Chuyển hướng xuất khẩu từ lượng sang chất
Đã đến lúc xuất khẩu phải "chạy bằng cả hai chân" chất và lượng thì nền kinh tế mới có thể phát triển nhanh và bền vững
Trong suốt 16 năm qua, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đạt được những thành tích không nhỏ. Tuy nhiên phía sau và ẩn ngay trong lòng những thành tựu to lớn đó là những vấn đề nổi cộm chủ yếu sau đây.
Thứ nhất, hiệu quả xuất khẩu thấp được thể hiện trên hai mặt là hiệu quả kinh tế thu được không cao và tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển không lớn.
Trước hết, xét về hiệu quả kinh tế, hoạt động xuất khẩu gạo là ví dụ có lẽ tiêu biểu nhất. Đó là, cho dù xuất khẩu gạo với quy mô lớn gần hai thập kỷ và đã trở thành cường quốc xuất khẩu gạo thứ ba, rồi thứ hai thế giới từ hơn 10 năm nay, nhưng vẫn có những "câu chuyện cười ra nước mắt" trong hoạt động này.
Chẳng hạn, theo số liệu của ITC và USDA, trong 5 năm 2001-2005, duy nhất chỉ có năm 2002 là năm giá gạo xuất khẩu của nước ta gần bằng giá gạo của cường quốc số 1 Thái Lan (223,86 USD/tấn so với 225,07 USD/tấn) còn 4 năm khác thấp hơn 12,42-20,46%.
Năm 2002 cũng chính là năm chúng ta được mùa kỷ lục trong vòng 18 năm xuất khẩu gạo quy mô lớn với sản lượng lúa tăng trên 2,3 triệu tấn, tương ứng khoảng 1,3 triệu tấn gạo và gạo xuất khẩu của nước ta được giá kỷ lục so với năm liền kề trước đó (tăng 33,62%), nhưng rõ ràng là chúng ta đã găm hàng lại (khối lượng xuất khẩu giảm gần 0, 5 triệu tấn so với năm 2001) để "chờ" giá 2003 "rơi tự do" xuống chỉ còn 188,97 USD/tấn (giảm 15,59% so với 2002) mới đẩy mạnh xuất khẩu.
Năm 2003 là năm sản lượng lúa gần như "đứng yên" như 2002 (34,569 triệu tấn so với 34,447 triệu tấn), còn khối lượng gạo xuất khẩu lại tăng gần 600 nghìn tấn.
Thứ hai, sự phát triển của nền kinh tế còn ở trình độ rất thấp của nước ta lệ thuộc ngày càng nhiều vào thị trường thế giới và rủi ro ngày càng lớn.
Có nghĩa là, nguồn động lực trong nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển đã ngày càng yếu dần và trong điều kiện như vậy, những tác động bất lợi của thị trường thế giới đối với nền kinh tế nước ta đang lớn lên.
Thứ ba, không những vậy, nền kinh tế nước ta còn là một nền kinh tế phụ thuộc ngày nặng nề vào nhập khẩu, cho nên còn phải gánh chịu những tác động bất lợi rất lớn của thị trường thế giới ở đầu vào này.
Nếu thực tế sẽ diễn ra đúng như dự kiến thì "đoàn tàu xuất khẩu" nước ta cũng sẽ không thể tiến nhanh như thời kỳ "tiền WTO" đã qua, và do vậy, không thể hy vọng duy trì nguồn động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh như trước.
Bởi lẽ, thay vì 21,68%/năm trong suốt 15 năm qua và 17, 75%/năm giai đoạn 2001-2005, xuất khẩu trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 này sẽ chỉ tăng 16%/năm.Trong điều kiện đã tham gia WTO, để tăng tốc phát triển kinh tế những năm tới, nâng cao tác dụng của xuất khẩu trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển phải là hướng đi giữ vai trò ngày càng quan trọng.
Trong khi đó, để thực hiện hướng đi có tầm quan trọng chiến lược này, nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội tụ đủ những điều kiện cần thiết.
