Chứng khoán thế giới: Thị trường Mỹ ngày thứ hai khởi sắc
Ngày 17/7, chứng khoán Mỹ tiếp tục khởi sắc sau khi nhiều tập đoàn công bố lợi nhuận khả quan và giá dầu xuống 129,29 USD/thùng
Ngày 17/7, chứng khoán Mỹ tiếp tục khởi sắc sau khi nhiều tập đoàn công bố lợi nhuận khả quan và giá dầu xuống 129,29 USD/thùng.
Chứng khoán Mỹ: Ngày thứ hai khởi sắc
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng Tám tại NYMEX trong ngày 17/7 tiếp tục sụt giảm 5,31 USD/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 129,29 USD/thùng.
Hôm thứ Năm, Bộ Thương mại cho biết, số dự án xây dựng nhà ở Mỹ trong tháng Sáu đã tăng 9,1% lên mức 1,066 triệu đơn vị (ngôi nhà, căn hộ), cao hơn so với mức dự báo 960.000 đơn vị của giới phân tích đưa ra trước đó.
Cùng ngày, Ngân hàng JPMorgan Chase đã công bố lợi nhuận quý 2/2008 với nhiều bất ngờ và vượt mong đợi của giới phân tích. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của JPMorgan Chase đạt 2 tỷ USD, tương đương 54 cent/cổ phiếu, cao hơn 10 cent/cổ phiếu so với dự báo của giới phân tích.
Tuy nhiên, nếu so sánh với mức lợi nhuận 4,23 tỷ USD, tương ứng 1,20 USD/cổ phiếu của quý 2/2007, thì lợi nhuận của JPMorgan Chase quý 2/2008 đã giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau JPMorgan Chase, Merrill Lynch cũng công bố lợi nhuận quý 2/2008, theo đó ngân hàng đầu tư lớn thứ tư ở Mỹ thông báo lỗ 4,9 tỷ USD đồng thời sẽ phải bán tài sản có giá trị lên tới 8 tỷ USD.
Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu của JPMorgan Chase tăng 13,52% trong khi cổ phiếu của Merrill Lynch cũng tăng 9,75%.
Liên quan đến Tập đoàn Coca –Cola, hãng này vừa thông báo kết quả kinh doanh quý 2/2008 với khoản lợi nhuận sau thuế đạt 1,42 tỷ USD, tương đương 61 cent/cổ phiếu, giảm 430 triệu USD, tương đương với -19 cent/cổ phiếu so với cùng kỳ năm ngoái.
Chuyển qua thông tin về lợi nhuận của các đại gia khối công nghệ, Tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới, Microsoft thông báo lợi nhuận 4 quý của hãng đạt 4,3 tỷ USD, tương đương 46 cent/cổ phiếu.
Trong khi đó, International Business Machines (IBM) cũng thông báo lợi nhuận quý 2/2008 của hãng đạt 2,76 tỷ USD, tương đương 1,98 USD/cổ phiếu, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Google cho biết lợi nhuận quý 2/2008 của hãng đạt 1,25 tỷ USD, tương đương 3,92 USD/cổ phiếu, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu của các tập đoàn này chưa có nhiều biến động do thông tin công bố lợi nhuận của họ đều được đưa ra sau khi thị trường đóng cửa ngày giao dịch.
Với nhiều thông tin khả quan hơn, chứng khoán Mỹ tiếp tục có ngày thứ hai tăng điểm mạnh mẽ.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục tăng 207,38 điểm, tương đương 1,85%, đóng cửa ở mức 11.446,66.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 27,45 điểm, tương ứng 1,20%, chốt ở mức 2.312,30.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 14,96 điểm, tương đương 1,20%, đóng cửa ở mức 1.260,32.
Chứng khoán châu Âu: Ngày tăng điểm ấn tượng
Hôm thứ Năm, hãng Nokia đã công bố lợi nhuận quý 2/2008, theo đó thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của hãng đạt 0,36 Euro, tăng 0,4 Euro/cổ phiếu so với cùng kỳ năm ngoái nhưng thấp hơn 0,1 Euro/cổ phiếu so với dự báo của giới phân tích.
Chứng khoán châu Âu hôm thứ Năm đã tăng điểm mạnh nhất kể từ ngày 1/4 sau khi đón nhận thông tin tích cực từ hãng Nokia và đặc biệt là kết quả kinh doanh vượt mong đợi của Ngân hàng JPMorgan Chase.
Khối ngân hàng trong thời gian qua liên tục sụt giảm, do đó trước sự khởi sắc JPMorgan Chase nên phiên này đã bật dật và tăng với biên độ lớn. Cụ thể, cổ phiếu của Ngân hàng UBS tăng 7,9%, cổ phiếu Ngân hàng Deutsche Bank tăng 6,9%, cổ phiếu của BNP Paribas tăng 6,1%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 135,70 điểm, tương đương 2,63%, đóng cửa ở mức 5.286,30, khối lượng giao dịch đạt 3,72 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tiếp tục tăng 1,88%, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 4,30 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp phiên này tăng thêm 2,76%, khối lượng giao dịch ở mức 279 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Đồng loạt tăng điểm
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch ngày 17/7 đã tăng điểm do tác động từ thị trường Mỹ và sự hỗ trợ của khối tài chính. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Trung Quốc lại tiếp tục có diễn biến trái chiều với các thị trường khác.
Chứng khoán Nhật đã tăng điểm ngày thứ hai trong tuần và đánh dấu mức tăng điểm ấn tượng đầu tiên trong một tháng qua.
Nguyên nhân giúp thị trường lên điểm do thông tin tích cực hơn phát đi từ thị trường Mỹ và được hỗ trợ bởi sức tăng của cổ phiếu các nhà xuất khẩu lớn, các hãng tài chính, sản xuất thép… có sức ảnh hưởng lớn đến chỉ số Nikkei 255 như Canon, Mitsubishi UFJ, Nippon Steel…
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 127,15 điểm, tương đương 1%, đóng cửa ở mức 1.263,65.
Chuyển qua thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng phiên này tiếp tục lên điểm với sự dẫn dắt của cổ phiếu khối tài chính và năng lượng. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này tăng 2,41%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số KOSPI của Hàn Quốc phiên giao dịch hôm thứ Năm tăng 1,20%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tăng 3,91%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 1,29% (tính đến 16h).
Hôm thứ Năm, Cơ quan thống kê Trung Quốc đã công bố số liệu kinh tế của nước này trong quý 2/2008. Theo đó, tăng trưởng GDP hàng năm của nước này đạt 10,1%, giảm 0,5% so với quý 1.
Nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại do xuất khẩu giảm và ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Trung ương.
Trong khi đó lạm phát trong tháng Sáu tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái tiếp tục gây áp lực đối với chính sách tiền tệ của quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Trước thông tin xấu về kinh tế vĩ mô, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc phiên này tiếp tục mất 0,78%, chốt ở mức 2.684,78.
Chứng khoán Mỹ: Ngày thứ hai khởi sắc
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng Tám tại NYMEX trong ngày 17/7 tiếp tục sụt giảm 5,31 USD/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 129,29 USD/thùng.
Hôm thứ Năm, Bộ Thương mại cho biết, số dự án xây dựng nhà ở Mỹ trong tháng Sáu đã tăng 9,1% lên mức 1,066 triệu đơn vị (ngôi nhà, căn hộ), cao hơn so với mức dự báo 960.000 đơn vị của giới phân tích đưa ra trước đó.
Cùng ngày, Ngân hàng JPMorgan Chase đã công bố lợi nhuận quý 2/2008 với nhiều bất ngờ và vượt mong đợi của giới phân tích. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của JPMorgan Chase đạt 2 tỷ USD, tương đương 54 cent/cổ phiếu, cao hơn 10 cent/cổ phiếu so với dự báo của giới phân tích.
Tuy nhiên, nếu so sánh với mức lợi nhuận 4,23 tỷ USD, tương ứng 1,20 USD/cổ phiếu của quý 2/2007, thì lợi nhuận của JPMorgan Chase quý 2/2008 đã giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau JPMorgan Chase, Merrill Lynch cũng công bố lợi nhuận quý 2/2008, theo đó ngân hàng đầu tư lớn thứ tư ở Mỹ thông báo lỗ 4,9 tỷ USD đồng thời sẽ phải bán tài sản có giá trị lên tới 8 tỷ USD.
Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu của JPMorgan Chase tăng 13,52% trong khi cổ phiếu của Merrill Lynch cũng tăng 9,75%.
Liên quan đến Tập đoàn Coca –Cola, hãng này vừa thông báo kết quả kinh doanh quý 2/2008 với khoản lợi nhuận sau thuế đạt 1,42 tỷ USD, tương đương 61 cent/cổ phiếu, giảm 430 triệu USD, tương đương với -19 cent/cổ phiếu so với cùng kỳ năm ngoái.
Chuyển qua thông tin về lợi nhuận của các đại gia khối công nghệ, Tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới, Microsoft thông báo lợi nhuận 4 quý của hãng đạt 4,3 tỷ USD, tương đương 46 cent/cổ phiếu.
Trong khi đó, International Business Machines (IBM) cũng thông báo lợi nhuận quý 2/2008 của hãng đạt 2,76 tỷ USD, tương đương 1,98 USD/cổ phiếu, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Google cho biết lợi nhuận quý 2/2008 của hãng đạt 1,25 tỷ USD, tương đương 3,92 USD/cổ phiếu, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu của các tập đoàn này chưa có nhiều biến động do thông tin công bố lợi nhuận của họ đều được đưa ra sau khi thị trường đóng cửa ngày giao dịch.
Với nhiều thông tin khả quan hơn, chứng khoán Mỹ tiếp tục có ngày thứ hai tăng điểm mạnh mẽ.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục tăng 207,38 điểm, tương đương 1,85%, đóng cửa ở mức 11.446,66.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 27,45 điểm, tương ứng 1,20%, chốt ở mức 2.312,30.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 14,96 điểm, tương đương 1,20%, đóng cửa ở mức 1.260,32.
Chứng khoán châu Âu: Ngày tăng điểm ấn tượng
Hôm thứ Năm, hãng Nokia đã công bố lợi nhuận quý 2/2008, theo đó thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của hãng đạt 0,36 Euro, tăng 0,4 Euro/cổ phiếu so với cùng kỳ năm ngoái nhưng thấp hơn 0,1 Euro/cổ phiếu so với dự báo của giới phân tích.
Chứng khoán châu Âu hôm thứ Năm đã tăng điểm mạnh nhất kể từ ngày 1/4 sau khi đón nhận thông tin tích cực từ hãng Nokia và đặc biệt là kết quả kinh doanh vượt mong đợi của Ngân hàng JPMorgan Chase.
Khối ngân hàng trong thời gian qua liên tục sụt giảm, do đó trước sự khởi sắc JPMorgan Chase nên phiên này đã bật dật và tăng với biên độ lớn. Cụ thể, cổ phiếu của Ngân hàng UBS tăng 7,9%, cổ phiếu Ngân hàng Deutsche Bank tăng 6,9%, cổ phiếu của BNP Paribas tăng 6,1%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 135,70 điểm, tương đương 2,63%, đóng cửa ở mức 5.286,30, khối lượng giao dịch đạt 3,72 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tiếp tục tăng 1,88%, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 4,30 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp phiên này tăng thêm 2,76%, khối lượng giao dịch ở mức 279 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Đồng loạt tăng điểm
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch ngày 17/7 đã tăng điểm do tác động từ thị trường Mỹ và sự hỗ trợ của khối tài chính. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Trung Quốc lại tiếp tục có diễn biến trái chiều với các thị trường khác.
Chứng khoán Nhật đã tăng điểm ngày thứ hai trong tuần và đánh dấu mức tăng điểm ấn tượng đầu tiên trong một tháng qua.
Nguyên nhân giúp thị trường lên điểm do thông tin tích cực hơn phát đi từ thị trường Mỹ và được hỗ trợ bởi sức tăng của cổ phiếu các nhà xuất khẩu lớn, các hãng tài chính, sản xuất thép… có sức ảnh hưởng lớn đến chỉ số Nikkei 255 như Canon, Mitsubishi UFJ, Nippon Steel…
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 127,15 điểm, tương đương 1%, đóng cửa ở mức 1.263,65.
Chuyển qua thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng phiên này tiếp tục lên điểm với sự dẫn dắt của cổ phiếu khối tài chính và năng lượng. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này tăng 2,41%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số KOSPI của Hàn Quốc phiên giao dịch hôm thứ Năm tăng 1,20%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tăng 3,91%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 1,29% (tính đến 16h).
Hôm thứ Năm, Cơ quan thống kê Trung Quốc đã công bố số liệu kinh tế của nước này trong quý 2/2008. Theo đó, tăng trưởng GDP hàng năm của nước này đạt 10,1%, giảm 0,5% so với quý 1.
Nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại do xuất khẩu giảm và ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Trung ương.
Trong khi đó lạm phát trong tháng Sáu tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái tiếp tục gây áp lực đối với chính sách tiền tệ của quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Trước thông tin xấu về kinh tế vĩ mô, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc phiên này tiếp tục mất 0,78%, chốt ở mức 2.684,78.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.239,28 | 11.446,66 | +207,38 | +1,85 |
Nasdaq | 2.284,85 | 2.312,30 | +27,45 | +1,20 | |
S&P 500 | 1.245,36 | 1.260,32 | +14,96 | +1,20 | |
Anh | FTSE 100 | 5.150,60 | 5.286,30 | +135,70 | +2,63 |
Đức | DAX | 6.155,37 | 6.271,27 | +115,90 | +1,88 |
Pháp | CAC 40 | 4.112,45 | 4.225,99 | +113,54 | +2,76 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.710,64 | 6.973,09 | +262,45 | +3,91 |
Nhật | Nikkei 225 | 12.760,80 | 12.887,95 | +127,15 | +1,00 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.223,50 | 21.734,72 | +511,22 | +2,41 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1,507,40 | 1.525,56 | +18,16 | +1,20 |
Singapore | Straits Times | 2.835,32 | 2.871,96 | +36,64 | +1,29 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2,705,86 | 2.684,78 | -21,09 | -0,78 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |