Có biểu hiện ngân hàng “chê” vốn
Diễn biến mới trong cân đối vốn toàn hệ thống, cùng lãi suất liên ngân hàng liên tiếp giảm
Ngày 11/5, sau một thời gian dài, thị trường bắt đầu ghi nhận hiện tượng các ngân hàng nói chung đã “chê” vốn hỗ trợ thanh khoản, nhu cầu vay ở kênh này đã rơi về vùng thấp nhất kể từ đầu năm.
Cụ thể, ở nghiệp vụ thị trường mở, hôm qua (11/5), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu trên kênh cầm cố, hoạt động thể hiện rõ và kéo dài từ đầu năm, tập trung từ sau Tết Nguyên đán đến nay.
Tuy nhiên, như những phiên gần đây, quy mô chào thầu đã xuống mức rất thấp, chỉ 1.000 tỷ đồng với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 5%. Và hôm qua các tổ chức tín dụng chỉ hấp thụ 540 tỷ đồng, “ế” 460 tỷ đồng.
Chỉ một phiên mang tính thời điểm, nhưng kết quả trên phản ánh diễn biến đang định hình: thanh khoản hệ thống ngân hàng đã tự cân bằng trở lại, sau quý đầu năm Ngân hàng Nhà nước liên tục phải hỗ trợ.
Suốt quý 1 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước duy trì lượng vốn hỗ trợ thanh khoản hệ thống quy mô từ 27.000 - 30.000 tỷ đồng, qua kênh cầm cố nói trên. Cùng với hiện tượng “ế” ngày 11/5, khối lượng vốn hỗ trợ đó cũng đã giảm mạnh xuống còn 6.540 tỷ đồng.
Trong điều tiết vốn, Ngân hàng Nhà nước thường sử dụng công cụ tín phiếu, phát hành để hút bớt tiền trong hệ thống về khi có biểu hiện thừa; sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, cho vay cầm cố để bơm tiền ra hỗ trợ hệ thống khi có biểu hiện khó khăn thanh khoản cục bộ.
Cho đến nay, với diễn biến trên, cùng hoạt động phát hành tín phiếu đã ngừng hẳn từ khoảng hai tháng trước, thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang khá cân bằng.
Phản ánh trạng thái trên, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng cũng giảm đáng kể những phiên gần đây. Đến ngày 11/5, lãi suất VND chào bình quân trên thị trường này tiếp tục giảm thêm 0,02 - 0,16 điểm phần trăm; lãi suất qua đêm cũng đã lùi về còn 4,56%/năm sau khi neo quanh 5%/năm trước đó.
Trạng thái tự cân bằng thanh khoản và Ngân hàng Nhà nước bớt phải cho vay hỗ trợ như trên có trong bối cảnh tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng mạnh từ đầu năm đến nay.
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia vừa công bố, ước tính hết tháng 4/2017, tín dụng đã tăng khoảng 5,2% (cùng kỳ 2016 tăng 4,2%).
Đáng chú ý, trong quý 1 vừa qua, một số ngân hàng thương mại đã có tốc độ tăng trưởng tín dụng đột biến, một hiện tượng đáng chú ý và ít thấy vào thời điểm đầu năm. Điển hình như quý 1/2017, tăng trưởng tín dụng của LienVietPostBank lên tới 11%, Kienlong Bank 10,3%, SCB 9%, ACB 8,3% và Vietcombank tăng tới 8,3%...
Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, thanh khoản hệ thống ngân hàng vừa qua có dấu hiệu khó khăn cục bộ. Nguyên nhân, nhu cầu tín dụng tăng cao ngay từ đầu năm trong khi đó tốc độ tăng của huy động thấp hơn (khoảng 3,7% so với 5,2% sau 4 tháng); cùng đó là nhu cầu cơ cấu lại nguồn vốn của một số ngân hàng thương mại có tỷ lệ cho vay trung và dài hạn cao nhằm đáp ứng quy định tại Thông tư 06/2016/TT-NHNN.
Tuy nhiên, với diễn biến và một số biểu hiện trên thị trường mở và thị trường liên ngân hàng nói trên, thanh khoản và năng lực tự cân đối vốn của hệ thống nói chung hiện đã chủ động hơn.
Cụ thể, ở nghiệp vụ thị trường mở, hôm qua (11/5), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu trên kênh cầm cố, hoạt động thể hiện rõ và kéo dài từ đầu năm, tập trung từ sau Tết Nguyên đán đến nay.
Tuy nhiên, như những phiên gần đây, quy mô chào thầu đã xuống mức rất thấp, chỉ 1.000 tỷ đồng với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 5%. Và hôm qua các tổ chức tín dụng chỉ hấp thụ 540 tỷ đồng, “ế” 460 tỷ đồng.
Chỉ một phiên mang tính thời điểm, nhưng kết quả trên phản ánh diễn biến đang định hình: thanh khoản hệ thống ngân hàng đã tự cân bằng trở lại, sau quý đầu năm Ngân hàng Nhà nước liên tục phải hỗ trợ.
Suốt quý 1 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước duy trì lượng vốn hỗ trợ thanh khoản hệ thống quy mô từ 27.000 - 30.000 tỷ đồng, qua kênh cầm cố nói trên. Cùng với hiện tượng “ế” ngày 11/5, khối lượng vốn hỗ trợ đó cũng đã giảm mạnh xuống còn 6.540 tỷ đồng.
Trong điều tiết vốn, Ngân hàng Nhà nước thường sử dụng công cụ tín phiếu, phát hành để hút bớt tiền trong hệ thống về khi có biểu hiện thừa; sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, cho vay cầm cố để bơm tiền ra hỗ trợ hệ thống khi có biểu hiện khó khăn thanh khoản cục bộ.
Cho đến nay, với diễn biến trên, cùng hoạt động phát hành tín phiếu đã ngừng hẳn từ khoảng hai tháng trước, thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang khá cân bằng.
Phản ánh trạng thái trên, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng cũng giảm đáng kể những phiên gần đây. Đến ngày 11/5, lãi suất VND chào bình quân trên thị trường này tiếp tục giảm thêm 0,02 - 0,16 điểm phần trăm; lãi suất qua đêm cũng đã lùi về còn 4,56%/năm sau khi neo quanh 5%/năm trước đó.
Trạng thái tự cân bằng thanh khoản và Ngân hàng Nhà nước bớt phải cho vay hỗ trợ như trên có trong bối cảnh tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng mạnh từ đầu năm đến nay.
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia vừa công bố, ước tính hết tháng 4/2017, tín dụng đã tăng khoảng 5,2% (cùng kỳ 2016 tăng 4,2%).
Đáng chú ý, trong quý 1 vừa qua, một số ngân hàng thương mại đã có tốc độ tăng trưởng tín dụng đột biến, một hiện tượng đáng chú ý và ít thấy vào thời điểm đầu năm. Điển hình như quý 1/2017, tăng trưởng tín dụng của LienVietPostBank lên tới 11%, Kienlong Bank 10,3%, SCB 9%, ACB 8,3% và Vietcombank tăng tới 8,3%...
Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, thanh khoản hệ thống ngân hàng vừa qua có dấu hiệu khó khăn cục bộ. Nguyên nhân, nhu cầu tín dụng tăng cao ngay từ đầu năm trong khi đó tốc độ tăng của huy động thấp hơn (khoảng 3,7% so với 5,2% sau 4 tháng); cùng đó là nhu cầu cơ cấu lại nguồn vốn của một số ngân hàng thương mại có tỷ lệ cho vay trung và dài hạn cao nhằm đáp ứng quy định tại Thông tư 06/2016/TT-NHNN.
Tuy nhiên, với diễn biến và một số biểu hiện trên thị trường mở và thị trường liên ngân hàng nói trên, thanh khoản và năng lực tự cân đối vốn của hệ thống nói chung hiện đã chủ động hơn.