Chứng khoán tuần qua: Hai sàn “ấm” dần
Tuần từ 3 đến 7/12, VN-Index tăng 2,28 điểm lên 974,63 điểm, HASTC-Index cũng tăng 2,98 điểm so với tuần trước
Tuần từ 3 đến 7/12, VN-Index tăng 2,28 điểm lên 974,63 điểm. HASTC-Index cũng tăng 2,98 điểm so với tuần trước.
Tại sàn Tp.HCM, giao dịch cổ phiếu suy giảm, nhà đầu tư nước ngoài mua vào gấp 2,5 lần bán ra. Tại sàn Hà Nội, khối lượng giao dịch tăng mạnh nhưng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài vẫn ở mức thấp.
Sau 5 phiên, sàn Tp.HCM có tới 65 mã cổ phiếu giảm giá, 49 cổ phiếu tăng giá và 14 mã cổ phiếu đứng giá, chứng chỉ quỹ VF1 giảm 400 đồng, BF1 tăng 200 đồng. Phiên đầu tuần, VN-Index tăng 15,61 điểm sau đó tăng điểm nhẹ và tiếp đến là 1 phiên giảm điểm khá sâu, phiên cuối tuần chỉ số VN-Index đã chững lại và tăng nhẹ.
Đáng chú ý là sau hơn 2 tuần tăng giá liên tục, tuần qua là tuần sụt giá mạnh của cổ phiếu BTC, giảm đến 14.000 đồng/cổ phiếu, đứng đầu nhóm cổ phiếu giảm giá nhiều nhất. Kế tiếp là nhóm cổ phiếu ngành dược: IMP giảm 13.000 đồng/cổ phiếu, DHG giảm 4.000 đồng/cổ phiếu.
Trong tuần, thành viên mới gia nhập HOSE là cổ phiếu của Công ty Cổ phần Nam Việt (mã chứng khoán: ANV). Sau phiên chào sàn, ANV đóng cửa ở mức giá 98.000 đồng/cổ phiếu, giảm 19.000 đồng/cổ phiếu so với giá tham chiếu là 117.000 đồng/cổ phiếu.
Giá trị giao dịch giảm mạnh, giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ cao nhất trong tuần cũng chỉ đạt 980 tỷ đồng, thấp nhất là 798 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch cũng thấp tương ứng, có phiên chỉ đạt 6,08 triệu đơn vị được khớp lệnh thành công. Khối lượng mua vào của cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều sụt giảm, nhất là sau khi thông tin về đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của VCB được công bố.
Lượng đặt mua cao hơn lượng đặt bán hơn 4 triệu cổ phiếu và đạt mức 62,3 triệu cổ phiếu. Tổng khối lượng khớp lệnh 5 phiên 37,475 triệu cổ phiếu. 14 mã cổ phiếu đã được giao dịch thỏa thuận với tổng số 1,821 triệu cổ phiếu, tổng trị giá gần 152 tỷ đồng.
Giao dịch khớp lệnh chứng chỉ quỹ đạt 1,821 triệu chứng chỉ quỹ, lượng đặt bán cao hơn lượng đặt mua 340.000 chứng chỉ quỹ, không có giao dịch thỏa thuận chứng chỉ quỹ nào được thực hiện. Giao dịch trái phiếu đạt 4,64 triệu trái phiếu, trị giá giao dịch đạt 488 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường vẫn là STB với 7,494 triệu cổ phiếu (chiếm 20% khối lượng giao dịch toàn thị trường), tiếp đến là Đạm Phú Mỹ (DPM) với 3,234 triệu cổ phiếu (chiếm 8,63%), SSI với 2,376 triệu cổ phiếu (chiếm 6,34%), thứ 4 là FPT với 1,334 triệu cổ phiếu (chiếm 3,56%), thứ 5 là VIC với 1,254 triệu cổ phiếu, chiếm 3,35% toàn thị trường.
Nhà đầu tư nước ngoài mua vào gấp 2,5 lần bán ra. Tổng lượng họ mua khớp lệnh đạt 5,796 triệu chứng khoán, trong đó mua nhiều nhất là 1,604 triệu DPM, 486.190 DPM, 357.180 PPC và 312.650 FPT.
Nhà đầu tư nước ngoài bán khớp lệnh 2,224 triệu chứng khoán, trong đó bán nhiều nhất là 183.140 AGF, 167.750 DHA, 144.470 TAC và 131.140 SSI và mua bán thỏa thuận cùng khối 118.390 RIC đầu tư nước ngoài.
Trên sàn Hà Nội, tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt 18,6 triệu cổ phiếu, tăng hơn 5,7 triệu so với tuần trước. Có tới 77 cổ phiếu tăng giá, 1 cổ phiếu đứng giá và 23 cổ phiếu giảm giá.
Dẫn đầu trong danh sách các cổ phiếu tăng giá là S99 tăng 42.800 tương đương 12,29%, tiếp đến là S64 tăng 20.800. Trong số các cổ phiếu có giá thị trường cao trên mức 100.000 đồng/cổ phiếu thì có 20 cổ phiếu vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng của mình là BVS đóng cửa với giá bình quân đạt 588.100 đồng/cổ phiếu, S99 đóng cửa với giá bình quân đạt 391.000 đồng/cổ phiếu, S55 đóng cửa với giá 225.500 đồng/cổ phiếu.
Trong tuần có 23 cổ phiếu giảm giá, giảm nhiều nhất là PVC giảm 14.200 đồng/cổ phiếu (-9,79%), SJC giảm -12.100 đ/cp (-4,98%), tiếp theo là NPS giảm 7.100 đồng/cổ phiếu (-9,37%). Nhà đầu tư nước ngoài trong tuần này mua 624.100 cổ phiếu và bán ra 775.200 cổ phiếu.
Tại sàn Tp.HCM, giao dịch cổ phiếu suy giảm, nhà đầu tư nước ngoài mua vào gấp 2,5 lần bán ra. Tại sàn Hà Nội, khối lượng giao dịch tăng mạnh nhưng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài vẫn ở mức thấp.
Sau 5 phiên, sàn Tp.HCM có tới 65 mã cổ phiếu giảm giá, 49 cổ phiếu tăng giá và 14 mã cổ phiếu đứng giá, chứng chỉ quỹ VF1 giảm 400 đồng, BF1 tăng 200 đồng. Phiên đầu tuần, VN-Index tăng 15,61 điểm sau đó tăng điểm nhẹ và tiếp đến là 1 phiên giảm điểm khá sâu, phiên cuối tuần chỉ số VN-Index đã chững lại và tăng nhẹ.
Đáng chú ý là sau hơn 2 tuần tăng giá liên tục, tuần qua là tuần sụt giá mạnh của cổ phiếu BTC, giảm đến 14.000 đồng/cổ phiếu, đứng đầu nhóm cổ phiếu giảm giá nhiều nhất. Kế tiếp là nhóm cổ phiếu ngành dược: IMP giảm 13.000 đồng/cổ phiếu, DHG giảm 4.000 đồng/cổ phiếu.
Trong tuần, thành viên mới gia nhập HOSE là cổ phiếu của Công ty Cổ phần Nam Việt (mã chứng khoán: ANV). Sau phiên chào sàn, ANV đóng cửa ở mức giá 98.000 đồng/cổ phiếu, giảm 19.000 đồng/cổ phiếu so với giá tham chiếu là 117.000 đồng/cổ phiếu.
Giá trị giao dịch giảm mạnh, giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ cao nhất trong tuần cũng chỉ đạt 980 tỷ đồng, thấp nhất là 798 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch cũng thấp tương ứng, có phiên chỉ đạt 6,08 triệu đơn vị được khớp lệnh thành công. Khối lượng mua vào của cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều sụt giảm, nhất là sau khi thông tin về đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của VCB được công bố.
Lượng đặt mua cao hơn lượng đặt bán hơn 4 triệu cổ phiếu và đạt mức 62,3 triệu cổ phiếu. Tổng khối lượng khớp lệnh 5 phiên 37,475 triệu cổ phiếu. 14 mã cổ phiếu đã được giao dịch thỏa thuận với tổng số 1,821 triệu cổ phiếu, tổng trị giá gần 152 tỷ đồng.
Giao dịch khớp lệnh chứng chỉ quỹ đạt 1,821 triệu chứng chỉ quỹ, lượng đặt bán cao hơn lượng đặt mua 340.000 chứng chỉ quỹ, không có giao dịch thỏa thuận chứng chỉ quỹ nào được thực hiện. Giao dịch trái phiếu đạt 4,64 triệu trái phiếu, trị giá giao dịch đạt 488 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường vẫn là STB với 7,494 triệu cổ phiếu (chiếm 20% khối lượng giao dịch toàn thị trường), tiếp đến là Đạm Phú Mỹ (DPM) với 3,234 triệu cổ phiếu (chiếm 8,63%), SSI với 2,376 triệu cổ phiếu (chiếm 6,34%), thứ 4 là FPT với 1,334 triệu cổ phiếu (chiếm 3,56%), thứ 5 là VIC với 1,254 triệu cổ phiếu, chiếm 3,35% toàn thị trường.
Nhà đầu tư nước ngoài mua vào gấp 2,5 lần bán ra. Tổng lượng họ mua khớp lệnh đạt 5,796 triệu chứng khoán, trong đó mua nhiều nhất là 1,604 triệu DPM, 486.190 DPM, 357.180 PPC và 312.650 FPT.
Nhà đầu tư nước ngoài bán khớp lệnh 2,224 triệu chứng khoán, trong đó bán nhiều nhất là 183.140 AGF, 167.750 DHA, 144.470 TAC và 131.140 SSI và mua bán thỏa thuận cùng khối 118.390 RIC đầu tư nước ngoài.
Trên sàn Hà Nội, tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt 18,6 triệu cổ phiếu, tăng hơn 5,7 triệu so với tuần trước. Có tới 77 cổ phiếu tăng giá, 1 cổ phiếu đứng giá và 23 cổ phiếu giảm giá.
Dẫn đầu trong danh sách các cổ phiếu tăng giá là S99 tăng 42.800 tương đương 12,29%, tiếp đến là S64 tăng 20.800. Trong số các cổ phiếu có giá thị trường cao trên mức 100.000 đồng/cổ phiếu thì có 20 cổ phiếu vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng của mình là BVS đóng cửa với giá bình quân đạt 588.100 đồng/cổ phiếu, S99 đóng cửa với giá bình quân đạt 391.000 đồng/cổ phiếu, S55 đóng cửa với giá 225.500 đồng/cổ phiếu.
Trong tuần có 23 cổ phiếu giảm giá, giảm nhiều nhất là PVC giảm 14.200 đồng/cổ phiếu (-9,79%), SJC giảm -12.100 đ/cp (-4,98%), tiếp theo là NPS giảm 7.100 đồng/cổ phiếu (-9,37%). Nhà đầu tư nước ngoài trong tuần này mua 624.100 cổ phiếu và bán ra 775.200 cổ phiếu.