Chứng khoán Trung Quốc “sốt cao”
Mức vay nợ để mua cổ phiếu của các nhà đầu tư trên thị trường này đã đạt ngưỡng kỷ lục
Giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã lần đầu vượt qua ngưỡng 10 nghìn tỷ USD. Đây được coi là cột mốc mới nhất trong đợt tăng điểm như vũ bão đang diễn ra trên thị trường chứng khoán nước này.
Theo số liệu của hãng tin Bloomberg, tổng vốn hóa của các công ty niêm yết chính trên thị trường Trung Quốc đã đạt mức 10,05 nghìn tỷ USD, tăng 6,7 nghìn tỷ USD chỉ trong vòng 12 tháng. Chỉ riêng mức vốn hóa tăng thêm này đã lớn hơn quy mô 5 nghìn tỷ USD của thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Với quy mô 25 nghìn tỷ USD, thị trường chứng khoán Mỹ hiện vẫn là thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới.
Chưa một thị trường chứng khoán nào khác trên thế giới từng đạt được mức tăng tuyệt đối tính bằng USD trong 12 tháng, như thị trường chứng khoán Trung Quốc đạt được trong một năm qua. Độ đắt đỏ của cổ phiếu Trung Quốc hiện đã tăng lên mức cao nhất trong 5 năm, mức vay nợ để mua cổ phiếu của các nhà đầu tư trên thị trường này đã đạt ngưỡng kỷ lục, trong khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 1990.
“Điều này phản ánh tâm lý chấp nhận rủi ro của công chúng. Các nhà đầu tư đương đầu rủi ro quá lớn vì tăng trưởng đang giảm tốc”, chiến lược gia Hao Hong thuộc công ty Bocom International ở Hồng Kông nhận xét.
Khác với sự hào hứng của giới đầu tư Trung Quốc, khối ngoại tỏ ra thận trọng hơn với thị trường chứng khoán đại lục. Trong vòng 7 ngày tính đến thứ Tư tuần trước, các quỹ ngoại đã thoái ròng 6,8 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc, theo một báo cáo của ngân hàng Barclays.
Tuần trước, chỉ số Shanghai Composite Index tăng 2,9%, lên mức cao nhất từ tháng 1/2008, bất chấp việc MSCI Inc. chưa chấp nhận đưa thị trường đại lục vào chỉ số MSCI Emerging Markets Index. Trong vòng 12 tháng qua, chỉ số này đã tăng 152%, mạnh nhất trong các chỉ số chứng khoán trên toàn cầu được Bloomberg theo dõi.
Trong cùng khoảng thời gian, chỉ số Shenzhen Composite Index của sàn Thâm Quyến tăng 194%, với hệ số P/E lên tới 77 lần.
Động lực phía sau sự tăng điểm chóng mặt này của thị trường chứng khoán Trung Quốc là đồn đoán của giới đầu tư cho rằng Bắc Kinh sẽ tung thêm các biện pháp để kích thích tăng trưởng. Ngân hàng HSBC dự báo Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5 điểm phần trăm trong vài tuần tới. Nếu được thực hiện, đây sẽ là đợt cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thứ ba của Trung Quốc từ đầu năm tới nay.
Một số dữ liệu thống kê gần đây cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang bình ổn trở lại, nhưng các số liệu của các ngành kinh tế chủ chốt từ sản xuất công nghiệp cho tới bán lẻ vẫn đang ở gần mức thấp nhất trong nhiều năm, trong khi thương mại vẫn đang yếu. Năm 2014, kinh tế Trung Quốc tăng 7,4%, thấp nhất trong hơn 2 thập niên.
Tuy vậy, “cơn sốt” chứng khoán ở đại lục vẫn chưa có dấu hiệu sẽ sớm hạ nhiệt. Trong tuần cuối của tháng 5, có 4,4 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán mới được mở ở Trung Quốc, một con số lớn chưa từng có. Tính đến ngày 11/6, số nợ mà các nhà đầu tư trên sàn Thượng Hải vay ký quỹ đã lên tới mức kỷ lục 1,44 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 232 tỷ USD.
