Chứng khoán thế giới: Khối tài chính trong cơn bĩ cực
Ngày 30/6, chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại bất chấp sự sụt giảm của khối tài chính, trong khi giá dầu có lúc lên 143,67 USD/thùng
Ngày 30/6, chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại bất chấp sự sụt giảm của khối tài chính, trong khi giá dầu có lúc lên 143,67 USD/thùng.
Chứng khoán Mỹ: Khối tài chính trong cơn bĩ cực
Hôm thứ Hai, giá dầu thô kỳ hạn giao tháng Tám tại NYMEX có lúc đã tăng lên 143,67 USD/thùng trước khi đóng cửa ở mức 140 USD/thùng, giảm 21 cent/thùng so với phiên giao dịch cuối tuần trước.
Chỉ số Dow Jones và S&P500 đã tăng điểm nhờ sự khởi sắc của khối năng lượng bất chấp cổ phiếu khối tài chính mất điểm. Trong khi đó, sự sụt giảm 3,1% của cổ phiếu hãng Yahoo! đã kéo chỉ số Nasdaq mất gần 1% giá trị.
Những dự báo về khả năng Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch sẽ phải tăng vốn trong quý 3 và phải bán 20% cổ phần của Bloomberg với giá 1 tỷ USD như một tin xấu khởi đầu cho khối tài chính.
Tiếp đến là viễn cảnh lợi nhuận của Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley sẽ không mấy sáng sủa trong năm nay. Và cuối cùng là nỗi lo về thua lỗ, tăng vốn, cắt giảm việc làm…vẫn đang ám ảnh các định chế tài chính lớn ở Mỹ.
Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu của khối tài chính giảm 1,5%, trong đó cổ phiếu của Lehman Brothers giảm 11%, Ngân hàng Wachovia giảm 4,2%, AIG giảm 4%, Citigroup giảm 3%, Merrill Lynch giảm 3% và Morgan Stanley giảm 1,7%...
Dù các chỉ số chứng khoán đã xuống mức mà nhiều người thấy hấp dẫn nhưng thực tế khối lượng giao dịch trên sàn New York và Nasdaq vẫn giảm so với những phiên trước đó.
Tại sàn New York khối lượng giao dịch đạt 1,61 tỷ cổ phiếu so với mức giao dịch bình quân ngày là 1,91 tỷ cổ phiếu, sàn Nasdaq đạt 2,10 tỷ cổ phiếu so với mức giao dịch trung bình ngày 1à 1,19 tỷ cổ phiếu của những phiên trước.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones phiên giao dịch này tăng 3,50 điểm, tương đương 0,03%, đóng cửa ở mức 11.350,01.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 22,65 điểm, tương ứng -0,98%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.292,98.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 1,62 điểm, tương đương 0,13%, đóng cửa ở mức 1.280,00.
Như vậy, tính chung trong tháng Sáu, chỉ số Dow Jones giảm 10,2%, chỉ số Nasdaq mất 9,1% và chỉ số S&P 500 trượt 8,6%.
Trong quý 2/2008, chỉ số Dow Jones trượt 7,4%, chỉ số Nasdaq tăng 0,6% và chỉ số S&P 500 mất 3,2%.
Chứng khoán châu Âu: Sắc xanh đã trở lại
Hôm thứ Hai, Cơ quan thống kê của liên minh châu Âu (Eurostat) thông báo, lạm phát ở 15 quốc gia sử dụng chung đồng Euro trong tháng Sáu đã tăng lên 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mức tăng này cao hơn 0,1% so với dự báo trước đó và tăng cao hơn so với mức tăng 3,7% của tháng Năm. Như vậy, lạm phát ở châu Âu hiện đã lên mức báo động khi tốc độ tăng lạm phát của tháng Sáu lên mức cao nhất kể từ năm 1997.
