Chứng khoán thế giới: Thị trường Mỹ khởi sắc
Ngày 29/5, chứng khoán Mỹ duy trì sắc xanh nhờ GDP tăng cao hơn dự báo trong khi giá dầu đã xuống dưới 127 USD/thùng
Ngày 29/5, chứng khoán Mỹ duy trì sắc xanh nhờ GDP tăng cao hơn dự báo trong khi giá dầu đã xuống dưới 127 USD/thùng.
Chứng khoán Mỹ: Khởi sắc nhờ GDP tăng
Hôm thứ năm, Bộ Thương mại Mỹ thông báo, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý 1/2008 tăng 0,9%, cao hơn 0,3% so với dự báo trước đó của giới phân tích và tăng 0,3% so với quý 4/2007. Trong đó, tăng trưởng xuất khẩu của nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt 2,8% và nhập khẩu giảm 2,6%.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua tăng 372.000 người đưa tổng số người hiện đang xin trợ cấp thất nghiệp lên 3,104 triệu người, mức cao nhất kể từ tháng 1/2004.
Trong khi đó, giá dầu thô giao tháng bảy tại New York Mercantile Exchange phiên giao dịch này đã giảm hơn 4 USD/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 126,62 USD/thùng. Theo giới phân tích nhận định, sau khi có thông tin kinh tế Mỹ tăng trưởng cao hơn dự báo trước đó, USD đã tăng giá trong phiên giao dịch dẫn đến giá dầu giảm xuống.
Chứng khoán Mỹ đã có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp trong tuần nhờ sự khởi sắc của khối tài chính và công nghệ. Bên cạnh đó, thông tin về tăng trưởng kinh tế ấn tượng đã giúp lòng tin của thị trường tăng lên.
Trước đó, nhiều nhận định của các chuyên gia phân tích cho rằng đã đến lúc nên mua cổ phiếu Mỹ. Với diễn biến tăng trưởng kinh tế như hiện nay của thị trường vốn có tính ổn định bậc nhất thế giới này, thì có thể nhận định đó rất có cơ sở.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục tăng 52,19 điểm, tương đương 0,41%, đóng cửa ở mức 12.646,22.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 21,62 điểm, tương ứng 0,87%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.508,32.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 7,42 điểm, tương đương 0,53%, đóng cửa ở mức 1.398,26.
Chứng khoán châu Âu: Duy trì sắc xanh
Trong tháng năm, báo cáo của Hiệp hội Xây dựng Quốc gia Anh cho biết, giá nhà ở nước này đã giảm 2,5%, đây là mức giảm kỷ lục kể từ năm 1991.
Trước đó, Hiệp hội Xây dựng Quốc gia Anh đã dự báo giá nhà ở nước này sẽ giảm 10% trong năm nay. Tuy nhiên, sau khi công bố kết quả trên họ đã nhận định rằng có vẻ như tình hình hiện đang tồi tệ hơn khi lượng đặt mua nhà giảm một nửa so với tháng trước.
Hôm thứ năm, Tổng giám đốc tập đoàn Deutsche Post của Đức đã tuyên bố Tập đoàn này sẽ bán ngân hàng của mình là Postbank, nhưng cũng cho biết thêm rằng sẽ không bán ngân hàng này với mọi giá.
Được biết, hiện có hai ngân hàng đang quan tâm đến thương vụ có giá trị khoảng 10 tỷ Euro này là Ngân hàng Allianz SE và Ngân hàng Commerzbank AG của Đức.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu phiên này tiếp tục tiến bước sau khi đón nhận thông tin tích cực từ kinh tế Mỹ. Hai chỉ số của Pháp và Đức tiếp tục duy trì sắc xanh trong khi thị trường Anh gần như không biến chuyển so với phiên trước đó.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên này giảm 1,50 điểm, tương đương -0,02%, đóng cửa ở mức 6.068,10, khối lượng giao dịch đạt 2,12 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tăng 0,3%, khối lượng giao dịch đạt 4,29 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp phiên này tăng 0,1%, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 149 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Ngoại lệ Trung Quốc
Chứng khoán châu Á đã có phiên khởi sắc sau những thông tin tích cực phát đi từ bên kia bờ Đại Dương trong khi chứng khoán Trung Quốc lại thể hiện sự “thất thường” khi đi ngược lại hướng của các chỉ số khác của châu Á.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ năm bất ngờ đảo chiều và tăng trên 3%. Đáng chú ý là khối lượng giao dịch đã tăng mạnh so với hai phiên trước đó và nhiều lệnh đặt mua liên tục được tung vào mua những mã cổ phiếu đã giảm giá nhiều phiên trước đó…
Bên cạnh đó, thông tin các đơn đặt hàng lâu bền ở Mỹ phát đi tín hiệu tích cực hơn cho nền kinh tế này đã tác động đến tâm lý giới đầu tư. Hơn nữa đồng Yên giảm giá so với USD khiến cổ phiếu của các hãng xuất khẩu lớn của Nhật khởi sắc như Canon, Toyota…nhưng ấn tương nhất là mức tăng hơn 7% của cổ phiếu hãng Mazda.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 415,03 điểm, tương đương 3,03%, đóng cửa ở mức 14.124,47.
Điểm qua thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng phiên này ghi nhận đà tăng nhẹ sau những thông tin khả quan hơn phát đi từ nền kinh tế Mỹ. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này tăng 0,58%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tăng 0,22%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc tăng 1,97% giá trị. Chỉ số Straits Times của Singapore tiếp tục tăng 0,89%.
Đáng chú ý, sau khi tăng gần 2,5% giá trị phiên giao dịch trước đó, chứng khoán Trung Quốc lại giảm điểm vào phiên này bất chấp các thị trường khác của châu Á đều chung một sắc xanh. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 1,66%.
Chứng khoán Mỹ: Khởi sắc nhờ GDP tăng
Hôm thứ năm, Bộ Thương mại Mỹ thông báo, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý 1/2008 tăng 0,9%, cao hơn 0,3% so với dự báo trước đó của giới phân tích và tăng 0,3% so với quý 4/2007. Trong đó, tăng trưởng xuất khẩu của nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt 2,8% và nhập khẩu giảm 2,6%.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua tăng 372.000 người đưa tổng số người hiện đang xin trợ cấp thất nghiệp lên 3,104 triệu người, mức cao nhất kể từ tháng 1/2004.
Trong khi đó, giá dầu thô giao tháng bảy tại New York Mercantile Exchange phiên giao dịch này đã giảm hơn 4 USD/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 126,62 USD/thùng. Theo giới phân tích nhận định, sau khi có thông tin kinh tế Mỹ tăng trưởng cao hơn dự báo trước đó, USD đã tăng giá trong phiên giao dịch dẫn đến giá dầu giảm xuống.
Chứng khoán Mỹ đã có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp trong tuần nhờ sự khởi sắc của khối tài chính và công nghệ. Bên cạnh đó, thông tin về tăng trưởng kinh tế ấn tượng đã giúp lòng tin của thị trường tăng lên.
Trước đó, nhiều nhận định của các chuyên gia phân tích cho rằng đã đến lúc nên mua cổ phiếu Mỹ. Với diễn biến tăng trưởng kinh tế như hiện nay của thị trường vốn có tính ổn định bậc nhất thế giới này, thì có thể nhận định đó rất có cơ sở.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục tăng 52,19 điểm, tương đương 0,41%, đóng cửa ở mức 12.646,22.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 21,62 điểm, tương ứng 0,87%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.508,32.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 7,42 điểm, tương đương 0,53%, đóng cửa ở mức 1.398,26.
Chứng khoán châu Âu: Duy trì sắc xanh
Trong tháng năm, báo cáo của Hiệp hội Xây dựng Quốc gia Anh cho biết, giá nhà ở nước này đã giảm 2,5%, đây là mức giảm kỷ lục kể từ năm 1991.
Trước đó, Hiệp hội Xây dựng Quốc gia Anh đã dự báo giá nhà ở nước này sẽ giảm 10% trong năm nay. Tuy nhiên, sau khi công bố kết quả trên họ đã nhận định rằng có vẻ như tình hình hiện đang tồi tệ hơn khi lượng đặt mua nhà giảm một nửa so với tháng trước.
Hôm thứ năm, Tổng giám đốc tập đoàn Deutsche Post của Đức đã tuyên bố Tập đoàn này sẽ bán ngân hàng của mình là Postbank, nhưng cũng cho biết thêm rằng sẽ không bán ngân hàng này với mọi giá.
Được biết, hiện có hai ngân hàng đang quan tâm đến thương vụ có giá trị khoảng 10 tỷ Euro này là Ngân hàng Allianz SE và Ngân hàng Commerzbank AG của Đức.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu phiên này tiếp tục tiến bước sau khi đón nhận thông tin tích cực từ kinh tế Mỹ. Hai chỉ số của Pháp và Đức tiếp tục duy trì sắc xanh trong khi thị trường Anh gần như không biến chuyển so với phiên trước đó.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên này giảm 1,50 điểm, tương đương -0,02%, đóng cửa ở mức 6.068,10, khối lượng giao dịch đạt 2,12 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tăng 0,3%, khối lượng giao dịch đạt 4,29 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp phiên này tăng 0,1%, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 149 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Ngoại lệ Trung Quốc
Chứng khoán châu Á đã có phiên khởi sắc sau những thông tin tích cực phát đi từ bên kia bờ Đại Dương trong khi chứng khoán Trung Quốc lại thể hiện sự “thất thường” khi đi ngược lại hướng của các chỉ số khác của châu Á.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ năm bất ngờ đảo chiều và tăng trên 3%. Đáng chú ý là khối lượng giao dịch đã tăng mạnh so với hai phiên trước đó và nhiều lệnh đặt mua liên tục được tung vào mua những mã cổ phiếu đã giảm giá nhiều phiên trước đó…
Bên cạnh đó, thông tin các đơn đặt hàng lâu bền ở Mỹ phát đi tín hiệu tích cực hơn cho nền kinh tế này đã tác động đến tâm lý giới đầu tư. Hơn nữa đồng Yên giảm giá so với USD khiến cổ phiếu của các hãng xuất khẩu lớn của Nhật khởi sắc như Canon, Toyota…nhưng ấn tương nhất là mức tăng hơn 7% của cổ phiếu hãng Mazda.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 415,03 điểm, tương đương 3,03%, đóng cửa ở mức 14.124,47.
Điểm qua thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng phiên này ghi nhận đà tăng nhẹ sau những thông tin khả quan hơn phát đi từ nền kinh tế Mỹ. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này tăng 0,58%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tăng 0,22%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc tăng 1,97% giá trị. Chỉ số Straits Times của Singapore tiếp tục tăng 0,89%.
Đáng chú ý, sau khi tăng gần 2,5% giá trị phiên giao dịch trước đó, chứng khoán Trung Quốc lại giảm điểm vào phiên này bất chấp các thị trường khác của châu Á đều chung một sắc xanh. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 1,66%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.594,03 | 12.646,22 | +52,19 | +0,41 |
Nasdaq | 2.486,70 | 2.508,32 | +21,62 | +0,87 | |
S&P 500 | 1.390,84 | 1.398,26 | +7,42 | +0,53 | |
Anh | FTSE 100 | 6.069,60 | 6.068,10 | -1,50 | -0,02 |
Đức | DAX | 7.033,84 | 7.055,03 | +21,19 | +0,30 |
Pháp | CAC 40 | 4.971,11 | 4.975,90 | +4,79 | +0,10 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.665,73 | 8.684,92 | +19,19 | +0,22 |
Nhật | Nikkei 225 | 13.709,44 | 14.124,47 | +415,03 | +3,03 |
Hồng Kông | Hang Seng | 24.249,51 | 24.383,99 | +134,48 | +0,55 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.805,64 | 1.841,22 | +35,58 | +1,97 |
Singapore | Straits Times | 3.133,30 | 3.160,78 | +28,00 | +0,89 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.459,03 | 3.401,44 | -57,59 | -1,66 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |