đó doanh thu ở thị trường Mỹ tăng 4,5%, thị trường châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi tăng 13,2%.
Điểm đáng chú ý trong ngày giao dịch đầu tuần là tập đoàn hoạt động về xuất bản và truyền thông – Tribune đã chính thức nộp đơn xin phá sản với khoản nợ 13 tỷ USD. Cổ phiếu của Tribune (TXA) đã mất 94,06% trong ngày 8/12.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 8/12: chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 298,76 điểm, tương đương 3,46%, đóng cửa ở mức 8.934,18.
Chỉ số Nasdaq phiên này tiếp tục lên 62,43 điểm, tương đương 4,14%, chốt ở mức 1.571,74.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 33,63 điểm, tương đương 3,84%, đóng cửa ở mức 909,7.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,74 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.467 cổ phiếu lên điểm và có 686 cổ phiếu xuống điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,33 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.991 mã lên điểm và có 779 mã mất điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng vọt từ 6,2% đến 8,7%
Thị trường chứng khoán châu Âu đã phản ứng tích cực với các kế hoạch hỗ trợ nền kinh tế của nhiều chính phủ. Ngay khi thị trường mở cửa, ba chỉ số chứng khoán chính của khu vực đã tăng mạnh và luôn duy trì đà tăng trên 4% trong cả ngày giao dịch.
Các cổ phiếu khối năng lượng, khai mỏ, dược phẩm, sản xuất ôtô, ngân hàng luôn duy trì sức tăng mạnh mẽ và là nhân tố chính thúc đẩy thị trường khởi sắc.
Dầu và nhiều loại kim loại tăng giá trở lại giúp cổ phiếu khối năng lượng, khai mỏ lên điểm mạnh, trong đó, cổ phiếu BG Group, Tullow Oil, BP và Royal Dutch Shell có mức tăng từ 8,1% đến 11,3%; cổ phiếu Anglo American, Vedanta Resources và BHP Billiton tăng từ 13,2% đến 15,6%.
Các cổ phiếu khối ngân hàng có sức ảnh hưởng lớn tới thị trường cũng đã tăng điểm với biên độ lớn, trong đó cổ phiếu Barclays, Lloyds TSB, Royal Bank of Scotland và UBS tăng từ 6,7% đến 14,2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 250,69 điểm, tương đương 6,19%, đóng cửa ở mức 4.300,06, khối lượng giao dịch đạt 1,89 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 7,63%, khối lượng giao dịch đạt 47,6 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 8,68%, khối lượng giao dịch đạt 191 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á tăng “bất thường”!
Thị trường chứng khoán châu Á đã có ngày lên điểm mạnh nhất trong 1 tháng qua với biên độ tăng của nhiều thị trường đã lên trên 7%. Đây là một phản ứng tích cực sau khi loạt tin mới hỗ trợ hội tụ cho ngày giao dịch đầu tuần.
Đầu tiên là tin tức hỗ trợ từ phiên tăng điểm ấn tượng cuối tuần trước ở Phố Wall – bất chấp tình hình việc làm ở Mỹ trở nên tồi tệ trong tháng 11, cũng như hy vọng mới về khả năng được giải cứu của ngành sản xuất ôtô Mỹ.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng vừa công bố một gói kích thích kinh tế trị giá 4 tỷ USD và cắt giảm lãi suất cơ bản lần thứ ba kể từ tháng 10 đến nay.
Chỉ số MSCI của châu Á (ngoài Nhật) đã tăng tới 6,3% và trở thành ngày tăng điểm mạnh nhất kể từ 5/11 với 17 cổ phiếu tăng điểm thì mới có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Nhờ sức tăng mạnh của cổ phiếu các hãng sản xuất máy móc xây dựng và khối các nhà xuất khẩu lớn khác, nên đã đưa chứng khoán Nhật có ngày tăng điểm với biên độ lớn, lên mức cao nhất trong 1 tuần qua.
Do có nhiều thông tin về các khoản chi tiêu mạnh về hoạt động hạ tầng của nhiều chính phủ nên đã thúc đẩy giới đầu tư mua cổ phiếu của các hãng sản xuất máy móc xây dựng. Điều này đã giúp cổ phiếu của Komatsu lên 11%, cổ phiếu của Hitachi Construction tiến thêm 11,6%.
Cổ phiếu khối xuất khẩu cũng bật mạnh, trong đó cổ phiếu Honda Motor lên 5%, cổ phiếu Canon tăng 4,9%, cổ phiếu Sony tiến thêm 5,5%
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 411,54 điểm, tương đương 5,2%, chốt ở mức 8.329,05.
Điểm qua thị trường Hàn Quốc, ngày 8/12, Ngân hàng Trung ương nước này cho biết, chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) đã giảm 2,3% trong tháng 11 – mức giảm mạnh nhất trong vòng 45 năm qua, do giá hàng hóa cơ bản như dầu, nhiều nguyên vật liệu khác giảm ở mức kỷ lục.
Giới phân tích nhận định, rất có thể chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hàn Quốc cũng sẽ giảm mạnh trong tháng này, qua đó mở đường cho Ngân hàng Trung ương có một đợt mạnh tay cắt giảm lãi suất cơ bản.
Cùng với những tác động chung của thị trường thế giới và trong nước, chỉ số KOSPI đã tăng 76,92 điểm, tương đương 7,48%, chốt ở mức 1.105,05 - trở thành một trong các chỉ số chứng khoán có biên độ tăng lớn nhất trong khu vực.
Cùng với đà tăng mạnh của thị trường Hàn Quốc, chứng khoán Hồng Kông đã có sự bứt phá ấn tượng với biên độ tăng luôn được duy trì ở mức tăng trên 7% - điều chưa từng có trong tháng gần 1 tháng nay.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng tăng 1.198,78 điểm, tương đương 8,66%, chốt ở mức 15.044,9.
Liên quan đến Trung Quốc, tại cuộc đối thoại kinh tế cao cấp Trung Quốc – Mỹ vừa diễn ra tại đại lục, hai nước đã đạt được một số thỏa thuận quan trọng liên quan đến việc mở cửa mạnh hơn về thương mại, đầu tư. Trong đó đáng chú ý là khoản tiền 20 tỷ USD được hai bên cam kết chi để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn xa hơn liên quan đến hoạt động giao thương hai nước, Chuyên gia kinh tế trưởng của JPMorgan Chase tại Trung Quốc - Frank Gong vừa đưa ra nhận định, việc không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến chính sách tỷ giá đồng Nhân dân tệ với USD sẽ khiến tác động xấu tới thị trường tài chính và nền kinh tế Trung Quốc.
Quan điểm này được đưa ra sau khi đồng Nhân dân tệ lần đầu tiên xuống mức thấp nhất so với USD trong tuần trước và thị trường vẫn tin tưởng rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện duy trì đồng Nhân dân tệ yếu để hỗ trợ xuất khẩu.
Trả lời trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 8/12, ông Frank Gong cho rằng việc duy trì đồng Nhân dân tệ yếu là một động thái sai lầm.
Ông cũng dự báo, trong 3 tháng tới, đồng Nhân dân tệ sẽ ở ngưỡng 6,8 – 7 Nhân dân tệ/ 1 USD. Trong phiên giao dịch buổi chiều ngày 8/12, 1 USD đổi được 6,8813 Nhân dân tệ.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite đã có phiên tăng điểm ấn tượng theo các thị trường chứng khoán khác. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite lên 72,12 điểm, tương đương 3,57 %, chốt ở mức 2.090,77.
Cuối cùng, chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan đã tăng 4,57% và chốt ở mức 4.418,33
* Thị trường chứng khoán Singapore nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.635,42 | 8.934,18 | 298,76 | 3,46 |
Nasdaq | 1.509,31 | 1.571,74 | 62,43 | 4,14 | |
S&P 500 | 876,07 | 909,70 | 33,63 | 3,84 | |
Anh | FTSE 100 | 4.049,37 | 4.300,06 | 250,69 | 6,19 |
Đức | DAX | 4.381,47 | 4.715,88 | 334,41 | 7,63 |
Pháp | CAC 40 | 2.988,01 | 3.247,48 | 259,47 | 8,68 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.225,07 |
4.418,33
|
193,26 | 4,57 |
Nhật | Nikkei 225 | 7.917,51 | 8.329.05 | 411,54 | 5,20 |
Hồng Kông | Hang Seng | 13.846,09 | 14.943,71 | 1.097,62 | 7,93 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.028,13 | 1.105.05 | 76,92 | 7,48 |
Singapore | Straits Times | 1.659,17 | N/A | N/A | N/A |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.018,66 | 2.090,77 | 72,12 | 3,57 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |