07:15 28/10/2022

Chứng khoán Việt Nam sụt giảm: Nhiều quỹ vẫn kỳ vọng thị trường sẽ tăng trong dài hạn

Kiều Linh

Mức sụt giảm 276 điểm trong tháng 9 tương ứng mức giảm 500 điểm từ đầu năm 2022 đến thời điểm 30/9/2022 khiến VN-Index trở thành chỉ số rơi mạnh nhất toàn cầu. Không chỉ nhà đầu tư cá nhân trong nước thua lỗ, rút lui mà nhiều quỹ ngoại cũng báo lỗ kỷ lục...

Đỉnh cao huy hoàng của chứng khoán Việt Nam đã qua đi. Tính từ thời điểm đạt đỉnh phiên ngày 6/1/2022 VN-Index 1.519 điểm đến kết phiên 11/10, VN-Index còn 1.036 điểm, tương ứng giảm 484 điểm, giảm 31,8% từ đỉnh. Chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường có mức giảm mạnh nhất thế giới. VN-Index hiện đang ở mức thấp nhất kể từ phiên 10/12/2020, VN30-Index đang ở đáy kể từ ngày 18/12/2020. HNX-Index và UPCoM-Index cũng đang ghi nhận mức điểm thấp nhất trong gần hai năm trở lại đây.

Theo các chuyên gia, sự sụt giảm của thị trường đến từ ba nguyên nhân chính. Thứ nhất, rủi ro suy thoái toàn cầu khiến dòng vốn tháo chạy khỏi thị trường cổ phiếu trong đó có Việt Nam.

Thứ hai, mặt bằng lãi suất tăng cao cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh quay trở lại bình thường sau Covid-19 đã kéo một phần dòng tiền ra khỏi thị trường chứng khoán.

Thứ ba, các sự kiện bắt bớ một số lãnh đạo doanh nghiệp liên quan đến trái phiếu, cổ phiếu dù thanh lọc thị trường trong sạch nhưng ngắn hạn vẫn tác động đến tâm lý nhà đầu tư.

Trong bối cảnh đó, không chỉ nhà đầu tư cá nhân thua lỗ, rút lui khỏi thị trường mà nhiều quỹ nội lẫn ngoại cũng đua nhau báo lỗ kỷ lục.

QUỸ NGOẠI ĐUA NHAU BÁO LỖ

Pyn Elite Fund - quỹ ngoại đến từ Phần Lan có hiệu suất âm nặng nhất so với mặt bằng chung của thị trường. Kết thúc tháng 9, hiệu suất của quỹ ngoại này âm 13,19%, qua đó ghi nhận mức thua lỗ tệ nhất 29 tháng kể từ tháng 3/2020 âm 26,78%. Top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục của quỹ này gồm VHM chiếm tỷ trọng 17,1% trong danh mục, CTG (16,4%), VRE (10,2%), VEA (9,8%), TPB (9,4%), ACV (9%)… Trong đó, CTG với mức sụt giảm 17,9% từ vùng giá 28.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 23.000 đồng/cổ phiếu trong tháng 9 đã đóng góp mạnh nhất vào sự sụt giảm giá trị tài sản thuần (NAV) của quỹ này. Bên cạnh đó, KDH giảm 24,2% và NLG giảm 27,2% cũng kéo lùi hiệu suất của Pyn Elite Fund.

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 42 phát hành ngày 17-10-2022. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây: 

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/27

Chứng khoán Việt Nam sụt giảm: Nhiều quỹ vẫn kỳ vọng thị trường sẽ tăng trong dài hạn - Ảnh 1