Một là, sau hơn một thập kỷ rưỡi đẩy mạnh, việc xuất khẩu nhiều chục tỷ USD ra thị trường thế giới cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đã tạo dựng được những thị trường tiêu thụ nguyên liệu rất lớn, nhưng cho đến nay chủ yếu vẫn rơi vào tay các nhà sản xuất nước ngoài. Việc nhóm hàng nguyên liệu nhập khẩu hiện chiếm khoảng 68% tổng kim ngạch và đã lên tới trên 30 tỷ USD năm 2006 cho thấy quy mô không hề nhỏ đó.
Rõ ràng, đây là những "mỏ vàng" khổng lồ ngay trong nước mà chúng ta ngày càng có thế và lực để khai thác và khai thác thành công sẽ không chỉ đồng nghĩa với việc tăng tốc phát triển kinh tế, tạo ra ngày càng nhiều việc làm, mà còn là những bước đi có ý nghĩa quyết định trong việc giảm gánh nặng nhập siêu quá lớn hiện nay.
Hai là, việc hàng loạt mặt hàng xuất khẩu của nước ta đã có mặt trên thị trường thế giới là tiền đề cực kỳ quan trọng không chỉ để gia tăng khối lượng, mà đây còn là cơ sở để nâng cao hiệu quả xuất khẩu bằng rất nhiều cách khác nhau, như: tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã... để nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng, tăng giá và tăng giá trị hàng xuất khẩu.
Mặt khác, cũng qua 16 năm đẩy mạnh xuất khẩu, với những kinh nghiệm thương trường ngày càng dày dạn hơn và nhờ vào thế và lực ngày càng tăng, chúng ta có thể và cần phải nhanh chóng khắc phục tình trạng chạy theo số lượng trong xuất khẩu.
Tóm lại, trong điều kiện khả năng tăng tốc độ xuất khẩu ngày càng bị hạn chế, việc nâng cao tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển của xuất khẩu giữ vai trò ngày càng quan trọng hơn.
Nói một cách hình ảnh, thay vì chủ yếu chỉ mở rộng quy mô xuất khẩu và chỉ có thể "nhảy lò cò bằng một chân", đã đến lúc và ngày càng cần phải "chạy bằng cả hai chân" chất và lượng ở đầu ra này thì nền kinh tế mới có thể phát triển nhanh và bền vững.
Thứ nhất, hiệu quả xuất khẩu thấp được thể hiện trên hai mặt là hiệu quả kinh tế thu được không cao và tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển không lớn.
Trước hết, xét về hiệu quả kinh tế, hoạt động xuất khẩu gạo là ví dụ có lẽ tiêu biểu nhất. Đó là, cho dù xuất khẩu gạo với quy mô lớn gần hai thập kỷ và đã trở thành cường quốc xuất khẩu gạo thứ ba, rồi thứ hai thế giới từ hơn 10 năm nay, nhưng vẫn có những "câu chuyện cười ra nước mắt" trong hoạt động này.
Chẳng hạn, theo số liệu của ITC và USDA, trong 5 năm 2001-2005, duy nhất chỉ có năm 2002 là năm giá gạo xuất khẩu của nước ta gần bằng giá gạo của cường quốc số 1 Thái Lan (223,86 USD/tấn so với 225,07 USD/tấn) còn 4 năm khác thấp hơn 12,42-20,46%.
Năm 2002 cũng chính là năm chúng ta được mùa kỷ lục trong vòng 18 năm xuất khẩu gạo quy mô lớn với sản lượng lúa tăng trên 2,3 triệu tấn, tương ứng khoảng 1,3 triệu tấn gạo và gạo xuất khẩu của nước ta được giá kỷ lục so với năm liền kề trước đó (tăng 33,62%), nhưng rõ ràng là chúng ta đã găm hàng lại (khối lượng xuất khẩu giảm gần 0, 5 triệu tấn so với năm 2001) để "chờ" giá 2003 "rơi tự do" xuống chỉ còn 188,97 USD/tấn (giảm 15,59% so với 2002) mới đẩy mạnh xuất khẩu.
Năm 2003 là năm sản lượng lúa gần như "đứng yên" như 2002 (34,569 triệu tấn so với 34,447 triệu tấn), còn khối lượng gạo xuất khẩu lại tăng gần 600 nghìn tấn.
Thứ hai, sự phát triển của nền kinh tế còn ở trình độ rất thấp của nước ta lệ thuộc ngày càng nhiều vào thị trường thế giới và rủi ro ngày càng lớn.
Có nghĩa là, nguồn động lực trong nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển đã ngày càng yếu dần và trong điều kiện như vậy, những tác động bất lợi của thị trường thế giới đối với nền kinh tế nước ta đang lớn lên.
Thứ ba, không những vậy, nền kinh tế nước ta còn là một nền kinh tế phụ thuộc ngày nặng nề vào nhập khẩu, cho nên còn phải gánh chịu những tác động bất lợi rất lớn của thị trường thế giới ở đầu vào này.
Nếu thực tế sẽ diễn ra đúng như dự kiến thì "đoàn tàu xuất khẩu" nước ta cũng sẽ không thể tiến nhanh như thời kỳ "tiền WTO" đã qua, và do vậy, không thể hy vọng duy trì nguồn động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh như trước.
Bởi lẽ, thay vì 21,68%/năm trong suốt 15 năm qua và 17, 75%/năm giai đoạn 2001-2005, xuất khẩu trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 này sẽ chỉ tăng 16%/năm.Trong điều kiện đã tham gia WTO, để tăng tốc phát triển kinh tế những năm tới, nâng cao tác dụng của xuất khẩu trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển phải là hướng đi giữ vai trò ngày càng quan trọng.
Trong khi đó, để thực hiện hướng đi có tầm quan trọng chiến lược này, nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội tụ đủ những điều kiện cần thiết.
Một là, sau hơn một thập kỷ rưỡi đẩy mạnh, việc xuất khẩu nhiều chục tỷ USD ra thị trường thế giới cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đã tạo dựng được những thị trường tiêu thụ nguyên liệu rất lớn, nhưng cho đến nay chủ yếu vẫn rơi vào tay các nhà sản xuất nước ngoài. Việc nhóm hàng nguyên liệu nhập khẩu hiện chiếm khoảng 68% tổng kim ngạch và đã lên tới trên 30 tỷ USD năm 2006 cho thấy quy mô không hề nhỏ đó.
Rõ ràng, đây là những "mỏ vàng" khổng lồ ngay trong nước mà chúng ta ngày càng có thế và lực để khai thác và khai thác thành công sẽ không chỉ đồng nghĩa với việc tăng tốc phát triển kinh tế, tạo ra ngày càng nhiều việc làm, mà còn là những bước đi có ý nghĩa quyết định trong việc giảm gánh nặng nhập siêu quá lớn hiện nay.
Hai là, việc hàng loạt mặt hàng xuất khẩu của nước ta đã có mặt trên thị trường thế giới là tiền đề cực kỳ quan trọng không chỉ để gia tăng khối lượng, mà đây còn là cơ sở để nâng cao hiệu quả xuất khẩu bằng rất nhiều cách khác nhau, như: tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã... để nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng, tăng giá và tăng giá trị hàng xuất khẩu.
Mặt khác, cũng qua 16 năm đẩy mạnh xuất khẩu, với những kinh nghiệm thương trường ngày càng dày dạn hơn và nhờ vào thế và lực ngày càng tăng, chúng ta có thể và cần phải nhanh chóng khắc phục tình trạng chạy theo số lượng trong xuất khẩu.
Tóm lại, trong điều kiện khả năng tăng tốc độ xuất khẩu ngày càng bị hạn chế, việc nâng cao tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển của xuất khẩu giữ vai trò ngày càng quan trọng hơn.
Nói một cách hình ảnh, thay vì chủ yếu chỉ mở rộng quy mô xuất khẩu và chỉ có thể "nhảy lò cò bằng một chân", đã đến lúc và ngày càng cần phải "chạy bằng cả hai chân" chất và lượng ở đầu ra này thì nền kinh tế mới có thể phát triển nhanh và bền vững.