Chung tay chống lạm phát: Cách làm của BIDV
Giữ tình hình tài chính lành mạnh, thắt chặt cho vay nhưng vẫn cung ứng đủ vốn cho lĩnh vực ưu tiên
Giữ tình hình tài chính lành mạnh, thắt chặt cho vay nhưng vẫn cung ứng đủ vốn cho lĩnh vực ưu tiên.
Đó là hướng đi chương trình hành động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong việc chung tay cùng Chính phủ trong kiềm chế lạm phát.
Chương trình này có một số mặt đáng chú ý sau:
Thứ nhất, kiểm soát tăng trưởng tín dụng. BIDV duy trì tốc độ tăng ở mức 25,4%, thấp hơn 5,6% so với “barie” 30% do Ngân hàng Nhà nước đưa ra.
Theo đó, nợ cho vay trung và dài hạn giảm từ 41,1% của 2006 xuống còn 37,9%, tăng tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh từ mức 58% lên 65%; tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo từ 70% lên 73%.
Đặc biệt, đối với dư nợ bất động sản, BIDV duy trì ở mức 6,5%/tổng dư nợ và đây cũng là lĩnh vực không được BIDV khuyến khích giải ngân trong thời điểm hiện nay.
Thứ hai, phân loại rõ nhóm khách hàng được và không được hưởng ưu tiên. Cụ thể, giảm tỷ trọng cho vay xây lắp từ trên 22% xuống 17%; tỷ trọng tín dụng bán lẻ tăng từ mức 9,2% lên 14,4% nhưng tập trung chủ yếu cho vay khu vực sản xuất, dịch vụ và hạn chế cho vay nhu cầu tiêu dùng.
Đặc biệt, đối với khách hàng nhóm ưu tiên, BIDV cũng tăng tỷ trọng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn như điện, than, xi măng, dầu khí, bưu chính viễn thông và xuất nhập khẩu.
Cụ thể, doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu đạt 11.300 tỷ đồng, dư nợ cho vay xuất nhập khẩu đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 72,% so với 2006. Trong đó, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực có thị trường ổn định như thủy sản, gỗ, gạo, điều... đều được hưởng chính sách ưu tiên.
Theo một cán bộ mảng nghiệp vụ xuất khẩu của BIDV, việc tăng trưởng doanh số cho vay xuất nhập khẩu vào thời điểm này là cần thiết, nhằm cung cấp đủ vốn cho các doanh nghiệp xuất xuất khẩu, góp phần cân đối cung cầu hàng hóa, giảm áp lực tăng giá.
Đối với nhập khẩu, BIDV chỉ ưu tiên cho vay nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, xăng dầu và không cho vay nhập khẩu hàng tiêu dùng, hàng xa xỉ như ôtô, điện tử...
Thứ ba, đối với vấn đề tạm dừng giải chấp cầm cố và repo chứng khoán. Ông Trần Bắc Hà, Tổng giám đốc BIDV cho biết: “Dư nợ cầm cố và repo chứng khoán của BIDV hiện chiếm 1,35%/tổng dư nợ”.
Theo ông Hà, BIDV sẵn sàng tạm ngưng giải chấp để hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhưng hiện tại, để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn đầu vào, Ngân hàng Nhà nước cần có lộ trình để BIDV chuyển số tiền gửi của Chính phủ về Ngân hàng Nhà nước, không nên chuyển đột ngột vì có thể làm tổn thương đến nguồn vốn không chỉ của BIDV mà của nhiều ngân hàng khác.
Trên thực tế, trong tổng số hơn 52 nghìn tỷ đồng tiền gửi của Chính phủ tại các ngân hàng thương mại quốc doanh, BIDV giữ khoảng 8%, tương đương 4,16 nghìn tỷ đồng. Vì thế, nếu rút nguồn tiền này ra khỏi lưu thông, cần có lộ trình để các ngân hàng thương mại chủ động lên kế hoạch cân đối nguồn vốn.
Cũng liên quan đến việc thực hiện các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo tăng trưởng bền vững, ông Hà cho rằng, Chính phủ cần kiên định ưu tiên mục tiêu chống lạm phát và phải kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, biện pháp thắt chặt tiền tệ và chính sách tài khóa chỉ là giải pháp cấp bách, còn chính sách đẩy mạnh sản xuất, hỗ trợ xuất khẩu vẫn là giải pháp cơ bản và lâu dài.
* Theo bà Phan Thị Chinh, Phó tổng giám đốc BIDV, BIDV là một ngân hàng quốc doanh có quy mô vốn chủ sở hữu khoảng 13 nghìn tỷ đồng, chiếm thị phần lớn trên thị trường ngân hàng. Bởi vậy, tình hình tài chính của BIDV có một ảnh hưởng rõ rệt đến sự ổn định của thị trường tài chính tiền tệ.
So với 2006 thì năm 2007, tổng tài sản của BIDV đạt 204.992 tỷ đồng, tăng 26,7% so với 2006; huy động vốn tăng 22,9%, tổng dư nợ tín dụng tăng 25,4% (thấp hơn yêu cầu của Chính phủ là 30%) và thu dịch vụ ròng tăng 59,3%.
Đặc biệt, kết thúc năm 2007, BIDV đạt lợi nhuận trước thuế 2.112 tỷ đồng, tăng 57,8%; nộp ngân sách 600 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với 2006. Một số chỉ tiêu khác như ROE đạt 13,5%, ROA đạt 0,88% và hệ số an toàn vốn (CAR) đạt 11%, khá cao so với yêu cầu 8% của Ngân hàng Nhà nước.
Đó là hướng đi chương trình hành động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong việc chung tay cùng Chính phủ trong kiềm chế lạm phát.
Chương trình này có một số mặt đáng chú ý sau:
Thứ nhất, kiểm soát tăng trưởng tín dụng. BIDV duy trì tốc độ tăng ở mức 25,4%, thấp hơn 5,6% so với “barie” 30% do Ngân hàng Nhà nước đưa ra.
Theo đó, nợ cho vay trung và dài hạn giảm từ 41,1% của 2006 xuống còn 37,9%, tăng tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh từ mức 58% lên 65%; tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo từ 70% lên 73%.
Đặc biệt, đối với dư nợ bất động sản, BIDV duy trì ở mức 6,5%/tổng dư nợ và đây cũng là lĩnh vực không được BIDV khuyến khích giải ngân trong thời điểm hiện nay.
Thứ hai, phân loại rõ nhóm khách hàng được và không được hưởng ưu tiên. Cụ thể, giảm tỷ trọng cho vay xây lắp từ trên 22% xuống 17%; tỷ trọng tín dụng bán lẻ tăng từ mức 9,2% lên 14,4% nhưng tập trung chủ yếu cho vay khu vực sản xuất, dịch vụ và hạn chế cho vay nhu cầu tiêu dùng.
Đặc biệt, đối với khách hàng nhóm ưu tiên, BIDV cũng tăng tỷ trọng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn như điện, than, xi măng, dầu khí, bưu chính viễn thông và xuất nhập khẩu.
Cụ thể, doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu đạt 11.300 tỷ đồng, dư nợ cho vay xuất nhập khẩu đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 72,% so với 2006. Trong đó, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực có thị trường ổn định như thủy sản, gỗ, gạo, điều... đều được hưởng chính sách ưu tiên.
Theo một cán bộ mảng nghiệp vụ xuất khẩu của BIDV, việc tăng trưởng doanh số cho vay xuất nhập khẩu vào thời điểm này là cần thiết, nhằm cung cấp đủ vốn cho các doanh nghiệp xuất xuất khẩu, góp phần cân đối cung cầu hàng hóa, giảm áp lực tăng giá.
Đối với nhập khẩu, BIDV chỉ ưu tiên cho vay nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, xăng dầu và không cho vay nhập khẩu hàng tiêu dùng, hàng xa xỉ như ôtô, điện tử...
Thứ ba, đối với vấn đề tạm dừng giải chấp cầm cố và repo chứng khoán. Ông Trần Bắc Hà, Tổng giám đốc BIDV cho biết: “Dư nợ cầm cố và repo chứng khoán của BIDV hiện chiếm 1,35%/tổng dư nợ”.
Theo ông Hà, BIDV sẵn sàng tạm ngưng giải chấp để hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhưng hiện tại, để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn đầu vào, Ngân hàng Nhà nước cần có lộ trình để BIDV chuyển số tiền gửi của Chính phủ về Ngân hàng Nhà nước, không nên chuyển đột ngột vì có thể làm tổn thương đến nguồn vốn không chỉ của BIDV mà của nhiều ngân hàng khác.
Trên thực tế, trong tổng số hơn 52 nghìn tỷ đồng tiền gửi của Chính phủ tại các ngân hàng thương mại quốc doanh, BIDV giữ khoảng 8%, tương đương 4,16 nghìn tỷ đồng. Vì thế, nếu rút nguồn tiền này ra khỏi lưu thông, cần có lộ trình để các ngân hàng thương mại chủ động lên kế hoạch cân đối nguồn vốn.
Cũng liên quan đến việc thực hiện các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo tăng trưởng bền vững, ông Hà cho rằng, Chính phủ cần kiên định ưu tiên mục tiêu chống lạm phát và phải kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, biện pháp thắt chặt tiền tệ và chính sách tài khóa chỉ là giải pháp cấp bách, còn chính sách đẩy mạnh sản xuất, hỗ trợ xuất khẩu vẫn là giải pháp cơ bản và lâu dài.
* Theo bà Phan Thị Chinh, Phó tổng giám đốc BIDV, BIDV là một ngân hàng quốc doanh có quy mô vốn chủ sở hữu khoảng 13 nghìn tỷ đồng, chiếm thị phần lớn trên thị trường ngân hàng. Bởi vậy, tình hình tài chính của BIDV có một ảnh hưởng rõ rệt đến sự ổn định của thị trường tài chính tiền tệ.
So với 2006 thì năm 2007, tổng tài sản của BIDV đạt 204.992 tỷ đồng, tăng 26,7% so với 2006; huy động vốn tăng 22,9%, tổng dư nợ tín dụng tăng 25,4% (thấp hơn yêu cầu của Chính phủ là 30%) và thu dịch vụ ròng tăng 59,3%.
Đặc biệt, kết thúc năm 2007, BIDV đạt lợi nhuận trước thuế 2.112 tỷ đồng, tăng 57,8%; nộp ngân sách 600 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với 2006. Một số chỉ tiêu khác như ROE đạt 13,5%, ROA đạt 0,88% và hệ số an toàn vốn (CAR) đạt 11%, khá cao so với yêu cầu 8% của Ngân hàng Nhà nước.