Chứng khoán tuần qua phục hồi mạnh
Tuần từ 20/8 - 24/8, tại sàn Tp.HCM, lượng đặt mua tăng đột biến sau khi sụt mạnh trong tuần trước, khối lượng khớp lệnh cũng tăng mạnh
Tuần từ 20/8 - 24/8, tại sàn Tp.HCM, lượng đặt mua tăng đột biến sau khi sụt mạnh trong tuần trước, khối lượng khớp lệnh cũng tăng mạnh.
Giao dịch mua vào của nhà đầu tư nước ngoài tăng vọt, gấp 3 lần tuần trước và gấp 2,5 lần lượng bán. Phiên cuối tuần, chỉ số giá ở cả 2 sàn đều tăng mạnh, tính cả 5 phiên, VN-Index tăng 17,55 điểm, HASTC-Index tăng 0,75 điểm.
Cuối tuần qua, các nhà đầu tư trong nước đã “hấp thụ” 2 thông tin quan trọng: vốn đầu tư trực iếp nước ngoài tăng mạnh trong tháng 8/2007.
Theo thống kê, trong tháng 8, cả nước có 97 lượt dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 733 triệu USD, nâng tổng số dự án được cấp phép trong 8 tháng qua lên 814 dự án với tổng vốn đầu tư 7,1 tỷ USD, tăng 16% về số dự án và tăng 64,6% về vốn so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm, trong 8 tháng qua, cả nước đã thu hút thêm 8,324 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, tăng 39,8% so với cùng kỳ năm trước. Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, hiện có khoảng 50 dự án với tổng vốn đăng ký dự kiến lên đến 50 tỷ USD đang xúc tiến đầu tư vào Việt Nam.
Thông tin thứ hai là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tập trung thanh tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần có tỉ lệ cho vay đầu tư chứng khoán vượt quá tỷ lệ 3% tổng dư nợ cho vay và thực hiện nhiều biện pháp để kiềm chế tăng giá hàng hoá tiêu dùng trong nước.
Một số giải pháp mà ngành ngân hàng sẽ triển khai trong thời gian tới là tăng khối lượng bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước để rút mạnh vốn khả dụng tạm thời dư thừa của ngân hàng thương mại, điều hành tỉ giá đồng/USD ở mức thích hợp có lợi cho xuất khẩu và tạm thời duy trì các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước và tỉ lệ dự trữ bắt buộc như hiện nay.
Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ thu hẹp đối tượng vay bằng ngoại tệ nhằm hạn chế tốc độ gia tăng tín dụng bằng ngoại tệ và khắc phục, phòng ngừa tình trạng mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, tránh rủi ro tỉ giá.
Tại sàn Tp.HCM, qua 5 phiên, lượng đặt mua luôn cao hơn bán, trong đó phiên cuối tuần lượng đặt mua tăng vọt lên mức kỷ lục trong vòng 2 tháng qua, lên tới hơn 17 triệu chứng khoán, cao hơn lượng đặt bán tới 6,95 triệu chứng khoán.
Tổng lượng đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ tăng đột biến sau khi giảm khá mạnh trong tuần trước, đạt 61,25 triệu chứng khoán, tăng 20,2 triệu chứng khoán, hơn 31,6 triệu chứng khoán đặt mua không được khớp lệnh, tăng hơn 10 triệu chứng khoán so tuần trước.
Tổng lượng đặt bán cũng tăng mạnh, đạt 46,62 triệu chứng khoán, tăng 11,3 triệu chứng khoán so tuần trước chứng khoán và có gần 17 triệu chứng khoán đặt bán không được khớp lệnh.
Tuần qua, lượng đặt mua cao hơn lượng đặt bán 14,63 triệu chứng khoán, tăng 9 triệu chứng khoán so tuần trước. Tổng khối lượng khớp lệnh 5 phiên tăng vọt, lên 29,648 triệu chứng khoán, tăng 20,348 triệu chứng khoán, tổng trị giá khớp lệnh tăng mạnh, lên 2.526 tỷ đồng, tăng 644 tỷ đồng.
Năm chứng khoán có khối lượng giao dịch khớp lệnh lớn nhất là STB với 6,217 triệu cổ phiếu, tăng 3 lần so tuần trước, trị giá 327 tỷ đồng, VF1 đạt 3,027 triệu chứng chỉ quỹ, tăng 2,8 lần, tổng trị giá 86 tỷ đồng, FPT đạt 1,287 triệu cổ phiếu, trị giá 292 tỷ đồng, VSH đạt 1,203 triệu cổ phiếu, trị giá 51 tỷ đồng. Cổ phiếu TNC mới lên sàn nhưng được giao dịch với số lượng rất lớn, xếp thứ 5 với 958.000 cổ phiếu, trị giá 41 tỷ đồng.
Tại sàn Tp.HCM, lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài đột ngột tăng mạnh. Họ mua khớp lệnh 7,87 triệu chứng khoán, tăng 5,47 triệu chứng khoán, tổng trị giá mua cũng tăng 2,5 lần, lên 791 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài bán 3,43 triệu chứng khoán, tăng 1,2 triệu chứng khoán, trị giá bán đạt 382 tỷ đồng, tăng 81 tỷ đồng.
Tại sàn Hà Nội, giao dịch mua vào của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng mạnh so tuần trước, họ mua vào 862.500 cổ phiếu, tăng hơn 100.000 triệu cổ phiếu, trị giá mua 84,552 tỷ đồng và bán ra 324.000 cổ phiếu, tăng 120.000 cổ phiếu, trị giá bán 40,183 tỷ đồng, tăng 12 tỷ đồng so tuần trước.
Giao dịch mua vào của nhà đầu tư nước ngoài tăng vọt, gấp 3 lần tuần trước và gấp 2,5 lần lượng bán. Phiên cuối tuần, chỉ số giá ở cả 2 sàn đều tăng mạnh, tính cả 5 phiên, VN-Index tăng 17,55 điểm, HASTC-Index tăng 0,75 điểm.
Cuối tuần qua, các nhà đầu tư trong nước đã “hấp thụ” 2 thông tin quan trọng: vốn đầu tư trực iếp nước ngoài tăng mạnh trong tháng 8/2007.
Theo thống kê, trong tháng 8, cả nước có 97 lượt dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 733 triệu USD, nâng tổng số dự án được cấp phép trong 8 tháng qua lên 814 dự án với tổng vốn đầu tư 7,1 tỷ USD, tăng 16% về số dự án và tăng 64,6% về vốn so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm, trong 8 tháng qua, cả nước đã thu hút thêm 8,324 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, tăng 39,8% so với cùng kỳ năm trước. Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, hiện có khoảng 50 dự án với tổng vốn đăng ký dự kiến lên đến 50 tỷ USD đang xúc tiến đầu tư vào Việt Nam.
Thông tin thứ hai là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tập trung thanh tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần có tỉ lệ cho vay đầu tư chứng khoán vượt quá tỷ lệ 3% tổng dư nợ cho vay và thực hiện nhiều biện pháp để kiềm chế tăng giá hàng hoá tiêu dùng trong nước.
Một số giải pháp mà ngành ngân hàng sẽ triển khai trong thời gian tới là tăng khối lượng bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước để rút mạnh vốn khả dụng tạm thời dư thừa của ngân hàng thương mại, điều hành tỉ giá đồng/USD ở mức thích hợp có lợi cho xuất khẩu và tạm thời duy trì các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước và tỉ lệ dự trữ bắt buộc như hiện nay.
Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ thu hẹp đối tượng vay bằng ngoại tệ nhằm hạn chế tốc độ gia tăng tín dụng bằng ngoại tệ và khắc phục, phòng ngừa tình trạng mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, tránh rủi ro tỉ giá.
Tại sàn Tp.HCM, qua 5 phiên, lượng đặt mua luôn cao hơn bán, trong đó phiên cuối tuần lượng đặt mua tăng vọt lên mức kỷ lục trong vòng 2 tháng qua, lên tới hơn 17 triệu chứng khoán, cao hơn lượng đặt bán tới 6,95 triệu chứng khoán.
Tổng lượng đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ tăng đột biến sau khi giảm khá mạnh trong tuần trước, đạt 61,25 triệu chứng khoán, tăng 20,2 triệu chứng khoán, hơn 31,6 triệu chứng khoán đặt mua không được khớp lệnh, tăng hơn 10 triệu chứng khoán so tuần trước.
Tổng lượng đặt bán cũng tăng mạnh, đạt 46,62 triệu chứng khoán, tăng 11,3 triệu chứng khoán so tuần trước chứng khoán và có gần 17 triệu chứng khoán đặt bán không được khớp lệnh.
Tuần qua, lượng đặt mua cao hơn lượng đặt bán 14,63 triệu chứng khoán, tăng 9 triệu chứng khoán so tuần trước. Tổng khối lượng khớp lệnh 5 phiên tăng vọt, lên 29,648 triệu chứng khoán, tăng 20,348 triệu chứng khoán, tổng trị giá khớp lệnh tăng mạnh, lên 2.526 tỷ đồng, tăng 644 tỷ đồng.
Năm chứng khoán có khối lượng giao dịch khớp lệnh lớn nhất là STB với 6,217 triệu cổ phiếu, tăng 3 lần so tuần trước, trị giá 327 tỷ đồng, VF1 đạt 3,027 triệu chứng chỉ quỹ, tăng 2,8 lần, tổng trị giá 86 tỷ đồng, FPT đạt 1,287 triệu cổ phiếu, trị giá 292 tỷ đồng, VSH đạt 1,203 triệu cổ phiếu, trị giá 51 tỷ đồng. Cổ phiếu TNC mới lên sàn nhưng được giao dịch với số lượng rất lớn, xếp thứ 5 với 958.000 cổ phiếu, trị giá 41 tỷ đồng.
Tại sàn Tp.HCM, lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài đột ngột tăng mạnh. Họ mua khớp lệnh 7,87 triệu chứng khoán, tăng 5,47 triệu chứng khoán, tổng trị giá mua cũng tăng 2,5 lần, lên 791 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài bán 3,43 triệu chứng khoán, tăng 1,2 triệu chứng khoán, trị giá bán đạt 382 tỷ đồng, tăng 81 tỷ đồng.
Tại sàn Hà Nội, giao dịch mua vào của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng mạnh so tuần trước, họ mua vào 862.500 cổ phiếu, tăng hơn 100.000 triệu cổ phiếu, trị giá mua 84,552 tỷ đồng và bán ra 324.000 cổ phiếu, tăng 120.000 cổ phiếu, trị giá bán 40,183 tỷ đồng, tăng 12 tỷ đồng so tuần trước.