Chứng khoán thế giới: Sắc đỏ hiện diện sau tin xấu
Ngày 1/8, chứng khoán Mỹ đồng loạt mất điểm trong khi giá dầu tiếp tục tăng lên 125,10 USD/thùng
Ngày 1/8, chứng khoán Mỹ đồng loạt mất điểm trong khi giá dầu tiếp tục tăng lên 125,10 USD/thùng.
Chứng khoán Mỹ: Sắc đỏ hiện diện sau tin xấu
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 9 tại NYMEX trong ngày 1/8 có lúc đã tăng lên 128,60 USD/thùng trước khi đóng cửa ngày giao dịch ở mức 125,10 USD/thùng, tăng 1,02 USD/thùng so với phiên giao dịch trước.
Ngày 1/8, Bộ Lao động Mỹ đã công bố số liệu về tình hình việc làm ở nước này trong tháng Bảy. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ 5,5% trong tháng Sáu lên 5,7% ( 51.000 người mất việc làm) trong tháng Bảy, đưa tổng số người mất việc trong năm lên con số 463.000 người.
Theo giới phân tích nhận định, rất có thể tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ sẽ lên đến 6% trong thời gian tới.
Hôm thứ Sáu, các nhà sản xuất ôtô ở Mỹ đã công bố doanh số bán xe trong tháng Bảy với kết quả đáng thất vọng. Theo đó, doanh số bán xe ở thị trường này đạt 12,55 triệu chiếc, mức thấp nhất kể từ tháng 4/1992.
Trong số các hãng xe có mức doanh số sụt giảm mạnh phải kể đến Chrysler giảm 34,2%, GM giảm 32,4%, Ford giảm 21,5%, Toyota giảm 18,7%, Honda giảm 9,2%...
Chứng khoán Mỹ tiếp tục mất điểm trong phiên giao dịch cuối tuần và cũng là ngày giao dịch đầu tháng 8. Sắc đỏ tiếp tục duy trì ở Phố Wall khi hàng loạt thông tin xấu về tỷ lệ thất nghiệp, doanh số bán xe của các hãng ôtô… được công bố.
Bên cạnh đó, khối tài chính cũng trong tâm trạng rối bời khi nhiều ngân hàng lớn đang tính đến phương án đàm phán để bán bớt tài sản nhằm tái cấu trúc danh mục đầu tư.
Với phiên giảm điểm cuối tuần này, chỉ số Dow Jones đã mất điểm so với tuần trước, song chỉ số S&P 500 và Nasdaq đã lên điểm dù biên độ tăng là không đáng kể sau một tuần.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 51,70 điểm, tương đương -0,45%, đóng cửa ở mức 11.326,32, giảm 0,39% so với tuần trước và thấp hơn 14,61% so với cùng kỳ năm 2007.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 14,59 điểm, tương ứng -0,63%, chốt ở mức 2.310,96, cao hơn tuần trước 0,02% giá trị nhưng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 12,87%.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 7,07 điểm, tương đương -0,56%, đóng cửa ở mức 1.260,31, tăng 0,20% so với tuần trước nhưng mất 14,17% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm tin nổi bật trong tuần:
* GDP trong quý 2 đã tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn 0,1% so với dự báo của giới phân tích nhưng là kết quả tương đối khả quan so với mức tăng 0,9% của quý 1/2008.
* Chỉ số lòng tin người tiêu dùng Mỹ đã tăng từ 56,4 trong tháng Sáu lên 61,2 trong tháng Bảy.
* Ngày 11/8 tới, FED sẽ đưa ra đấu giá 75 tỷ USD với thời hạn vay 28 ngày và 25 tỷ USD với thời gian đáo hạn là 84 ngày.
* Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng Chín tại NYMEX hôm thứ 2 ngày 25/7 đóng cửa ở mức 123,26 USD/thùng và kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ngày 1/8 ở mức 125,10 USD/thùng.
