Chứng khoán thế giới suy giảm mạnh
Thị trường chứng khoán Mỹ trượt dài trong ngày 27/7, kéo theo sự suy giảm của các thị trường chứng khoán châu Á
Thị trường chứng khoán Mỹ trượt dài trong ngày 27/7, kéo theo sự suy giảm của các thị trường chứng khoán châu Á.
Tuần vừa qua được các nhà quan sát đánh giá là thời kỳ tồi tệ nhất của của chứng khoán Mỹ trong ba năm gần đây. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới 448 điểm trước khi tăng nhẹ trở lại, kết thúc phiên giao dịch ngày 27/7 ở mốc 13.473,57 điểm, giảm 2,26% so với hôm trước. Chỉ số Standard & Poor 500 giảm 23,71 điểm, tương đương 1,6%, xuống mức 1.458,95 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite ciảm 37,1 điểm, tương đương 1,43%, còn ở mức 2.562,24 điểm.
Phần lớn thị trường chứng khoán châu Âu, trong đó có Đức và Pháp, cũng sụt giảm do các nhà đầu tư quyết định bán cổ phiếu để giảm lỗ. thị trường chứng khoán Anh tăng nhẹ sau khi đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng hơn 4 năm trở lại đây trong phiên hôm 26/7. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,07%, lên 6.255,3 điểm.
Sự suy giảm của thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đã kéo theo sự đi xuống của hàng loạt các thị trường chứng khoán châu Á. Chịu tác động mạnh nhất là thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 418,28 điểm, tương đương 2,36%, xuống ở mức 17.283,81 điểm, đây là mức sụt giảm nhiều nhất của thị trường này trong ba tháng trở lại đây. Chỉ số Topix giảm 37,47 điểm, tương đương 2,16%, còn 1.699,71 điểm, đây là mức sụt giảm xuống dưới 1700 điểm của chỉ số này kể từ ngày 18/05/2007.
Sự xuống dốc của thị trường chứng khoán Nhật Bản được giới phân tích nhận xét là do sự tăng giá của đồng Yên so với các ngoại tệ mạnh khác. Đồng Đô la Mỹ giảm xuống mức thấp nhất, giảm 1 Đô la/118 Yên, điều này tác động mạnh đến việc xuất khẩu hàng hoá của Nhật sang thị trường Mỹ bao gồm các ngành sản xuất ôtô và công nghệ cao.
Một thị trường chứng khoán châu Á lớn khác là Hồng Kông cũng chịu tác động không nhỏ. Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông đổ nhào sau phiên giao dịch nặng nề vào ngày thứ sáu, các cổ phiếu của Hồng Kông tụt thẳng mất 564,58 điểm vào lúc mở cửa và đến buổi chiều lại tiếp tục giảm hơn 700 điểm trước khi phục hồi lại một chút ở phiên đóng cửa, lên đến mức 22.570.41.
Đây là ngày tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán Hồng Kông kể từ tháng Ba đến nay. Sự sụt giảm này bắt nguồn từ sự suy giảm của hàng loạt các cổ phiếu lớn. Chỉ số của ngân hàng Hang Seng giảm 1,25%, ngân hàng Đông Á giảm 0.66%, BOC HK giảm 2,63%, StanChart giảm 3,79%. Cổ phiếu của các ngành nhiên liệu giảm mạnh, giảm mạnh nhất là cổ phiếu HNC mất 7,31%. Cổ phiếu xi măng CNBM giảm 4,34%.
Nhiều chuyên gia phân tích đồng ý với nhận định rằng nếu thị trường ở Phố Wall tiếp tục giảm thì chứng khoán của Hồng Kông sẽ còn phải chịu áp lực lớn hơn vào ngày thứ Hai.
Các thị trường nhỏ hơn cũng chịu tác động không ít. Chỉ số chuẩn trên thị trường Hàn Quốc giảm 4,1% - mức giảm lớn nhất trong hơn 3 năm trở lại đây. Cổ phiếu Philipines giảm mạnh nhất trong vòng 10 năm qua, tương đương 3,9%, chỉ số của thị trường Đài Loan giảm 4,2%. Chỉ số SCI của thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm nhẹ, 0,03%, một con số khả quan nhất so với các nước trong khu vực. Giá cổ phiếu ở Ấn Độ cũng giảm 3% trong phiên giao dịch buổi sáng. Chỉ số châu Á - Thái Bình Dương của Morgan Stanley Capital International giảm 2,9% so với phiên giao dịch trước, xuống mức 154,67 điểm.
Theo các nhà phân tích, nguyên nhân trượt dốc của các thị trường chứng khoán châu Á là do cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu xuống giá mạnh khi có thông tin nền kinh tế Mỹ có nguy cơ giảm tốc trong thời gian tới.
Hơn nữa, các nhà đầu tư có thái độ lo lắng sau khi các thị trường chứng khoán ở Mỹ giảm điểm mạnh vào ngày 26/7. Nếu nền kinh tế Mỹ giảm tốc trong thời gian tới sẽ đe doạ triển vọng lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp châu Á, đặc biệt là các đại gia xuất khẩu nhiều sang thị trường Mỹ như Toyota Motor, Sámung, BHP Billiton, PetroChina...
