Chuyên gia: Khá lo lắng khi chỉ số cạnh tranh logistics của Việt Nam lại xếp thứ hạng 39/160 quốc gia
Chỉ số LPI là chỉ số năng lực cạnh tranh, đo đếm năng lực quốc gia về logistics của Việt Nam hiện nay đang được xếp ở thứ hạng 39 trên tổng số 160 quốc gia trên thế giới...
Phát biểu tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022 diễn ra sáng 26/11, PGS. TS Trịnh Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội phát triển nhân lực Logistics Việt Nam - VALOMA, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương, nhấn mạnh rằng logistics xanh đã xuất hiện trên thế giới từ những năm 1980, là hoạt động logistics hướng tới các mục tiêu bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường nhằm giảm tối đa cái tác động tiêu cực đến môi trường.
Về thực trạng phát triển logistics xanh tại Việt Nam, bà Hương bày tỏ e ngại về chỉ số LPI của Việt Nam, tức là chỉ số năng lực cạnh tranh, đo đếm năng lực quốc gia về logistics của chúng ta xếp thứ hạng 39 trên tổng số 160 quốc gia trên thế giới.
Thống kê của WorldBank năm 2019 cho thấy, đường bộ có lượng phát thải khí rất lớn, chiếm 85%, tiếp đến là vận tải đường thủy nội địa 10% và vận tải đường hàng không là 5%. Nguyên nhân của tình trạng này là phân bổ đội xe, đội xe tải của Việt Nam có rất nhiều, con số thống kê là 68% xe tải của Việt Nam có trọng tải dưới 5 tấn.
Trong khảo sát của Ban biên tập báo cáo Logistics Việt Nam lần này kết quả cũng đưa ra một con số là tới 13% số doanh nghiệp được hỏi có tỷ lệ xe chạy rỗng là trên 50%. Điều này cũng làm gia tăng thêm tính không hiệu quả trong vận tải đường bộ và gây ảnh hưởng tới môi trường.
Vận tải đường sắt vốn được coi là phương thức vận tải thân thiện với môi trường, tuy nhiên, Chính phủ hay nói khác ở Việt Nam vẫn chưa đầu tư và khai thác hết tiềm năng của ngành vận tải này. Hiện nay phương tiện của chúng ta vẫn còn rất nhiều các phương tiện cũ, xả thải độc ra môi trường hay là tiếng ồn của vận tải đường sắt cũng là những yếu tố tác động tới môi trường rất lớn.
Vận tải đường biển và vận tải đường thủy nội địa có thể nói đây là một trong những phương thức vận tải có khá nhiều hoạt động và nhiều sáng kiến nhằm phát triển xanh. Lý do đó là ngành vận tải biển của Việt Nam tính quốc tế cao. Khi tham gia vào thị trường quốc tế thì phải đáp ứng các yêu cầu của nước ngoài như hoàn thiện đề án phát triển xanh.
Với hệ thống vận tải đường hàng không, mạng lưới cảng hàng không được quy hoạch có khoảng 12.409 hecta. Hiện nay có ba cái sân bay lớn nằm ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên ba cảng hàng không lớn đều trong trạng thái quá tải. Phát thải khí CO2 của vận tải hàng không dù chỉ chiếm có 5 % thôi nhưng đây là nguồn trực tiếp làm ô nhiễm bầu khí quyển.
Trong lĩnh vực kho bãi thì hệ thống nhà kho của Việt Nam hiện nay vẫn sử dụng nguồn điện thông thường chủ yếu để phát sáng cũng như là kiểm soát nhiệt độ. Chỉ có 31% các doanh nghiệp được khảo sát trả lời rằng là họ có sử dụng năng lượng tái tạo. Và cũng theo khảo sát năm nay thì 49 43 % doanh nghiệp đã sử dụng bao bì thân thiện với môi trường, hệ thống thông tin xanh.
Vậy thì đâu là những giải pháp cho phát triển logistics xanh ở Việt Nam, theo bà Hương, từ phía Nhà nước cần xem xét xây dựng Chiến lược và Quy hoạch phát triển logistics xanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hạn chế việc sử dụng văn bản in ấn. Tiếp tục cải tiến cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; tạo thuận lợi cho vận tải đa phương thức; đầu tư, nâng cấp, quy hoạch hệ thống kho bãi phù hợp.
Cần có chính sách khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp hướng đến phát triển logistics xanh, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Cơ chế về thuế và luật để tạo động lực và giảm chi phí cho doanh nghiệp: khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng thay thế trong vận tải đường bộ, khuyến khích thay đổi phương thức vận tải.
Xây dựng tín dụng các-bon để bảo vệ và kiểm soát lượng khí thải nhà kính; Chính sách tài chính và phi tài chính ràng buộc các doanh nghiệp kinh doanh, các ngành địa phương phải thực hiện logistics xanh. Xây dựng bộ tiêu chí đo lường mức độ phát triển logistics xanh hay (green logistics performance index - GLPI).
Đối với doanh nghiệp, cần xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện chiến lược logistics xanh; Kiểm soát logistics xanh tại kho; Cải tiến chất lượng phương tiện vận tải. Triển khai công nghệ và công nghệ thông tin tiên tiến; Tận dụng các ưu đãi của Nhà nước; Hợp tác giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics.