Chứng khoán: Vốn nước ngoài nhìn vào dài hạn
Có nhiều quỹ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã và đang lên kế hoạch "đẩy" thêm vốn vào các doanh nghiệp
Nhiều quỹ đầu tư nước ngoài cho rằng, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai là rất lớn và nhà đầu tư phải có chiến lược và tầm nhìn dài hạn.
P/E cao, nhưng vẫn hấp dẫn
Ông Andy Ho - Giám đốc điều hành Quỹ VinaCapital - cho biết, theo đánh giá của VinaCapital, hiện 20 cổ phiếu hàng đầu trên thị trường chứng khoán niêm yết có chỉ số P/E là khoảng 40 lần. Nếu so sánh con số này với một số nước trong khu vực quả thực là quá cao, nhưng nếu xét về tương lai và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp thì chưa thể gọi là cao.
"Hệ thống chính trị Việt Nam luôn ổn định, là điều kiện thuận lợi nhất để phát triển nền kinh tế. Tôi cho rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng bền vững và ổn định trong thời gian tới. Đây chính là nền tảng và cơ sở để các doanh nghiệp phát triển trong tương lai. Do vậy, giá trị cổ phiếu có thể trong thời điểm hiện tại được định giá cao, nhưng nếu xét về tương lai còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội để kiếm lời" - ông Andy Hồ khẳng định.
Trong chuyến đi vòng quanh các nước để huy động vốn cho quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng vừa rồi, VinaCapital rất phấn khởi vì luôn được các đối tác và đồng nghiệp chú ý, quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời mong muốn có cơ hội đầu tư. VinaCapital cũng có nhiều dự định mới thời gian tới, nhất là những doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hóa và IPO.
Còn ông Stephan Lai - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nextview - cho rằng, đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam là đầu tư cho tương lai chứ không nên đầu cơ ngắn hạn. Và khi định giá cổ phiếu, phải tính theo nguyên tắc thị trường, như thế thì mới thấy được hiệu quả đích thực của nó.
Cơ hội nhiều hơn thách thức
Không chỉ có VinaCapital, mà hầu hết các quỹ đầu tư nước ngoài đã và chuẩn bị vào Việt Nam đều đang lên kế hoạch huy động vốn đầu tư vào cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC.
Giám đốc điều hành Quỹ Lion Capital - ông Louis Nguyễn - cho biết, hiện có khoảng 70 quỹ nước ngoài chờ để được cấp phép đầu tư vào Việt Nam. Riêng bản thân Lion cũng đang có 10 dự án chờ giải ngân.
Bên cạnh đó, Lion cũng đang trong giai đoạn lên kế hoạch huy động thêm vốn khoảng 200 triệu USD từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau tại Việt Nam. Trong đó, quỹ không chỉ quan tâm đến những cổ phiếu đang niêm yết trên sàn, mà cả những cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường OTC, cũng như các doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hóa.
"Tôi cho rằng, đầu tư vào thị trường hay lĩnh vực nào cũng đều có cả cơ hội và thách thức, nhưng so với thách thức thì đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam cơ hội vẫn nhiều hơn" - ông Nguyễn nhấn mạnh.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang nhìn thấy những tiềm năng và cơ hội trên nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Trên thực tế, có nhiều quỹ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã và đang lên kế hoạch "đẩy" thêm vốn vào các doanh nghiệp.
Đơn cử như Quỹ Mekong Capital, vừa mới đầu tư 4,5 triệu USD vào Công ty Thế giới Di động, sau khi công bố ra mắt quỹ thứ ba, với tổng số vốn huy động 100 triệu USD và dự kiến sẽ đóng vào cuối tháng này.
Tương tự, Indochina Capital mua lại 20% của Công ty Vinamit; VinaCapital mua 70% cổ phần của khách sạn Omni Sài Gòn... Điều này chứng tỏ, làn sóng đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng tăng tốc.
Ông Johan Nyvene - Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Tp.HCM - cho rằng, bức tranh về làn sóng đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán trong thời gian tới là rất mạnh. Trong đó, khối kinh tế tư nhân được dự báo sẽ phát triển, nên cơ hội cho nhà đầu tư không thua kém các doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty cổ phần.
P/E cao, nhưng vẫn hấp dẫn
Ông Andy Ho - Giám đốc điều hành Quỹ VinaCapital - cho biết, theo đánh giá của VinaCapital, hiện 20 cổ phiếu hàng đầu trên thị trường chứng khoán niêm yết có chỉ số P/E là khoảng 40 lần. Nếu so sánh con số này với một số nước trong khu vực quả thực là quá cao, nhưng nếu xét về tương lai và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp thì chưa thể gọi là cao.
"Hệ thống chính trị Việt Nam luôn ổn định, là điều kiện thuận lợi nhất để phát triển nền kinh tế. Tôi cho rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng bền vững và ổn định trong thời gian tới. Đây chính là nền tảng và cơ sở để các doanh nghiệp phát triển trong tương lai. Do vậy, giá trị cổ phiếu có thể trong thời điểm hiện tại được định giá cao, nhưng nếu xét về tương lai còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội để kiếm lời" - ông Andy Hồ khẳng định.
Trong chuyến đi vòng quanh các nước để huy động vốn cho quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng vừa rồi, VinaCapital rất phấn khởi vì luôn được các đối tác và đồng nghiệp chú ý, quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời mong muốn có cơ hội đầu tư. VinaCapital cũng có nhiều dự định mới thời gian tới, nhất là những doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hóa và IPO.
Còn ông Stephan Lai - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nextview - cho rằng, đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam là đầu tư cho tương lai chứ không nên đầu cơ ngắn hạn. Và khi định giá cổ phiếu, phải tính theo nguyên tắc thị trường, như thế thì mới thấy được hiệu quả đích thực của nó.
Cơ hội nhiều hơn thách thức
Không chỉ có VinaCapital, mà hầu hết các quỹ đầu tư nước ngoài đã và chuẩn bị vào Việt Nam đều đang lên kế hoạch huy động vốn đầu tư vào cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC.
Giám đốc điều hành Quỹ Lion Capital - ông Louis Nguyễn - cho biết, hiện có khoảng 70 quỹ nước ngoài chờ để được cấp phép đầu tư vào Việt Nam. Riêng bản thân Lion cũng đang có 10 dự án chờ giải ngân.
Bên cạnh đó, Lion cũng đang trong giai đoạn lên kế hoạch huy động thêm vốn khoảng 200 triệu USD từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau tại Việt Nam. Trong đó, quỹ không chỉ quan tâm đến những cổ phiếu đang niêm yết trên sàn, mà cả những cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường OTC, cũng như các doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hóa.
"Tôi cho rằng, đầu tư vào thị trường hay lĩnh vực nào cũng đều có cả cơ hội và thách thức, nhưng so với thách thức thì đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam cơ hội vẫn nhiều hơn" - ông Nguyễn nhấn mạnh.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang nhìn thấy những tiềm năng và cơ hội trên nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Trên thực tế, có nhiều quỹ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã và đang lên kế hoạch "đẩy" thêm vốn vào các doanh nghiệp.
Đơn cử như Quỹ Mekong Capital, vừa mới đầu tư 4,5 triệu USD vào Công ty Thế giới Di động, sau khi công bố ra mắt quỹ thứ ba, với tổng số vốn huy động 100 triệu USD và dự kiến sẽ đóng vào cuối tháng này.
Tương tự, Indochina Capital mua lại 20% của Công ty Vinamit; VinaCapital mua 70% cổ phần của khách sạn Omni Sài Gòn... Điều này chứng tỏ, làn sóng đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng tăng tốc.
Ông Johan Nyvene - Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Tp.HCM - cho rằng, bức tranh về làn sóng đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán trong thời gian tới là rất mạnh. Trong đó, khối kinh tế tư nhân được dự báo sẽ phát triển, nên cơ hội cho nhà đầu tư không thua kém các doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty cổ phần.