Cùng với xu hướng suy giảm của thế giới và khu vực, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 27/7 giảm 15,77 điểm, tương đương 1,65%. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán thế giới và khu vực không ảnh hưởng nhiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Nguyên nhân đi xuống của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua là do sự điều chỉnh mang tính chu kỳ.
Tuần vừa qua được các nhà quan sát đánh giá là thời kỳ tồi tệ nhất của của chứng khoán Mỹ trong ba năm gần đây. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới 448 điểm trước khi tăng nhẹ trở lại, kết thúc phiên giao dịch ngày 27/7 ở mốc 13.473,57 điểm, giảm 2,26% so với hôm trước. Chỉ số Standard & Poor 500 giảm 23,71 điểm, tương đương 1,6%, xuống mức 1.458,95 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite ciảm 37,1 điểm, tương đương 1,43%, còn ở mức 2.562,24 điểm.
Phần lớn thị trường chứng khoán châu Âu, trong đó có Đức và Pháp, cũng sụt giảm do các nhà đầu tư quyết định bán cổ phiếu để giảm lỗ. thị trường chứng khoán Anh tăng nhẹ sau khi đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng hơn 4 năm trở lại đây trong phiên hôm 26/7. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,07%, lên 6.255,3 điểm.
Sự suy giảm của thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đã kéo theo sự đi xuống của hàng loạt các thị trường chứng khoán châu Á. Chịu tác động mạnh nhất là thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 418,28 điểm, tương đương 2,36%, xuống ở mức 17.283,81 điểm, đây là mức sụt giảm nhiều nhất của thị trường này trong ba tháng trở lại đây. Chỉ số Topix giảm 37,47 điểm, tương đương 2,16%, còn 1.699,71 điểm, đây là mức sụt giảm xuống dưới 1700 điểm của chỉ số này kể từ ngày 18/05/2007.
Sự xuống dốc của thị trường chứng khoán Nhật Bản được giới phân tích nhận xét là do sự tăng giá của đồng Yên so với các ngoại tệ mạnh khác. Đồng Đô la Mỹ giảm xuống mức thấp nhất, giảm 1 Đô la/118 Yên, điều này tác động mạnh đến việc xuất khẩu hàng hoá của Nhật sang thị trường Mỹ bao gồm các ngành sản xuất ôtô và công nghệ cao.
Một thị trường chứng khoán châu Á lớn khác là Hồng Kông cũng chịu tác động không nhỏ. Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông đổ nhào sau phiên giao dịch nặng nề vào ngày thứ sáu, các cổ phiếu của Hồng Kông tụt thẳng mất 564,58 điểm vào lúc mở cửa và đến buổi chiều lại tiếp tục giảm hơn 700 điểm trước khi phục hồi lại một chút ở phiên đóng cửa, lên đến mức 22.570.41.
Đây là ngày tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán Hồng Kông kể từ tháng Ba đến nay. Sự sụt giảm này bắt nguồn từ sự suy giảm của hàng loạt các cổ phiếu lớn. Chỉ số của ngân hàng Hang Seng giảm 1,25%, ngân hàng Đông Á giảm 0.66%, BOC HK giảm 2,63%, StanChart giảm 3,79%. Cổ phiếu của các ngành nhiên liệu giảm mạnh, giảm mạnh nhất là cổ phiếu HNC mất 7,31%. Cổ phiếu xi măng CNBM giảm 4,34%.
Nhiều chuyên gia phân tích đồng ý với nhận định rằng nếu thị trường ở Phố Wall tiếp tục giảm thì chứng khoán của Hồng Kông sẽ còn phải chịu áp lực lớn hơn vào ngày thứ Hai.
Các thị trường nhỏ hơn cũng chịu tác động không ít. Chỉ số chuẩn trên thị trường Hàn Quốc giảm 4,1% - mức giảm lớn nhất trong hơn 3 năm trở lại đây. Cổ phiếu Philipines giảm mạnh nhất trong vòng 10 năm qua, tương đương 3,9%, chỉ số của thị trường Đài Loan giảm 4,2%. Chỉ số SCI của thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm nhẹ, 0,03%, một con số khả quan nhất so với các nước trong khu vực. Giá cổ phiếu ở Ấn Độ cũng giảm 3% trong phiên giao dịch buổi sáng. Chỉ số châu Á - Thái Bình Dương của Morgan Stanley Capital International giảm 2,9% so với phiên giao dịch trước, xuống mức 154,67 điểm.
Theo các nhà phân tích, nguyên nhân trượt dốc của các thị trường chứng khoán châu Á là do cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu xuống giá mạnh khi có thông tin nền kinh tế Mỹ có nguy cơ giảm tốc trong thời gian tới.
Hơn nữa, các nhà đầu tư có thái độ lo lắng sau khi các thị trường chứng khoán ở Mỹ giảm điểm mạnh vào ngày 26/7. Nếu nền kinh tế Mỹ giảm tốc trong thời gian tới sẽ đe doạ triển vọng lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp châu Á, đặc biệt là các đại gia xuất khẩu nhiều sang thị trường Mỹ như Toyota Motor, Sámung, BHP Billiton, PetroChina...
Cùng với xu hướng suy giảm của thế giới và khu vực, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 27/7 giảm 15,77 điểm, tương đương 1,65%. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán thế giới và khu vực không ảnh hưởng nhiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Nguyên nhân đi xuống của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua là do sự điều chỉnh mang tính chu kỳ.