Trước áp lực của lạm phát tăng cao, giới phân tích nhận định rằng rất có thể Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ đưa ra quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 4%/năm lên 4,25%/năm trong cuộc họp sẽ diễn ra vào thứ Năm ngày 3/7 tới.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu phiên này đã tăng điểm trở lại, trong đó đáng chú ý nhất là mức tăng gần 2% của chứng khoán Anh. Tuy vậy, tính chung trong tháng Sáu, chứng khoán châu Âu đã mất đi 10% giá trị.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên giao dịch hôm thứ Hai tăng 96,00 điểm, tương đương 1,74%, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,32 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này giảm 0,06%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,29 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,85%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 219 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Sắc đỏ ngày giao dịch đầu tuần
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch đầu tuần tiếp tục giảm điểm ở nhiều thị trường, tuy nhiên tín hiệu vui đã đến khi sắc xanh đã trở lại với thị trường Hồng Kông.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch đầu tuần tiếp tục giảm điểm và kết thúc quý 2/2008 với kết quả đáng thất vọng khi chỉ số Nikkei 225 giảm 8,23% so với đầu năm và giảm 25,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến nay, thị trường vẫn chưa phải ở mức tồi tệ nhất trong năm nay nhưng với viễn cảnh không mấy sáng sủa từ tình hình kinh tế vĩ mô, lạm phát leo thang, giá nhiên liệu tăng cao đang đẩy chi phí đầu vào tăng theo gây nên những khó khăn cho nền kinh tế và gây lo ngại cho giới đầu tư.
Trong khi đó, phiên giao dịch này, giá cổ phiếu của khối bán lẻ, ôtô đều giảm điểm đã góp phần kéo chỉ số chứng khoán tiếp tục có ngày giao dịch trong sắc đỏ.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 62,98 điểm, tương đương 0,46%, đóng cửa ở mức 13.481,38.
Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông đã khởi sắc trở lại sau nhiều ngày mất điểm. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng tăng 0,27%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,33%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,28%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc phiên này tiếp tục giảm 0,57%.
Hôm thứ Hai, hãng phân phối nhiên liệu cho máy bay của Trung Quốc CNAF thông báo sẽ tăng giá nhiên liệu lên 15% và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7. Thông tin này tiếp tục sẽ ảnh hưởng tới chi phí vận tải hàng không của nước này trong thời gian tới.
Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc tiếp tục mất điểm khi chỉ số Shanghai Composite giảm 0,45% và đóng cửa ở mức 2.736,10.
Chứng khoán Mỹ: Khối tài chính trong cơn bĩ cực
Hôm thứ Hai, giá dầu thô kỳ hạn giao tháng Tám tại NYMEX có lúc đã tăng lên 143,67 USD/thùng trước khi đóng cửa ở mức 140 USD/thùng, giảm 21 cent/thùng so với phiên giao dịch cuối tuần trước.
Chỉ số Dow Jones và S&P500 đã tăng điểm nhờ sự khởi sắc của khối năng lượng bất chấp cổ phiếu khối tài chính mất điểm. Trong khi đó, sự sụt giảm 3,1% của cổ phiếu hãng Yahoo! đã kéo chỉ số Nasdaq mất gần 1% giá trị.
Những dự báo về khả năng Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch sẽ phải tăng vốn trong quý 3 và phải bán 20% cổ phần của Bloomberg với giá 1 tỷ USD như một tin xấu khởi đầu cho khối tài chính.
Tiếp đến là viễn cảnh lợi nhuận của Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley sẽ không mấy sáng sủa trong năm nay. Và cuối cùng là nỗi lo về thua lỗ, tăng vốn, cắt giảm việc làm…vẫn đang ám ảnh các định chế tài chính lớn ở Mỹ.
Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu của khối tài chính giảm 1,5%, trong đó cổ phiếu của Lehman Brothers giảm 11%, Ngân hàng Wachovia giảm 4,2%, AIG giảm 4%, Citigroup giảm 3%, Merrill Lynch giảm 3% và Morgan Stanley giảm 1,7%...
Dù các chỉ số chứng khoán đã xuống mức mà nhiều người thấy hấp dẫn nhưng thực tế khối lượng giao dịch trên sàn New York và Nasdaq vẫn giảm so với những phiên trước đó.
Tại sàn New York khối lượng giao dịch đạt 1,61 tỷ cổ phiếu so với mức giao dịch bình quân ngày là 1,91 tỷ cổ phiếu, sàn Nasdaq đạt 2,10 tỷ cổ phiếu so với mức giao dịch trung bình ngày 1à 1,19 tỷ cổ phiếu của những phiên trước.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones phiên giao dịch này tăng 3,50 điểm, tương đương 0,03%, đóng cửa ở mức 11.350,01.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 22,65 điểm, tương ứng -0,98%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.292,98.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 1,62 điểm, tương đương 0,13%, đóng cửa ở mức 1.280,00.
Như vậy, tính chung trong tháng Sáu, chỉ số Dow Jones giảm 10,2%, chỉ số Nasdaq mất 9,1% và chỉ số S&P 500 trượt 8,6%.
