Chuyên gia dự báo kinh tế năm 2013 sẽ sáng sủa hơn
Nhìn chung, tình hình kinh tế trong năm 2013 được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ tốt hơn so với năm nay
Những khó khăn mà nền kinh tế phải đối mặt trong năm 2012 có thể sẽ kéo sang năm 2013 tác động tới tăng trưởng song ở mức độ không lớn, kinh tế năm 2013 sẽ khả quan hơn.
Những dự báo lạc quan trên về tăng trưởng kinh tế năm 2013 được các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đưa ra tại Diễn đàn Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2012 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức cuối tuần qua.
Tăng trưởng năm 2012 giảm sâu so với nhiều năm
Chỉ còn 1 tháng nữa là năm 2012 sẽ kết thúc song ngay trong những tháng cuối năm, nền kinh tế vẫn tiếp tục bộc lộ khó khăn như tồn kho của nền kinh tế vẫn ở mức cao do tổng cầu của nền kinh tế suy giảm mạnh, sản xuất công nghiệp có tăng trưởng song ở mức độ thấp so với mọi năm, vấn đề thu chi ngân sách không đạt dự toán cả năm do nền kinh tế trì trệ...
Theo bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM), tình hình kinh tế-xã hội trong những tháng qua liên tục phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, theo đó, tính đến hết tháng 10/2012, chỉ số công nghiệp chỉ tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước (chỉ bằng khoảng một nửa so với mức tăng cùng kỳ năm trước), chỉ số tồn kho tuy giảm dần trong những tháng gần đây song vẫn trên 20%, kim ngạch xuất khẩu đạt 93,8 tỷ USD, tăng 18,9%; nhập khẩu đạt 93,7 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước và cán cân thương mại lần đầu tiên thặng dư trong nhiều năm liền do nhu cầu tiêu thụ hàng nhập khẩu là nguyên nhiên liệu đầu vào sản xuất sụt giảm mạnh.
Trong bối cảnh này, Chính phủ đã buộc phải điều chỉnh tăng trưởng từ mức 6,5% xuống còn 5,5% và nhiều khả năng, theo bà Tuệ Anh, tăng trưởng bình quân cả năm 2012 cũng chỉ đạt khoảng 5,2%.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh lại cho rằng, với những khó khăn của năm 2012 thì năm nay sẽ là năm khó khăn trong thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước do hụt thu từ tiền đất, thuế và các khoản giảm trừ...
“Thu ngân sách khó khăn có thể làm gia tăng quy mô thâm hụt ngân sách, giảm khả năng chi ngân sách nhà nước để kích thích kinh tế, tăng đầu cư công và góp phần xử lý nợ xấu, gây bất ổn cho nền kinh tế”, ông Ánh cho biết và cảnh báo nếu không có những biện pháp xử lý và quản lý phù hợp đặc biệt trong vấn đề quản lý giá nhằm tránh đẩy giá tăng cao thì việc hỗ trợ tăng thu ngân sách nhà nước sẽ không hiệu quả do sức tiêu thụ bị hạn chế.
Vẫn có những tín hiệu tích cực
Mặc dù kinh tế năm 2012 còn vô vàn khó khăn song theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển ngân hàng, trong bối cảnh xuất khẩu hàng hóa của nhiều quốc gia vẫn giảm mạnh do sức tiêu thụ của các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản suy yếu do khủng hoảng tài chính thì kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm vẫn tăng mạnh là một tín hiệu tích cực cho kinh tế Việt Nam.
“Nếu tận dụng tốt điều này cùng với việc những yếu tố gây bất lợi cho tăng trưởng trong năm 2012 giảm dần, đầu tư từng bước được phục hồi sẽ là những tín hiệu giúp gia tăng tổng cầu cho nền kinh tế, qua đó kích thích khu vực sản xuất tăng trưởng trở lại, tồn kho giảm dần, tốc độ lưu chuyển tiền tệ tăng lên và nền kinh tế sẽ thoát khỏi giai đoạn trì trệ”, bà Thanh nhận định.
Tuy vậy, để tận dụng tốt cơ hội này, bà Thanh cho rằng vấn đề quan trọng là phải xác định các mục tiêu phát triển phù hợp, các chính sách điều tiết hướng tới sự ổn định, giải quyết các vấn đề của nền kinh tế, trong đó đặc biệt tập trung vào giải pháp giải quyết tình trạng suy giảm tổng cầu.
Trong khi đó, để giải quyết vấn đề suy giảm tổng cầu, ông Hà Huy Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, mấu chốt để giải quyết vấn đề này là đẩy nhanh giải phóng hàng tồn kho các mặt hàng liên quan đến lĩnh vực xây dựng bằng giải pháp mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với nguồn vốn có được từ phát hành trái phiếu công trình (ước tính có thể phát hành được từ 60-80 ngàn tỷ đồng trái phiếu công trình). Qua đó đẩy mạnh cầu đầu tư, tiêu dùng, nâng tổng cầu của nền kinh tế để đẩy nhanh tiến trình phục hồi tăng trưởng.
Nhìn chung, tình hình kinh tế trong năm 2013 được đánh giá sẽ tốt hơn so với năm nay. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần xem năm 2013 là năm bản lề cho những năm kế tiếp nên cần tập trung duy trì ổn định vĩ mô, giữ tăng trưởng ổn định; tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp; cải thiện vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống của các tầng lớp dân cư.
“Một trong những vấn đề tạo động lực phát triển kinh tế trong năm 2013 là cần đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, sử dụng công nghệ; đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hiệu quả của chương trình tái cơ cấu doanh nghiệp”, bà Tuệ Anh khẳng định.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Những dự báo lạc quan trên về tăng trưởng kinh tế năm 2013 được các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đưa ra tại Diễn đàn Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2012 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức cuối tuần qua.
Tăng trưởng năm 2012 giảm sâu so với nhiều năm
Chỉ còn 1 tháng nữa là năm 2012 sẽ kết thúc song ngay trong những tháng cuối năm, nền kinh tế vẫn tiếp tục bộc lộ khó khăn như tồn kho của nền kinh tế vẫn ở mức cao do tổng cầu của nền kinh tế suy giảm mạnh, sản xuất công nghiệp có tăng trưởng song ở mức độ thấp so với mọi năm, vấn đề thu chi ngân sách không đạt dự toán cả năm do nền kinh tế trì trệ...
Thu ngân sách khó khăn có thể làm gia tăng quy mô thâm hụt ngân sách, giảm khả năng chi ngân sách nhà nước để kích thích kinh tế, tăng đầu cư công và góp phần xử lý nợ xấu, gây bất ổn cho nền kinh tế. Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh
Theo bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM), tình hình kinh tế-xã hội trong những tháng qua liên tục phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, theo đó, tính đến hết tháng 10/2012, chỉ số công nghiệp chỉ tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước (chỉ bằng khoảng một nửa so với mức tăng cùng kỳ năm trước), chỉ số tồn kho tuy giảm dần trong những tháng gần đây song vẫn trên 20%, kim ngạch xuất khẩu đạt 93,8 tỷ USD, tăng 18,9%; nhập khẩu đạt 93,7 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước và cán cân thương mại lần đầu tiên thặng dư trong nhiều năm liền do nhu cầu tiêu thụ hàng nhập khẩu là nguyên nhiên liệu đầu vào sản xuất sụt giảm mạnh.
Trong bối cảnh này, Chính phủ đã buộc phải điều chỉnh tăng trưởng từ mức 6,5% xuống còn 5,5% và nhiều khả năng, theo bà Tuệ Anh, tăng trưởng bình quân cả năm 2012 cũng chỉ đạt khoảng 5,2%.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh lại cho rằng, với những khó khăn của năm 2012 thì năm nay sẽ là năm khó khăn trong thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước do hụt thu từ tiền đất, thuế và các khoản giảm trừ...
“Thu ngân sách khó khăn có thể làm gia tăng quy mô thâm hụt ngân sách, giảm khả năng chi ngân sách nhà nước để kích thích kinh tế, tăng đầu cư công và góp phần xử lý nợ xấu, gây bất ổn cho nền kinh tế”, ông Ánh cho biết và cảnh báo nếu không có những biện pháp xử lý và quản lý phù hợp đặc biệt trong vấn đề quản lý giá nhằm tránh đẩy giá tăng cao thì việc hỗ trợ tăng thu ngân sách nhà nước sẽ không hiệu quả do sức tiêu thụ bị hạn chế.
Vẫn có những tín hiệu tích cực
Mặc dù kinh tế năm 2012 còn vô vàn khó khăn song theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển ngân hàng, trong bối cảnh xuất khẩu hàng hóa của nhiều quốc gia vẫn giảm mạnh do sức tiêu thụ của các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản suy yếu do khủng hoảng tài chính thì kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm vẫn tăng mạnh là một tín hiệu tích cực cho kinh tế Việt Nam.
“Nếu tận dụng tốt điều này cùng với việc những yếu tố gây bất lợi cho tăng trưởng trong năm 2012 giảm dần, đầu tư từng bước được phục hồi sẽ là những tín hiệu giúp gia tăng tổng cầu cho nền kinh tế, qua đó kích thích khu vực sản xuất tăng trưởng trở lại, tồn kho giảm dần, tốc độ lưu chuyển tiền tệ tăng lên và nền kinh tế sẽ thoát khỏi giai đoạn trì trệ”, bà Thanh nhận định.
Tuy vậy, để tận dụng tốt cơ hội này, bà Thanh cho rằng vấn đề quan trọng là phải xác định các mục tiêu phát triển phù hợp, các chính sách điều tiết hướng tới sự ổn định, giải quyết các vấn đề của nền kinh tế, trong đó đặc biệt tập trung vào giải pháp giải quyết tình trạng suy giảm tổng cầu.
Nhìn chung, tình hình kinh tế trong năm 2013 được đánh giá sẽ tốt hơn so với năm nay. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần xem năm 2013 là năm bản lề cho những năm kế tiếp nên cần tập trung duy trì ổn định vĩ mô, giữ tăng trưởng ổn định.
Trong khi đó, để giải quyết vấn đề suy giảm tổng cầu, ông Hà Huy Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, mấu chốt để giải quyết vấn đề này là đẩy nhanh giải phóng hàng tồn kho các mặt hàng liên quan đến lĩnh vực xây dựng bằng giải pháp mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với nguồn vốn có được từ phát hành trái phiếu công trình (ước tính có thể phát hành được từ 60-80 ngàn tỷ đồng trái phiếu công trình). Qua đó đẩy mạnh cầu đầu tư, tiêu dùng, nâng tổng cầu của nền kinh tế để đẩy nhanh tiến trình phục hồi tăng trưởng.
Nhìn chung, tình hình kinh tế trong năm 2013 được đánh giá sẽ tốt hơn so với năm nay. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần xem năm 2013 là năm bản lề cho những năm kế tiếp nên cần tập trung duy trì ổn định vĩ mô, giữ tăng trưởng ổn định; tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp; cải thiện vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống của các tầng lớp dân cư.
“Một trong những vấn đề tạo động lực phát triển kinh tế trong năm 2013 là cần đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, sử dụng công nghệ; đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hiệu quả của chương trình tái cơ cấu doanh nghiệp”, bà Tuệ Anh khẳng định.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)