“Chứng khoán sẽ giao dịch không sàn tháng 12 năm nay”
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc HOSE nói về kế hoạch triển khai giao dịch không sàn
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) nói về kế hoạch triển khai giao dịch không sàn.
Xin ông cho biết tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại các công ty chứng khoán hiện nay như thế nào?
Công nghệ thông tin là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của công ty. Chính vì vậy, các công ty chứng khoán hiện đang rất chú trọng đến sự phát triển công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trên thị trường chứng khoán hiện nay còn mới lạ nên các công ty chứng khoán đang trong giai đoạn tìm kiếm các phần mềm phù hợp.
Một số công ty chứng khoán có tiềm năng đã lựa chọn các đối tác nước ngoài nhưng đa số vẫn còn trong trạng thái chờ, họ chỉ đầu tư tạm thời để đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của nhà đầu tư.
Theo ông, để kết nối trực tiếp, đồng bộ với phần mềm của HOSE, các công ty chứng khoán cần phải làm gì? Các công ty chứng khoán cần phải chuẩn bị gì (con người, công nghệ, thiết bị, hạ tầng...) cho việc sẵn sàng kết nối với HOSE?
Hiện tại, HOSE đang triển khai hệ thống giao dịch trực tuyến. Đây là hệ thống giao dịch theo thời gian thực có tính hiệu quả cao. Hệ thống giao dịch trực tuyến này sẽ đáp ứng được một số hạn chế của hệ thống giao dịch trong thời gian qua như: số lượng lệnh được nhập vào hệ thống nhiều lên, xác suất lệnh được khớp cao hơn, việc hủy và sửa lệnh sẽ giảm...
Vì thế, để sẵn sàng kết nối đến HOSE, về mặt hạ tầng kỹ thuật bao gồm cấu trúc mạng và phần cứng, các công ty chứng khoán cần chọn lựa các giải pháp có tính ổn định cao, có hệ thống dự phòng có khả năng thay thế trong khoảng thời gian ngắn nhất. Song song đó, các công ty cần có nhân lực công nghệ thông tin có trình độ, năng lực chuyên môn cao để nắm bắt nhanh chóng các ứng dụng công nghệ mới.
Khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh) của các nhân viên công nghệ thông tin cũng là một yếu tố quan trọng. Về mặt công nghệ phần mềm, hiện tại hệ thống Gateway hỗ trợ giao dịch trực tuyến của HOSE sử dụng giao thức TCP/IP là chủ yếu. Đây là một giao thức phổ biến để truyền dữ liệu qua mạng. Vì thế, cũng khá linh động để các công ty chứng khoán có thể lựa chọn các giải pháp phát triển phù hợp.
Hiện nay, các công ty chứng khoán đều có phần mềm hỗ trợ việc giao dịch, liệu các phần mềm đó có tương thích và sẵn sàng kết nối với hệ thống của HOSE?
Tuy hiện nay các công ty chứng khoán đều có phần mềm hỗ trợ việc giao dịch nhưng để kết nối với HOSE qua Gateway hỗ trợ giao dịch trực tuyến, các công ty phải xây dựng một module hoàn toàn mới theo các đặc tả, giao thức HOSE cung cấp để có thể nhập lệnh trực tiếp vào hệ thống giao dịch của HOSE.
Ông đánh giá như thế nào về việc thử nghiệm giao dịch chứng khoán không sàn vừa qua tại một số công ty chứng khoán? Thời gian qua đã có bao nhiêu công ty chứng khoán được chọn thí điểm giao dịch kết nối trực tiếp vào hệ thống của HOSE?
Đã có 25 công ty chứng khoán và 22 nhà phát triển giải pháp phần mềm trong và ngoài nước (viết tắt là ISV) đủ điều kiện tham gia đợt thử nghiệm đợt đầu từ 21/7 - 15/9. Nhìn chung, các ISV trong và ngoài nước khá đồng đều về mặt giải pháp cho hệ thống giao dịch trực tuyến, tương thích với hệ thống Gateway tại HOSE.
Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm, hệ thống phần mềm của các ISV vẫn còn một số lỗi làm ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm. Lý do chủ yếu là chưa nghiên cứu kỹ tài liệu đặc tả do HOSE cung cấp.
Hiện nay đã có 45 công ty chứng khoán đăng ký tham gia thử nghiệm đợt 2 từ 21/9 đến 15/11. Vì vậy, các công ty chứng khoán đăng ký trong đợt thử nghiệm sau này cần có sự chuẩn bị kỹ hơn cả về kỹ thuật và con người.
Xin ông nói rõ thêm về hạ tầng công nghệ hiện nay HOSE đang sử dụng và định hướng phát triển trong tương lai?
Về máy chủ giao dịch, HOSE đã đầu tư nâng cấp máy chủ giao dịch lần gần đây nhất vào sáu tháng cuối năm 2007. Đường truyền kết nối đến các công ty chứng khoán thành viên đã được đầu tư nâng cấp từ mô hình quay số lên kênh truyền riêng và đến năm 2007 được nâng cấp thành hai kênh thuê riêng hoạt động theo mô hình cân bằng tải dự phòng nóng.
Sở cũng đang đấu thầu xây dựng hệ thống mạng nội bộ của sở từ mô hình hai lớp dự phòng nguội thành mô hình 3 lớp dự phòng nóng. Đặc biệt, như bạn đã biết, HOSE đang đầu tư hệ thống máy chủ nhận lệnh trực tuyến và tiến đến giao dịch không sàn đã được đa số các công ty chứng khoán đăng ký tham gia và đông đảo nhà đầu tư ủng hộ.
Trong tương lai gần, HOSE cũng có nhiều dự án nâng cấp hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng tin học lớn như: xây dựng hệ thống giao dịch mới, hiện đại, đạt tiêu chuẩn châu lục hoặc quốc tế; xây dựng trung tâm dự phòng cách HOSE ít nhất 15km...
Vậy theo ông, khi nào HOSE sẽ chính thức tiến hành giao dịch bỏ sàn?
Theo kế hoạch, đến tháng 12/2008, HOSE sẽ tiến hành giao dịch trực tuyến khi tất cả các công ty chứng khoán đã tham gia thử nghiệm và đạt yêu cầu. Những công ty chưa đạt sẽ tiếp tục được thử nghiệm lại sau đó.
Xin ông cho biết tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại các công ty chứng khoán hiện nay như thế nào?
Công nghệ thông tin là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của công ty. Chính vì vậy, các công ty chứng khoán hiện đang rất chú trọng đến sự phát triển công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trên thị trường chứng khoán hiện nay còn mới lạ nên các công ty chứng khoán đang trong giai đoạn tìm kiếm các phần mềm phù hợp.
Một số công ty chứng khoán có tiềm năng đã lựa chọn các đối tác nước ngoài nhưng đa số vẫn còn trong trạng thái chờ, họ chỉ đầu tư tạm thời để đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của nhà đầu tư.
Theo ông, để kết nối trực tiếp, đồng bộ với phần mềm của HOSE, các công ty chứng khoán cần phải làm gì? Các công ty chứng khoán cần phải chuẩn bị gì (con người, công nghệ, thiết bị, hạ tầng...) cho việc sẵn sàng kết nối với HOSE?
Hiện tại, HOSE đang triển khai hệ thống giao dịch trực tuyến. Đây là hệ thống giao dịch theo thời gian thực có tính hiệu quả cao. Hệ thống giao dịch trực tuyến này sẽ đáp ứng được một số hạn chế của hệ thống giao dịch trong thời gian qua như: số lượng lệnh được nhập vào hệ thống nhiều lên, xác suất lệnh được khớp cao hơn, việc hủy và sửa lệnh sẽ giảm...
Vì thế, để sẵn sàng kết nối đến HOSE, về mặt hạ tầng kỹ thuật bao gồm cấu trúc mạng và phần cứng, các công ty chứng khoán cần chọn lựa các giải pháp có tính ổn định cao, có hệ thống dự phòng có khả năng thay thế trong khoảng thời gian ngắn nhất. Song song đó, các công ty cần có nhân lực công nghệ thông tin có trình độ, năng lực chuyên môn cao để nắm bắt nhanh chóng các ứng dụng công nghệ mới.
Khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh) của các nhân viên công nghệ thông tin cũng là một yếu tố quan trọng. Về mặt công nghệ phần mềm, hiện tại hệ thống Gateway hỗ trợ giao dịch trực tuyến của HOSE sử dụng giao thức TCP/IP là chủ yếu. Đây là một giao thức phổ biến để truyền dữ liệu qua mạng. Vì thế, cũng khá linh động để các công ty chứng khoán có thể lựa chọn các giải pháp phát triển phù hợp.
Hiện nay, các công ty chứng khoán đều có phần mềm hỗ trợ việc giao dịch, liệu các phần mềm đó có tương thích và sẵn sàng kết nối với hệ thống của HOSE?
Tuy hiện nay các công ty chứng khoán đều có phần mềm hỗ trợ việc giao dịch nhưng để kết nối với HOSE qua Gateway hỗ trợ giao dịch trực tuyến, các công ty phải xây dựng một module hoàn toàn mới theo các đặc tả, giao thức HOSE cung cấp để có thể nhập lệnh trực tiếp vào hệ thống giao dịch của HOSE.
Ông đánh giá như thế nào về việc thử nghiệm giao dịch chứng khoán không sàn vừa qua tại một số công ty chứng khoán? Thời gian qua đã có bao nhiêu công ty chứng khoán được chọn thí điểm giao dịch kết nối trực tiếp vào hệ thống của HOSE?
Đã có 25 công ty chứng khoán và 22 nhà phát triển giải pháp phần mềm trong và ngoài nước (viết tắt là ISV) đủ điều kiện tham gia đợt thử nghiệm đợt đầu từ 21/7 - 15/9. Nhìn chung, các ISV trong và ngoài nước khá đồng đều về mặt giải pháp cho hệ thống giao dịch trực tuyến, tương thích với hệ thống Gateway tại HOSE.
Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm, hệ thống phần mềm của các ISV vẫn còn một số lỗi làm ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm. Lý do chủ yếu là chưa nghiên cứu kỹ tài liệu đặc tả do HOSE cung cấp.
Hiện nay đã có 45 công ty chứng khoán đăng ký tham gia thử nghiệm đợt 2 từ 21/9 đến 15/11. Vì vậy, các công ty chứng khoán đăng ký trong đợt thử nghiệm sau này cần có sự chuẩn bị kỹ hơn cả về kỹ thuật và con người.
Xin ông nói rõ thêm về hạ tầng công nghệ hiện nay HOSE đang sử dụng và định hướng phát triển trong tương lai?
Về máy chủ giao dịch, HOSE đã đầu tư nâng cấp máy chủ giao dịch lần gần đây nhất vào sáu tháng cuối năm 2007. Đường truyền kết nối đến các công ty chứng khoán thành viên đã được đầu tư nâng cấp từ mô hình quay số lên kênh truyền riêng và đến năm 2007 được nâng cấp thành hai kênh thuê riêng hoạt động theo mô hình cân bằng tải dự phòng nóng.
Sở cũng đang đấu thầu xây dựng hệ thống mạng nội bộ của sở từ mô hình hai lớp dự phòng nguội thành mô hình 3 lớp dự phòng nóng. Đặc biệt, như bạn đã biết, HOSE đang đầu tư hệ thống máy chủ nhận lệnh trực tuyến và tiến đến giao dịch không sàn đã được đa số các công ty chứng khoán đăng ký tham gia và đông đảo nhà đầu tư ủng hộ.
Trong tương lai gần, HOSE cũng có nhiều dự án nâng cấp hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng tin học lớn như: xây dựng hệ thống giao dịch mới, hiện đại, đạt tiêu chuẩn châu lục hoặc quốc tế; xây dựng trung tâm dự phòng cách HOSE ít nhất 15km...
Vậy theo ông, khi nào HOSE sẽ chính thức tiến hành giao dịch bỏ sàn?
Theo kế hoạch, đến tháng 12/2008, HOSE sẽ tiến hành giao dịch trực tuyến khi tất cả các công ty chứng khoán đã tham gia thử nghiệm và đạt yêu cầu. Những công ty chưa đạt sẽ tiếp tục được thử nghiệm lại sau đó.