Trong quý 2/2008, chỉ số Dow Jones trượt 7,4%, chỉ số Nasdaq tăng 0,6% và chỉ số S&P 500 mất 3,2%.
Chứng khoán châu Âu: Sắc xanh đã trở lại
Hôm thứ Hai, Cơ quan thống kê của liên minh châu Âu (Eurostat) thông báo, lạm phát ở 15 quốc gia sử dụng chung đồng Euro trong tháng Sáu đã tăng lên 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mức tăng này cao hơn 0,1% so với dự báo trước đó và tăng cao hơn so với mức tăng 3,7% của tháng Năm. Như vậy, lạm phát ở châu Âu hiện đã lên mức báo động khi tốc độ tăng lạm phát của tháng Sáu lên mức cao nhất kể từ năm 1997.
Trước áp lực của lạm phát tăng cao, giới phân tích nhận định rằng rất có thể Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ đưa ra quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 4%/năm lên 4,25%/năm trong cuộc họp sẽ diễn ra vào thứ Năm ngày 3/7 tới.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu phiên này đã tăng điểm trở lại, trong đó đáng chú ý nhất là mức tăng gần 2% của chứng khoán Anh. Tuy vậy, tính chung trong tháng Sáu, chứng khoán châu Âu đã mất đi 10% giá trị.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên giao dịch hôm thứ Hai tăng 96,00 điểm, tương đương 1,74%, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,32 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này giảm 0,06%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,29 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,85%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 219 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Sắc đỏ ngày giao dịch đầu tuần
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch đầu tuần tiếp tục giảm điểm ở nhiều thị trường, tuy nhiên tín hiệu vui đã đến khi sắc xanh đã trở lại với thị trường Hồng Kông.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch đầu tuần tiếp tục giảm điểm và kết thúc quý 2/2008 với kết quả đáng thất vọng khi chỉ số Nikkei 225 giảm 8,23% so với đầu năm và giảm 25,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến nay, thị trường vẫn chưa phải ở mức tồi tệ nhất trong năm nay nhưng với viễn cảnh không mấy sáng sủa từ tình hình kinh tế vĩ mô, lạm phát leo thang, giá nhiên liệu tăng cao đang đẩy chi phí đầu vào tăng theo gây nên những khó khăn cho nền kinh tế và gây lo ngại cho giới đầu tư.
Trong khi đó, phiên giao dịch này, giá cổ phiếu của khối bán lẻ, ôtô đều giảm điểm đã góp phần kéo chỉ số chứng khoán tiếp tục có ngày giao dịch trong sắc đỏ.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 62,98 điểm, tương đương 0,46%, đóng cửa ở mức 13.481,38.
Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông đã khởi sắc trở lại sau nhiều ngày mất điểm. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng tăng 0,27%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,33%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,28%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc phiên này tiếp tục giảm 0,57%.
Hôm thứ Hai, hãng phân phối nhiên liệu cho máy bay của Trung Quốc CNAF thông báo sẽ tăng giá nhiên liệu lên 15% và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7. Thông tin này tiếp tục sẽ ảnh hưởng tới chi phí vận tải hàng không của nước này trong thời gian tới.
Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc tiếp tục mất điểm khi chỉ số Shanghai Composite giảm 0,45% và đóng cửa ở mức 2.736,10.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.346,51 | 11.350,01 | +3,50 | +0,03 |
Nasdaq | 2.315,63 | 2.292,98 | -22,65 | -0,98 | |
S&P 500 | 1.278,38 | 1.280,00 | +1,62 | +0,13 | |
Anh | FTSE 100 | 5.529,90 | 5.625,90 | +96,00 | +1,74 |
Đức | DAX | 6.421,91 | 6.418,32 | -3,59 | -0,06 |
Pháp | CAC 40 | 4.397,32 | 4.434,85 | +37,53 | +0,85 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.548,76 | 7.523,54 | -25,22 | -0,33 |
Nhật | Nikkei 225 | 13.544,36 | 13.481,38 | -62,98 | -0,46 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.042,35 | 22.102,01 | +59,66 | +0,27 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.684,45 | 1.674,92 | -9,53 | -0,57 |
Singapore | Straits Times | 2.955,91 | 2.947,54 | -8,37 | -0,28 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.748,43 | 2.736,10 | -12,33 | -0,45 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |