Chứng khoán thế giới: Thị trường Mỹ “đổ nhào” sau tin xấu
Ngày 21/5, thị trường Mỹ tụt giảm mạnh sau tin xấu trong khi giá dầu đã tăng trên 134 USD/thùng
Ngày 21/5, thị trường Mỹ tụt giảm mạnh sau tin xấu trong khi giá dầu đã tăng trên 133 USD/thùng.
Chứng khoán châu Á: Màu xanh le lói
Chứng khoán châu Á hôm thứ tư đã tiếp tục đi xuống do giá dầu lập kỷ lục mới và lo ngại lạm phát tiếp tục ám ảnh giới đầu tư trong khi thị trường Trung Quốc bất ngờ tăng điểm phút cuối.
Chứng khoán Nhật phiên này đã tiếp tục giảm điểm và đóng cửa ở mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Nguyên nhân do giá cổ phiếu khối tài chính giảm mạnh trong khi đồng Yên tăng giá so với USD khiến cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn như Toyota đi xuống.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 233,79 điểm, tương đương -1,65%, đóng cửa ở mức 13.926,30, mức thấp nhất kể từ 12/5.
Liên quan đến ba ngân hàng lớn nhất của Nhật, Ngân hàng Mitsubishi UFJ Financial Group, Mizuho Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group đã mất tổng cộng 861 tỷ Yên (8,3 tỷ USD) trong hoạt động cho vay thế chấp thứ cấp ở Mỹ. Thông tin này đã khiến cổ phiếu của các các ngân hàng này tụt giảm trên 4%.
Chuyển qua thị trường chứng khoán Hồng Kông, chỉ số Hang Seng đã bất ngờ tăng điểm vào cuối giờ giao dịch sau khi tin tức Bắc Kinh sẽ bật đèn xanh cho hoạt động kinh doanh các sản phẩm từ dầu thô được thuận lợi hơn. Ngay sau thông tin được công bố, cổ phiếu của Sinopec, PetroChina đã tăng lần lượt là 10% và 6,6% kéo thị trường chứng khoán Đại Lục và Hồng Kông tăng điểm mạnh mẽ. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng tăng 1,16%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tiếp tục giảm 0,59%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc giảm 1,37%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,09%.
Cuối cùng, chứng khoán Trung Quốc đã tăng điểm trở lại sau khi giảm mạnh phiên trước đó. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Shanghai Composite đã tăng 2,93%. Nguyên nhân tăng điểm do cổ phiếu khối dầu mỏ, vật liệu xây dựng tăng mạnh.
Chứng khoán châu Âu: Giao dịch ảm đạm
Giá nhà ở Anh sẽ giảm 7% và số lượng các thương vụ chuyển nhượng nhà sẽ giảm 35% trong năm nay. Đó là nhận định của Hội đồng các nhà cho vay thế chấp địa ốc ở Anh (MBA) vừa được công bố ngày 21/5.
Theo đó, MBA dự báo rằng, năm 2008 sẽ có 770.000 các vụ giao dịch thành công trong lĩnh vực địa ốc ở Anh và xứ Wales, giảm 1,8% so với năm 2007. Trong khi đó, tổng giá trị cho vay thế chấp trong lĩnh vực địa ốc sẽ đạt 285 triệu Bảng (560 triệu USD) trong năm nay và giảm 21% so với năm 2007.
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch hôm thứ tư diễn ra ảm đạm khi thị trường Anh gần như không có sự biến chuyển trong khi hai chỉ số lớn khác tiếp tục đi xuống.
Việc giá dầu phiên giao dịch này có lúc vượt qua mốc 134 USD/thùng đã giúp các cổ phiếu ngành dầu khí như BP và Royal Dutch Shell tăng mạnh, do đó níu kéo chỉ số FTSE 100 về màu xanh.
Ngược lại, những cổ phiếu của các hãng hàng không như Air France KLM, Lufthansa, Ryanair lại tụt giảm sau khi giá dầu tăng cao, đã góp phần đẩy các chỉ số của thị trường Pháp và Đức tiếp tục đi xuống.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 6,50 điểm, tương đương 0,1%, đóng cửa ở mức 6.198,10, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,25 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức giảm 1,09%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,29 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp phiên này giảm 0,54%, khối lượng giao dịch đạt 183 triệu cổ phiếu.
Thị trường Mỹ: Ngày thứ hai “đỏ lửa”
Giá dầu thô tại New York đã bất ngờ tăng hơn 4 USD/thùng và thiết lập một kỷ lục mới, trên 134 USD/thùng. Kết thúc ngày giao dịch, giá dầu giao tháng sáu tại New York Mercantile Exchange đóng cửa ở mức 133,17 USD/thùng. Như vậy, giá dầu đã tăng 30% kể từ đầu năm tới nay và tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hôm thứ tư đã hạ mức dự báo về tăng trưởng kinh tế nước này năm 2008, đồng thời cũng cảnh báo rằng năm nay lạm phát sẽ tăng cao và thất nghiệp sẽ ở mức cao. Theo đó, FED dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay là 1,2%, giảm 0,3% so với dự báo trước đó.
Liên quan tới ngành hàng không Mỹ, giá nhiên liệu leo thang khiến nhiều hãng hàng không ở Mỹ đang chuẩn bị cho kế hoạch cắt giảm chi phí. Trong đó, hãng hàng không lớn nhất thế giới, American Airlines thông báo sẽ cắt giảm việc làm và giảm 11% đến 12% công suất chuyến bay của hãng.
Trước đó, trong tháng ba, Delta Air Lines cũng đã cắt giảm 2.000 việc làm và giảm 5% các chuyến bay. Còn Northwest Airlines, hãng vừa bị thâu tóm bởi hãng hàng không Delta cũng vừa thông báo sẽ cắt giảm 5% các chuyến bay nội địa.
Sau thông tin về việc FED hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế, cảnh báo những khó khăn kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt và giá dầu ghi kỷ lục mới, chứng khoán Mỹ đã đổ nhào với biên độ giảm đáng lo ngại, gần -2%. Trong đó, khối tài chính và nguyên vật liệu có mức giảm mạnh với biên độ giảm lần lượt là -2,6% và -3%.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 227,49 điểm, tương đương - 1,77%, đóng cửa ở mức 12.601,19.
Chỉ số Nasdaq phiên này tiếp tục giảm 43,99 điểm, tương ứng -1,77%, kết thúc phiên giao dịch ở mức 2.448,27.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 22,69 điểm, tương đương -1,61%, đóng cửa ở mức 1.390,71.
Như vậy, chỉ số Dow Jones và Nasdaq có mức giảm bằng nhau trong phiên này, nhưng điều gây thất vọng nhất là các chỉ số đã giảm hơn 2% trong hai phiên qua, trong đó Dow Jones mất hơn 3%.
Chứng khoán châu Á: Màu xanh le lói
Chứng khoán châu Á hôm thứ tư đã tiếp tục đi xuống do giá dầu lập kỷ lục mới và lo ngại lạm phát tiếp tục ám ảnh giới đầu tư trong khi thị trường Trung Quốc bất ngờ tăng điểm phút cuối.
Chứng khoán Nhật phiên này đã tiếp tục giảm điểm và đóng cửa ở mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Nguyên nhân do giá cổ phiếu khối tài chính giảm mạnh trong khi đồng Yên tăng giá so với USD khiến cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn như Toyota đi xuống.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 233,79 điểm, tương đương -1,65%, đóng cửa ở mức 13.926,30, mức thấp nhất kể từ 12/5.
Liên quan đến ba ngân hàng lớn nhất của Nhật, Ngân hàng Mitsubishi UFJ Financial Group, Mizuho Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group đã mất tổng cộng 861 tỷ Yên (8,3 tỷ USD) trong hoạt động cho vay thế chấp thứ cấp ở Mỹ. Thông tin này đã khiến cổ phiếu của các các ngân hàng này tụt giảm trên 4%.
Chuyển qua thị trường chứng khoán Hồng Kông, chỉ số Hang Seng đã bất ngờ tăng điểm vào cuối giờ giao dịch sau khi tin tức Bắc Kinh sẽ bật đèn xanh cho hoạt động kinh doanh các sản phẩm từ dầu thô được thuận lợi hơn. Ngay sau thông tin được công bố, cổ phiếu của Sinopec, PetroChina đã tăng lần lượt là 10% và 6,6% kéo thị trường chứng khoán Đại Lục và Hồng Kông tăng điểm mạnh mẽ. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng tăng 1,16%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tiếp tục giảm 0,59%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc giảm 1,37%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,09%.
Cuối cùng, chứng khoán Trung Quốc đã tăng điểm trở lại sau khi giảm mạnh phiên trước đó. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Shanghai Composite đã tăng 2,93%. Nguyên nhân tăng điểm do cổ phiếu khối dầu mỏ, vật liệu xây dựng tăng mạnh.
Chứng khoán châu Âu: Giao dịch ảm đạm
Giá nhà ở Anh sẽ giảm 7% và số lượng các thương vụ chuyển nhượng nhà sẽ giảm 35% trong năm nay. Đó là nhận định của Hội đồng các nhà cho vay thế chấp địa ốc ở Anh (MBA) vừa được công bố ngày 21/5.
Theo đó, MBA dự báo rằng, năm 2008 sẽ có 770.000 các vụ giao dịch thành công trong lĩnh vực địa ốc ở Anh và xứ Wales, giảm 1,8% so với năm 2007. Trong khi đó, tổng giá trị cho vay thế chấp trong lĩnh vực địa ốc sẽ đạt 285 triệu Bảng (560 triệu USD) trong năm nay và giảm 21% so với năm 2007.
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch hôm thứ tư diễn ra ảm đạm khi thị trường Anh gần như không có sự biến chuyển trong khi hai chỉ số lớn khác tiếp tục đi xuống.
Việc giá dầu phiên giao dịch này có lúc vượt qua mốc 134 USD/thùng đã giúp các cổ phiếu ngành dầu khí như BP và Royal Dutch Shell tăng mạnh, do đó níu kéo chỉ số FTSE 100 về màu xanh.
Ngược lại, những cổ phiếu của các hãng hàng không như Air France KLM, Lufthansa, Ryanair lại tụt giảm sau khi giá dầu tăng cao, đã góp phần đẩy các chỉ số của thị trường Pháp và Đức tiếp tục đi xuống.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 6,50 điểm, tương đương 0,1%, đóng cửa ở mức 6.198,10, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,25 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức giảm 1,09%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,29 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp phiên này giảm 0,54%, khối lượng giao dịch đạt 183 triệu cổ phiếu.
Thị trường Mỹ: Ngày thứ hai “đỏ lửa”
Giá dầu thô tại New York đã bất ngờ tăng hơn 4 USD/thùng và thiết lập một kỷ lục mới, trên 134 USD/thùng. Kết thúc ngày giao dịch, giá dầu giao tháng sáu tại New York Mercantile Exchange đóng cửa ở mức 133,17 USD/thùng. Như vậy, giá dầu đã tăng 30% kể từ đầu năm tới nay và tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hôm thứ tư đã hạ mức dự báo về tăng trưởng kinh tế nước này năm 2008, đồng thời cũng cảnh báo rằng năm nay lạm phát sẽ tăng cao và thất nghiệp sẽ ở mức cao. Theo đó, FED dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay là 1,2%, giảm 0,3% so với dự báo trước đó.
Liên quan tới ngành hàng không Mỹ, giá nhiên liệu leo thang khiến nhiều hãng hàng không ở Mỹ đang chuẩn bị cho kế hoạch cắt giảm chi phí. Trong đó, hãng hàng không lớn nhất thế giới, American Airlines thông báo sẽ cắt giảm việc làm và giảm 11% đến 12% công suất chuyến bay của hãng.
Trước đó, trong tháng ba, Delta Air Lines cũng đã cắt giảm 2.000 việc làm và giảm 5% các chuyến bay. Còn Northwest Airlines, hãng vừa bị thâu tóm bởi hãng hàng không Delta cũng vừa thông báo sẽ cắt giảm 5% các chuyến bay nội địa.
Sau thông tin về việc FED hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế, cảnh báo những khó khăn kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt và giá dầu ghi kỷ lục mới, chứng khoán Mỹ đã đổ nhào với biên độ giảm đáng lo ngại, gần -2%. Trong đó, khối tài chính và nguyên vật liệu có mức giảm mạnh với biên độ giảm lần lượt là -2,6% và -3%.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 227,49 điểm, tương đương - 1,77%, đóng cửa ở mức 12.601,19.
Chỉ số Nasdaq phiên này tiếp tục giảm 43,99 điểm, tương ứng -1,77%, kết thúc phiên giao dịch ở mức 2.448,27.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 22,69 điểm, tương đương -1,61%, đóng cửa ở mức 1.390,71.
Như vậy, chỉ số Dow Jones và Nasdaq có mức giảm bằng nhau trong phiên này, nhưng điều gây thất vọng nhất là các chỉ số đã giảm hơn 2% trong hai phiên qua, trong đó Dow Jones mất hơn 3%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.828,68 | 12.601,19 | -227,49 | -1,77 |
Nasdaq | 2.492,26 | 2.448,27 | -43,99 | -1,77 | |
S&P 500 | 1.413,40 | 1.390,71 | -22,69 | -1,61 | |
Anh | FTSE 100 | 6.191,60 | 6.198,10 | +6,50 | +0,10 |
Đức | DAX | 7.118,50 | 7.040,83 | -77,67 | -1,09 |
Pháp | CAC 40 | 5.054,88 | 5.027,55 | -27,33 | -0,54 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 9.068,89 | 9.015,57 | -53,32 | -0,59 |
Nhật | Nikkei 225 | 14.160,09 | 13.926,30 | -233,79 | -1,65 |
Hồng Kông | Hang Seng | 25.169,46 | 25.460,29 | +290,83 | +1,16 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.873,15 | 1.847,51 | -25,64 | -1,37 |
Singapore | Straits Times | 3.199,88 | 3.196,90 | -2,98 | -0,09 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.443,16 | 3.544,19 | +101,02 | +2,93 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |