Chứng khoán toàn cầu vẫn bất ổn
Các nhà đầu tư đã theo nhau bán tống bán tháo cổ phiếu - đợt bán ra lớn nhất trong vòng hơn bốn năm qua
Các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới đang phải đối diện với một tuần lễ đầy bất ổn sau vụ sụt giá ở Trung Quốc và nỗi lo về tốc độ phát triển kinh tế trì trệ.
Hậu quả là các nhà đầu tư đã theo nhau bán tống bán tháo cổ phiếu - đợt bán ra lớn nhất trong vòng hơn bốn năm qua.
Vào lúc đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần trước, các chỉ số ở Mỹ, châu Âu và châu Á đều tụt điểm. Chỉ số Dow Jones đã trải qua tuần lễ tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2003 tới nay. Các nhà đầu tư đã dựa trên những yếu tố biến động như việc Trung Quốc áp thuế mới và tình hình thị trường cầm cố thế chấp tại Mỹ để quyết định bán tống cổ phiếu.
Các nhà phân tích đánh giá rằng tình trạng mất ổn định có lẽ sẽ còn tiếp diễn, khi các tài sản có tính rủi ro cao hơn được đem bán ra.
James Chua từ Phillip Capital Management nhận xét: "Theo đánh giá của chúng tôi thì trong thời gian trước mắt, các thị trường sẽ tiếp tục suy yếu."
Thời xưa
Quy mô bán tống cổ phiếu hồi tuần trước có thể khiến các nhà đầu tư ngạc nhiên. Tuy nhiên, các quan sát viên đã cảnh báo rằng đó là sự điều chỉnh của thị trường.
Nhiều chỉ số và cổ phiếu hàng đầu trên thế giới đã leo lên mức cao chưa từng thấy kể từ thời bùng nổ cơn sốt bong bóng các công ty mô hình dotcom hồi năm 2000, vượt quá giá trị thật.
Tại thị trường Thượng Hải ở Trung Quốc đã xảy ra tình trạng bán tống bán tháo và tụt giá tới 9% hôm thứ Ba tuần trước, là mức sụt giảm lớn nhất trong một thập niên vừa qua. Đây là thị trường đã tăng giá hơn gấp đôi kể từ cuối 2005 tới nay.
Cùng lúc, ngày càng có nhiều tín hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ có thể phát triển chậm hơn nhiều so với những dự đoán trước đó.
Hôm thứ Tư tuần trước, Chính phủ Mỹ nói kinh tế nước này tăng trưởng ở mức 2,2% trong ba tháng cuối năm 2006, thấp hơn so với mức dự đoán 3,5% trước đó và cũng dưới mức dự tính của các nhà phân tích.
Không quá bi quan
Các nhà phân tích nay đang tìm cách dự đoán xem thị trường sẽ tụt tới điểm thấp nhất vào lúc nào và ở thị trường nào.
Câu hỏi lớn là liệu đây có phải là khởi đầu của một sự điều chỉnh dài hạn hay là không, khi mà thị trường chuyển từ hướng tăng giá sang hướng xấu đi, hay chỉ là một điều chỉnh ngắn hạn mà thôi.
Hồi năm ngoái, việc tụt điểm của các thị trường kéo dài tới gần cả tháng; một số thị trường chủ chốt đã sụt giá tới gần 10% trước khi gượng lại.
Vào lúc này, đa số các phân tích gia không tỏ ra quá bi quan. Họ cho rằng mức tăng trưởng thế giới không mạnh như năm 2006, nhưng cũng không có nghĩa là nó đang giậm chân tại chỗ.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng hiện đang có một số đám mây đen ở đường chân trời, với việc Mỹ thâm thủng ngân sách, thị trường bất động sản và cầm cố thế chấp ở nước này có dấu hiệu suy yếu.
Họ cũng nhìn nhận tới một yếu tố khác. Đó là trong mấy năm qua, các nhà đầu tư đã tiếp cận được với nguồn tiền rẻ, do mức lãi suất thấp, nhất là ở Nhật Bản. Điều này khiến các nhà đầu tư có khả năng vay mượn và quăng tiền và các thị trường có tính rủi ro cao hơn.
Với việc lãi suất toàn cầu đang tăng, nhiều nhà đầu tư nay phải tìm cách trả nợ cho các khoản mà họ đã đi vay để đem đi kinh doanh và đang có nguy cơ lâm vào cảnh rủi ro.
Hậu quả là các nhà đầu tư đã theo nhau bán tống bán tháo cổ phiếu - đợt bán ra lớn nhất trong vòng hơn bốn năm qua.
Vào lúc đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần trước, các chỉ số ở Mỹ, châu Âu và châu Á đều tụt điểm. Chỉ số Dow Jones đã trải qua tuần lễ tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2003 tới nay. Các nhà đầu tư đã dựa trên những yếu tố biến động như việc Trung Quốc áp thuế mới và tình hình thị trường cầm cố thế chấp tại Mỹ để quyết định bán tống cổ phiếu.
Các nhà phân tích đánh giá rằng tình trạng mất ổn định có lẽ sẽ còn tiếp diễn, khi các tài sản có tính rủi ro cao hơn được đem bán ra.
James Chua từ Phillip Capital Management nhận xét: "Theo đánh giá của chúng tôi thì trong thời gian trước mắt, các thị trường sẽ tiếp tục suy yếu."
Thời xưa
Quy mô bán tống cổ phiếu hồi tuần trước có thể khiến các nhà đầu tư ngạc nhiên. Tuy nhiên, các quan sát viên đã cảnh báo rằng đó là sự điều chỉnh của thị trường.
Nhiều chỉ số và cổ phiếu hàng đầu trên thế giới đã leo lên mức cao chưa từng thấy kể từ thời bùng nổ cơn sốt bong bóng các công ty mô hình dotcom hồi năm 2000, vượt quá giá trị thật.
Tại thị trường Thượng Hải ở Trung Quốc đã xảy ra tình trạng bán tống bán tháo và tụt giá tới 9% hôm thứ Ba tuần trước, là mức sụt giảm lớn nhất trong một thập niên vừa qua. Đây là thị trường đã tăng giá hơn gấp đôi kể từ cuối 2005 tới nay.
Cùng lúc, ngày càng có nhiều tín hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ có thể phát triển chậm hơn nhiều so với những dự đoán trước đó.
Hôm thứ Tư tuần trước, Chính phủ Mỹ nói kinh tế nước này tăng trưởng ở mức 2,2% trong ba tháng cuối năm 2006, thấp hơn so với mức dự đoán 3,5% trước đó và cũng dưới mức dự tính của các nhà phân tích.
Không quá bi quan
Các nhà phân tích nay đang tìm cách dự đoán xem thị trường sẽ tụt tới điểm thấp nhất vào lúc nào và ở thị trường nào.
Câu hỏi lớn là liệu đây có phải là khởi đầu của một sự điều chỉnh dài hạn hay là không, khi mà thị trường chuyển từ hướng tăng giá sang hướng xấu đi, hay chỉ là một điều chỉnh ngắn hạn mà thôi.
Hồi năm ngoái, việc tụt điểm của các thị trường kéo dài tới gần cả tháng; một số thị trường chủ chốt đã sụt giá tới gần 10% trước khi gượng lại.
Vào lúc này, đa số các phân tích gia không tỏ ra quá bi quan. Họ cho rằng mức tăng trưởng thế giới không mạnh như năm 2006, nhưng cũng không có nghĩa là nó đang giậm chân tại chỗ.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng hiện đang có một số đám mây đen ở đường chân trời, với việc Mỹ thâm thủng ngân sách, thị trường bất động sản và cầm cố thế chấp ở nước này có dấu hiệu suy yếu.
Họ cũng nhìn nhận tới một yếu tố khác. Đó là trong mấy năm qua, các nhà đầu tư đã tiếp cận được với nguồn tiền rẻ, do mức lãi suất thấp, nhất là ở Nhật Bản. Điều này khiến các nhà đầu tư có khả năng vay mượn và quăng tiền và các thị trường có tính rủi ro cao hơn.
Với việc lãi suất toàn cầu đang tăng, nhiều nhà đầu tư nay phải tìm cách trả nợ cho các khoản mà họ đã đi vay để đem đi kinh doanh và đang có nguy cơ lâm vào cảnh rủi ro.