“Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng”
Hỏi chuyện tác giả cuốn sách nổi tiếng “Điệp viên hoàn hảo” về quan hệ giữa hai nước Việt - Mỹ trong thời gian tới
Larry Berman là tác giả cuốn sách nổi tiếng “Điệp viên hoàn hảo” và hiện là giáo sư tại nhiều trường đại học ở Mỹ.
Báo giới đã có cuộc phỏng vấn ông về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra và về quan hệ giữa hai nước Việt - Mỹ trong thời gian tới.
Ông nghĩ sao về việc ông Obama, một ứng viên da màu, và ông John McCain, một cựu binh trong chiến tranh Việt Nam, trở thành ứng viên tổng thống chính thức trong cuộc bầu cử lần này?
Đây là cuộc bầu cử lịch sử khi cả hai ứng viên đều có quá khứ rất đặc biệt. Ông Obama là con một người gốc Phi và có quá trình phấn đấu cá nhân mạnh mẽ để trở thành một thượng nghị sĩ trong khi ông John McCain là một cựu binh trong cuộc chiến tại Việt Nam.
Ứng viên Obama cho thấy mình là ứng viên của sự thay đổi. Các cuộc thăm dò cũng cho thấy nhu cầu hiện nay của người Mỹ là thay đổi, vì vậy Thượng nghị sĩ Obama đang cố gắng gắn McCain với Bush. Có lẽ ông Bush là tổng thống có tỉ lệ ủng hộ thấp nhất trong lịch sử nước Mỹ cùng với Harry Truman và Nixon...
Ứng viên McCain trong khi đó sẽ nhấn mạnh rằng Obama là ứng viên non nớt, ngây thơ, không có kinh nghiệm về ngoại giao và quân sự. Một ứng viên chưa từng có kinh nghiệm thì không thể làm được gì.
Có thể nói lần đầu tiên nước Mỹ có hai sự lựa chọn khác nhau như ngày và đêm thế này.
Quan điểm lựa chọn của ông thì sao?
Theo tôi, Đảng Cộng hòa không thể thắng trong cuộc bầu cử lần này.
Trước hết, nếu nhìn vào quốc hội, Đảng Dân chủ đang nắm quyền kiểm soát ở cả thượng viện và hạ viện. Ngoài ra, sau thất bại của chính quyền Bush trong cuộc chiến tại Iraq, thất bại trong các vấn đề kinh tế, nước Mỹ đang cần thay đổi.
Người Mỹ thường nói: "Chúng ta thà thử cái mới hơn là chọn cái cũ”. McCain bị coi là cái cũ rồi còn Obama dù thiếu kinh nghiệm nhưng là cái mới. Do đó tôi tin kết cục của cuộc bầu cử đã được xác định.
Vậy đâu sẽ là mấu chốt của cuộc đua lần này?
Cuộc lựa chọn ứng viên phó tổng thống sẽ rất quan trọng. Ứng viên phó tổng thống sẽ là người bổ trợ những điểm yếu mà ứng viên tổng thống không có.
Với Obama, người ta thường nhắc đến thượng nghị sĩ Joe Biden (cựu Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thượng viện) nhưng tôi nghĩ ông ta đến từ một bang nhỏ (Delaware)... Hillary Clinton cũng được nhắc đến là cặp đôi trong mơ nhưng chọn Hillary có nghĩa là chọn Bill Clinton.
Tôi không nghĩ Obama muốn vậy, ảnh hưởng của Bill Clinton quá lớn và ông sẽ che lấp mất vị tân tổng thống. Ngoài ra, Thượng nghị sĩ John Edwards của bang North Carolina cũng được nhắc tới.
Thượng nghị sĩ John McCain có ít sự lựa chọn hơn. Mitt Romney, Condi Rice và thống đốc bang Florida Charlie Crist có thể là những ứng viên phó tổng thống cho ông. Ngoài ra còn phải kể đến ứng viên độc lập Joe Lieberman.
Ông cũng biết Thủ tướng Việt Nam sẽ tới thăm Mỹ vào cuối tháng này. Ông đánh giá ra sao về sự kiện này?
Hai ứng viên tổng thống sẽ có những bài phát biểu về chuyến thăm này. Việc ông Bush sắp rời Nhà Trắng không có tác động nhiều tới chuyến thăm lần này. Ý nghĩa của chuyến đi sẽ rất quan trọng về mặt biểu tượng cho Việt Nam.
Đồng thời đó sẽ là tín hiệu nhắc nhở cho hai ứng viên McCain và Obama về Việt Nam - một nước từng là đối thủ trong cuộc chiến nhưng giờ nhà lãnh đạo của họ sẽ được Tổng thống Mỹ Bush đón tiếp tại Nhà Trắng. Và đó là một ý nghĩa quan trọng.
Tôi tin là hai ứng viên tổng thống Obama và McCain sẽ ra tuyên bố khẳng định tiếp tục các tiến bộ trong quan hệ giữa hai nước đã đạt được trong thời gian qua.
Liệu có sự thay đổi nào trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam?
Tôi nghĩ là không. Hai nước sẽ tiếp tục thấy được tầm quan trọng của nhau. Hiện nước Mỹ có quá nhiều vấn đề phải tập trung: giải quyết cuộc chiến tại Iraq ra sao, cứu nền kinh tế thế nào…
Ngoài ra, dù ai trong số họ được bầu cũng sẽ tốt vì đây là những người đều ủng hộ quan hệ với Việt Nam, thúc đẩy thương mại. Tôi nghĩ khả năng có sự thay đổi lớn trong chính sách với Việt Nam là rất khó.
Báo giới đã có cuộc phỏng vấn ông về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra và về quan hệ giữa hai nước Việt - Mỹ trong thời gian tới.
Ông nghĩ sao về việc ông Obama, một ứng viên da màu, và ông John McCain, một cựu binh trong chiến tranh Việt Nam, trở thành ứng viên tổng thống chính thức trong cuộc bầu cử lần này?
Đây là cuộc bầu cử lịch sử khi cả hai ứng viên đều có quá khứ rất đặc biệt. Ông Obama là con một người gốc Phi và có quá trình phấn đấu cá nhân mạnh mẽ để trở thành một thượng nghị sĩ trong khi ông John McCain là một cựu binh trong cuộc chiến tại Việt Nam.
Ứng viên Obama cho thấy mình là ứng viên của sự thay đổi. Các cuộc thăm dò cũng cho thấy nhu cầu hiện nay của người Mỹ là thay đổi, vì vậy Thượng nghị sĩ Obama đang cố gắng gắn McCain với Bush. Có lẽ ông Bush là tổng thống có tỉ lệ ủng hộ thấp nhất trong lịch sử nước Mỹ cùng với Harry Truman và Nixon...
Ứng viên McCain trong khi đó sẽ nhấn mạnh rằng Obama là ứng viên non nớt, ngây thơ, không có kinh nghiệm về ngoại giao và quân sự. Một ứng viên chưa từng có kinh nghiệm thì không thể làm được gì.
Có thể nói lần đầu tiên nước Mỹ có hai sự lựa chọn khác nhau như ngày và đêm thế này.
Quan điểm lựa chọn của ông thì sao?
Theo tôi, Đảng Cộng hòa không thể thắng trong cuộc bầu cử lần này.
Trước hết, nếu nhìn vào quốc hội, Đảng Dân chủ đang nắm quyền kiểm soát ở cả thượng viện và hạ viện. Ngoài ra, sau thất bại của chính quyền Bush trong cuộc chiến tại Iraq, thất bại trong các vấn đề kinh tế, nước Mỹ đang cần thay đổi.
Người Mỹ thường nói: "Chúng ta thà thử cái mới hơn là chọn cái cũ”. McCain bị coi là cái cũ rồi còn Obama dù thiếu kinh nghiệm nhưng là cái mới. Do đó tôi tin kết cục của cuộc bầu cử đã được xác định.
Vậy đâu sẽ là mấu chốt của cuộc đua lần này?
Cuộc lựa chọn ứng viên phó tổng thống sẽ rất quan trọng. Ứng viên phó tổng thống sẽ là người bổ trợ những điểm yếu mà ứng viên tổng thống không có.
Với Obama, người ta thường nhắc đến thượng nghị sĩ Joe Biden (cựu Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thượng viện) nhưng tôi nghĩ ông ta đến từ một bang nhỏ (Delaware)... Hillary Clinton cũng được nhắc đến là cặp đôi trong mơ nhưng chọn Hillary có nghĩa là chọn Bill Clinton.
Tôi không nghĩ Obama muốn vậy, ảnh hưởng của Bill Clinton quá lớn và ông sẽ che lấp mất vị tân tổng thống. Ngoài ra, Thượng nghị sĩ John Edwards của bang North Carolina cũng được nhắc tới.
Thượng nghị sĩ John McCain có ít sự lựa chọn hơn. Mitt Romney, Condi Rice và thống đốc bang Florida Charlie Crist có thể là những ứng viên phó tổng thống cho ông. Ngoài ra còn phải kể đến ứng viên độc lập Joe Lieberman.
Ông cũng biết Thủ tướng Việt Nam sẽ tới thăm Mỹ vào cuối tháng này. Ông đánh giá ra sao về sự kiện này?
Hai ứng viên tổng thống sẽ có những bài phát biểu về chuyến thăm này. Việc ông Bush sắp rời Nhà Trắng không có tác động nhiều tới chuyến thăm lần này. Ý nghĩa của chuyến đi sẽ rất quan trọng về mặt biểu tượng cho Việt Nam.
Đồng thời đó sẽ là tín hiệu nhắc nhở cho hai ứng viên McCain và Obama về Việt Nam - một nước từng là đối thủ trong cuộc chiến nhưng giờ nhà lãnh đạo của họ sẽ được Tổng thống Mỹ Bush đón tiếp tại Nhà Trắng. Và đó là một ý nghĩa quan trọng.
Tôi tin là hai ứng viên tổng thống Obama và McCain sẽ ra tuyên bố khẳng định tiếp tục các tiến bộ trong quan hệ giữa hai nước đã đạt được trong thời gian qua.
Liệu có sự thay đổi nào trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam?
Tôi nghĩ là không. Hai nước sẽ tiếp tục thấy được tầm quan trọng của nhau. Hiện nước Mỹ có quá nhiều vấn đề phải tập trung: giải quyết cuộc chiến tại Iraq ra sao, cứu nền kinh tế thế nào…
Ngoài ra, dù ai trong số họ được bầu cũng sẽ tốt vì đây là những người đều ủng hộ quan hệ với Việt Nam, thúc đẩy thương mại. Tôi nghĩ khả năng có sự thay đổi lớn trong chính sách với Việt Nam là rất khó.