Chứng khoán châu Âu: Đồng loạt đi xuống
Ngày 1/8, Cơ quan Thống kê Liên bang Đức đã công bố số liệu về doanh số bán lẻ trong tháng Sáu. Theo đó, doanh số bán lẻ của nước này đã giảm 1,4% so với tháng Năm, vượt xa so với mức dự báo giảm 0,5% của giới phân tích đưa ra trước đó.
Như vậy, doanh số bán lẻ ở nước này đã giảm 3,9% so với đầu năm 2008 và giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chứng khoán châu Âu hôm thứ Sáu cùng chung sắc đỏ, nguyên nhân giảm điểm do cổ phiếu khối khai mỏ sụt giảm vì giá kim loại đi xuống. Bên cạnh đó, cổ phiếu của các nhà sản xuất ôtô mất điểm do cảnh báo về lợi nhuận của nhà sản xuất ôtô BMW được đưa ra và báo cáo thất vọng về doanh số bán xe ở thị trường Mỹ.
Hơn nữa, giới đầu tư ở châu Âu quan ngại về tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong tháng Bảy ở Mỹ và tình trạng thất nghiệp ở châu Âu được công bố trước đó một ngày.
Như vậy, tuần này, chỉ số FTSE 100 của Anh và chỉ số DAX của Đức không có nhiều thay đổi so với tuần trước trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp đã giảm hơn 1% sau một tuần.|
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tiếp tục giảm 57,20 điểm, tương đương -1,06% đóng cửa ở mức 5.354,7, khối lượng giao dịch phiên này đạt 2 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên giao dịch này giảm 1,28% và mất 0,06% so với tuần trước, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 4,30 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 1,78% và giảm 1,4% so với tuần trước, khối lượng giao dịch ở mức 155 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ: Sắc đỏ hiện diện sau tin xấu
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 9 tại NYMEX trong ngày 1/8 có lúc đã tăng lên 128,60 USD/thùng trước khi đóng cửa ngày giao dịch ở mức 125,10 USD/thùng, tăng 1,02 USD/thùng so với phiên giao dịch trước.
Ngày 1/8, Bộ Lao động Mỹ đã công bố số liệu về tình hình việc làm ở nước này trong tháng Bảy. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ 5,5% trong tháng Sáu lên 5,7% ( 51.000 người mất việc làm) trong tháng Bảy, đưa tổng số người mất việc trong năm lên con số 463.000 người.
Theo giới phân tích nhận định, rất có thể tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ sẽ lên đến 6% trong thời gian tới.
Hôm thứ Sáu, các nhà sản xuất ôtô ở Mỹ đã công bố doanh số bán xe trong tháng Bảy với kết quả đáng thất vọng. Theo đó, doanh số bán xe ở thị trường này đạt 12,55 triệu chiếc, mức thấp nhất kể từ tháng 4/1992.
Trong số các hãng xe có mức doanh số sụt giảm mạnh phải kể đến Chrysler giảm 34,2%, GM giảm 32,4%, Ford giảm 21,5%, Toyota giảm 18,7%, Honda giảm 9,2%...
Chứng khoán Mỹ tiếp tục mất điểm trong phiên giao dịch cuối tuần và cũng là ngày giao dịch đầu tháng 8. Sắc đỏ tiếp tục duy trì ở Phố Wall khi hàng loạt thông tin xấu về tỷ lệ thất nghiệp, doanh số bán xe của các hãng ôtô… được công bố.
Bên cạnh đó, khối tài chính cũng trong tâm trạng rối bời khi nhiều ngân hàng lớn đang tính đến phương án đàm phán để bán bớt tài sản nhằm tái cấu trúc danh mục đầu tư.