Theo số liệu của hãng tin Bloomberg, tổng vốn hóa của các công ty niêm yết chính trên thị trường Trung Quốc đã đạt mức 10,05 nghìn tỷ USD, tăng 6,7 nghìn tỷ USD chỉ trong vòng 12 tháng. Chỉ riêng mức vốn hóa tăng thêm này đã lớn hơn quy mô 5 nghìn tỷ USD của thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Với quy mô 25 nghìn tỷ USD, thị trường chứng khoán Mỹ hiện vẫn là thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới.
Chưa một thị trường chứng khoán nào khác trên thế giới từng đạt được mức tăng tuyệt đối tính bằng USD trong 12 tháng, như thị trường chứng khoán Trung Quốc đạt được trong một năm qua. Độ đắt đỏ của cổ phiếu Trung Quốc hiện đã tăng lên mức cao nhất trong 5 năm, mức vay nợ để mua cổ phiếu của các nhà đầu tư trên thị trường này đã đạt ngưỡng kỷ lục, trong khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 1990.
“Điều này phản ánh tâm lý chấp nhận rủi ro của công chúng. Các nhà đầu tư đương đầu rủi ro quá lớn vì tăng trưởng đang giảm tốc”, chiến lược gia Hao Hong thuộc công ty Bocom International ở Hồng Kông nhận xét.
Khác với sự hào hứng của giới đầu tư Trung Quốc, khối ngoại tỏ ra thận trọng hơn với thị trường chứng khoán đại lục. Trong vòng 7 ngày tính đến thứ Tư tuần trước, các quỹ ngoại đã thoái ròng 6,8 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc, theo một báo cáo của ngân hàng Barclays.
Tuần trước, chỉ số Shanghai Composite Index tăng 2,9%, lên mức cao nhất từ tháng 1/2008, bất chấp việc MSCI Inc. chưa chấp nhận đưa thị trường đại lục vào chỉ số MSCI Emerging Markets Index. Trong vòng 12 tháng qua, chỉ số này đã tăng 152%, mạnh nhất trong các chỉ số chứng khoán trên toàn cầu được Bloomberg theo dõi.
Trong cùng khoảng thời gian, chỉ số Shenzhen Composite Index của sàn Thâm Quyến tăng 194%, với hệ số P/E lên tới 77 lần.
Động lực phía sau sự tăng điểm chóng mặt này của thị trường chứng khoán Trung Quốc là đồn đoán của giới đầu tư cho rằng Bắc Kinh sẽ tung thêm các biện pháp để kích thích tăng trưởng. Ngân hàng HSBC dự báo Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5 điểm phần trăm trong vài tuần tới. Nếu được thực hiện, đây sẽ là đợt cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thứ ba của Trung Quốc từ đầu năm tới nay.
Một số dữ liệu thống kê gần đây cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang bình ổn trở lại, nhưng các số liệu của các ngành kinh tế chủ chốt từ sản xuất công nghiệp cho tới bán lẻ vẫn đang ở gần mức thấp nhất trong nhiều năm, trong khi thương mại vẫn đang yếu. Năm 2014, kinh tế Trung Quốc tăng 7,4%, thấp nhất trong hơn 2 thập niên.
Tuy vậy, “cơn sốt” chứng khoán ở đại lục vẫn chưa có dấu hiệu sẽ sớm hạ nhiệt. Trong tuần cuối của tháng 5, có 4,4 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán mới được mở ở Trung Quốc, một con số lớn chưa từng có. Tính đến ngày 11/6, số nợ mà các nhà đầu tư trên sàn Thượng Hải vay ký quỹ đã lên tới mức kỷ lục 1,44 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 232 tỷ USD.