Với phiên giảm điểm cuối tuần này, chỉ số Dow Jones đã mất điểm so với tuần trước, song chỉ số S&P 500 và Nasdaq đã lên điểm dù biên độ tăng là không đáng kể sau một tuần.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 51,70 điểm, tương đương -0,45%, đóng cửa ở mức 11.326,32, giảm 0,39% so với tuần trước và thấp hơn 14,61% so với cùng kỳ năm 2007.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 14,59 điểm, tương ứng -0,63%, chốt ở mức 2.310,96, cao hơn tuần trước 0,02% giá trị nhưng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 12,87%.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 7,07 điểm, tương đương -0,56%, đóng cửa ở mức 1.260,31, tăng 0,20% so với tuần trước nhưng mất 14,17% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm tin nổi bật trong tuần:
* GDP trong quý 2 đã tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn 0,1% so với dự báo của giới phân tích nhưng là kết quả tương đối khả quan so với mức tăng 0,9% của quý 1/2008.
* Chỉ số lòng tin người tiêu dùng Mỹ đã tăng từ 56,4 trong tháng Sáu lên 61,2 trong tháng Bảy.
* Ngày 11/8 tới, FED sẽ đưa ra đấu giá 75 tỷ USD với thời hạn vay 28 ngày và 25 tỷ USD với thời gian đáo hạn là 84 ngày.
* Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng Chín tại NYMEX hôm thứ 2 ngày 25/7 đóng cửa ở mức 123,26 USD/thùng và kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ngày 1/8 ở mức 125,10 USD/thùng.
Chứng khoán châu Âu: Đồng loạt đi xuống
Ngày 1/8, Cơ quan Thống kê Liên bang Đức đã công bố số liệu về doanh số bán lẻ trong tháng Sáu. Theo đó, doanh số bán lẻ của nước này đã giảm 1,4% so với tháng Năm, vượt xa so với mức dự báo giảm 0,5% của giới phân tích đưa ra trước đó.
Như vậy, doanh số bán lẻ ở nước này đã giảm 3,9% so với đầu năm 2008 và giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chứng khoán châu Âu hôm thứ Sáu cùng chung sắc đỏ, nguyên nhân giảm điểm do cổ phiếu khối khai mỏ sụt giảm vì giá kim loại đi xuống. Bên cạnh đó, cổ phiếu của các nhà sản xuất ôtô mất điểm do cảnh báo về lợi nhuận của nhà sản xuất ôtô BMW được đưa ra và báo cáo thất vọng về doanh số bán xe ở thị trường Mỹ.
Hơn nữa, giới đầu tư ở châu Âu quan ngại về tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong tháng Bảy ở Mỹ và tình trạng thất nghiệp ở châu Âu được công bố trước đó một ngày.
Như vậy, tuần này, chỉ số FTSE 100 của Anh và chỉ số DAX của Đức không có nhiều thay đổi so với tuần trước trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp đã giảm hơn 1% sau một tuần.|
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tiếp tục giảm 57,20 điểm, tương đương -1,06% đóng cửa ở mức 5.354,7, khối lượng giao dịch phiên này đạt 2 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên giao dịch này giảm 1,28% và mất 0,06% so với tuần trước, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 4,30 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 1,78% và giảm 1,4% so với tuần trước, khối lượng giao dịch ở mức 155 triệu cổ phiếu.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.378,02 | 11.326,32 | -51,70 | -0,45 |
Nasdaq | 2.325,55 | 2.310,96 | -14,59 | -0,63 | |
S&P 500 | 1.267,38 | 1.260,31 | -7,07 | -0,56 | |
Anh | FTSE 100 | 5.411,90 | 5.354,70 | -57,20 | -1,06 |
Đức | DAX | 6.479,56 | 6.396,46 | -83,10 | -1,28 |
Pháp | CAC 40 | 4.405,57 | 4.314,34 | -78,02 | -1,78 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.024,06 | 7.002,54 | -21,52 | -0,31 |
Nhật | Nikkei 225 | 13.376,81 | 13.094,59 | -282,22 | -2,11 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.731,10 | 22.862,60 | +131,50 | +0,58 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.594,67 | 1.573,77 | -20,90 | -1,31 |
Singapore | Straits Times | 2.933,27 | 2.906,07 | -23,58 | -0,80 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.775,72 | 2.801,82 | +26,10 | +0,94 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |