Cơ chế đặc thù nào cho Thủ đô?
Đại biểu Quốc hội còn nhiều quan ngại về cơ chế, chính sách đặc thù trong xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô
Cơ chế, chính sách đặc thù nào trong xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô chính là nội dung khiến các đại biểu băn khoăn nhất khi thảo luận tại tổ về dự án Luật Thủ đô sáng 6/11.
Tại tờ trình, Chính phủ cho biết, trong quá trình hoàn thiện dự án luật và trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã lược bỏ 2 cơ chế đặc thù liên quan đến vấn đề thu hút nguồn nhân lực và thành lập thêm cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đồng thời chỉnh lý một số nội dung khác.
Tuy nhiên, việc cơ quan thẩm tra dự án luật - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội – đưa ra nhiều ý kiến rất khác với cơ quan soạn thảo đã khiến không ít vị đại biểu lo ngại. Nhất là khi dự án luật này được đánh giá là “hết sức khó”.
Trong số 18 cơ chế đặc thù tại dự án luật, từ quản lý dân cư đến chính sách tài chính và ban hành văn bản quy phạm pháp luật... đều vấp phải sự chưa đồng tình của cơ quan thẩm tra. Chính phủ muốn ban hành quy định về điều kiện cư trú ở nội thành Hà Nội, song Ủy ban Pháp luật cho rằng không thể thành công khi dùng biện pháp hành chính.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng việc quy định Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn liên quan đến cơ chế chính sách đặc thù là trái hiến pháp. Đồng thời, cũng đưa ra nhiều lý lẽ không đồngtình với việc áp dụng mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm hành chính và quy định mức thu một số loại phí ở khu vực nội thành cao hơn so với mức áp dụng chung cho cả nước.
Nhất trí cao với quan điểm của cơ quan thẩm tra, đại biểu Nguyễn Hữu Đồng cho rằng cơ chế đặc thù của Thủ đô là phải rõ nét và phải toát lên được trách nhiệm xây dựng Thủ đô. “Đừng vội vàng ra luật cho xong, đưa ra xong không làm đến nơi đến chốn thì chúng ta có tội”, đại biểu Đồng nhấn mạnh.
Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Phương Hoa và nhiều đại biểu khác, việc có đến 18 chính sách đặc thù là dàn trải, cần khuôn lại những vấn đề thực sự quan trọng. Không ít ý kiến lo ngại nhiều vấn đề tại dự luật quá chung chung, sẽ khó khả thi.
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường phản ánh thắc mắc của cử tri rằng: nếu chỉ phạt cao khu vực nội đô thì có ổn không? Không nên có những quy định gây bất bình đẳng cho công dân, như người dân ngoại thành đến Ba Đình chụp ảnh thì giá cao hơn, người dân không thể bị giới hạn bởi những cái như thế, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào phân tích.
Tuy nhiên đại biểu Đào Trọng Thi lại ủng hộ việc thu phí và phạt tiền cao hơn cũng như việc quản lý nhập cư và cho rằng các mức xử phạt hành chính phải đủ sức răn đe, tương xứng với tác động tiêu cực và hậu quả của hành vi vi phạm gây ra.
Bởi, “mức sống của Hà Nội cao hơn thì mức xử phạt một số hành vi vi phạm như các tỉnh khác không đủ sức răn đe. Yêu cầu chất lượng cuộc sống của Hà Nội cũng cao hơn thì hậu quả của hành vi vi phạm cũng sẽ nghiêm trọng hơn".
Nhắc đến lo ngại của đại biểu sau khi sau khi có Luật Thủ đô thì các địa phương khác cũng đòi hỏi qui định đặc thù cho mình, song đại biểu Ngô Thị Doãn Thanh vẫn bày tỏ sự ủng hộ phải có cơ chế đặc thù cho Thủ đô. Bởi, “nếu không cho Hà Nội một quyền, một hành lang pháp lý thì đến một lúc nào đó sẽ rất khó khăn trong quản lý giao thông”.
Phân tích về chính sách tài chính, đại biểu Hà Văn Hiền cho rằng chỉ nên thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể chứ không nên kéo dài mãi. Còn về tăng mức xử phạt và mức phí, theo đại biểu Hiền thì “phải tránh khuynh hướng cứ khó quản lý quá thì tăng thu và tăng xử phạt”.
Phát biểu sau cùng tại phiên thảo luận của đoàn Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo thay mặt Ban soạn thảo dự án luật tiếp thu ý kiến đóng góp, đồng thời giải trình thêm một số vấn đề liên quan đến cơ chế đặc thù.
Theo ông Thảo, dự thảo luật đã được chuẩn bị rất kỹ càng, được chỉnh lý nhiều lần và có lúc đã phải nhận những chỉ trích rất ghê gớm. Vị chủ tịch Hà Nội cũng cho biết sẽ cụ thể hóa hơn những cơ chế đặc thù theo hướng “xác đáng, không tham lam”. Và cho rằng, nếu không giao quyền cho hội đồng nhân dân như dự luật thì không thể cụ thể hóa được các chính sách đặc thù.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho biết, theo dự kiến ban đầu, Luật Thủ đô sẽ được thông qua trước Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Song vì để đảm bảo chất lượng nên lùi lại trình ở kỳ họp này và sẽ thông qua tại kỳ họp thứ chín vào đầu năm 2011.
Tại tờ trình, Chính phủ cho biết, trong quá trình hoàn thiện dự án luật và trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã lược bỏ 2 cơ chế đặc thù liên quan đến vấn đề thu hút nguồn nhân lực và thành lập thêm cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đồng thời chỉnh lý một số nội dung khác.
Tuy nhiên, việc cơ quan thẩm tra dự án luật - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội – đưa ra nhiều ý kiến rất khác với cơ quan soạn thảo đã khiến không ít vị đại biểu lo ngại. Nhất là khi dự án luật này được đánh giá là “hết sức khó”.
Trong số 18 cơ chế đặc thù tại dự án luật, từ quản lý dân cư đến chính sách tài chính và ban hành văn bản quy phạm pháp luật... đều vấp phải sự chưa đồng tình của cơ quan thẩm tra. Chính phủ muốn ban hành quy định về điều kiện cư trú ở nội thành Hà Nội, song Ủy ban Pháp luật cho rằng không thể thành công khi dùng biện pháp hành chính.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng việc quy định Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn liên quan đến cơ chế chính sách đặc thù là trái hiến pháp. Đồng thời, cũng đưa ra nhiều lý lẽ không đồngtình với việc áp dụng mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm hành chính và quy định mức thu một số loại phí ở khu vực nội thành cao hơn so với mức áp dụng chung cho cả nước.
Nhất trí cao với quan điểm của cơ quan thẩm tra, đại biểu Nguyễn Hữu Đồng cho rằng cơ chế đặc thù của Thủ đô là phải rõ nét và phải toát lên được trách nhiệm xây dựng Thủ đô. “Đừng vội vàng ra luật cho xong, đưa ra xong không làm đến nơi đến chốn thì chúng ta có tội”, đại biểu Đồng nhấn mạnh.
Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Phương Hoa và nhiều đại biểu khác, việc có đến 18 chính sách đặc thù là dàn trải, cần khuôn lại những vấn đề thực sự quan trọng. Không ít ý kiến lo ngại nhiều vấn đề tại dự luật quá chung chung, sẽ khó khả thi.
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường phản ánh thắc mắc của cử tri rằng: nếu chỉ phạt cao khu vực nội đô thì có ổn không? Không nên có những quy định gây bất bình đẳng cho công dân, như người dân ngoại thành đến Ba Đình chụp ảnh thì giá cao hơn, người dân không thể bị giới hạn bởi những cái như thế, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào phân tích.
Tuy nhiên đại biểu Đào Trọng Thi lại ủng hộ việc thu phí và phạt tiền cao hơn cũng như việc quản lý nhập cư và cho rằng các mức xử phạt hành chính phải đủ sức răn đe, tương xứng với tác động tiêu cực và hậu quả của hành vi vi phạm gây ra.
Bởi, “mức sống của Hà Nội cao hơn thì mức xử phạt một số hành vi vi phạm như các tỉnh khác không đủ sức răn đe. Yêu cầu chất lượng cuộc sống của Hà Nội cũng cao hơn thì hậu quả của hành vi vi phạm cũng sẽ nghiêm trọng hơn".
Nhắc đến lo ngại của đại biểu sau khi sau khi có Luật Thủ đô thì các địa phương khác cũng đòi hỏi qui định đặc thù cho mình, song đại biểu Ngô Thị Doãn Thanh vẫn bày tỏ sự ủng hộ phải có cơ chế đặc thù cho Thủ đô. Bởi, “nếu không cho Hà Nội một quyền, một hành lang pháp lý thì đến một lúc nào đó sẽ rất khó khăn trong quản lý giao thông”.
Phân tích về chính sách tài chính, đại biểu Hà Văn Hiền cho rằng chỉ nên thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể chứ không nên kéo dài mãi. Còn về tăng mức xử phạt và mức phí, theo đại biểu Hiền thì “phải tránh khuynh hướng cứ khó quản lý quá thì tăng thu và tăng xử phạt”.
Phát biểu sau cùng tại phiên thảo luận của đoàn Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo thay mặt Ban soạn thảo dự án luật tiếp thu ý kiến đóng góp, đồng thời giải trình thêm một số vấn đề liên quan đến cơ chế đặc thù.
Theo ông Thảo, dự thảo luật đã được chuẩn bị rất kỹ càng, được chỉnh lý nhiều lần và có lúc đã phải nhận những chỉ trích rất ghê gớm. Vị chủ tịch Hà Nội cũng cho biết sẽ cụ thể hóa hơn những cơ chế đặc thù theo hướng “xác đáng, không tham lam”. Và cho rằng, nếu không giao quyền cho hội đồng nhân dân như dự luật thì không thể cụ thể hóa được các chính sách đặc thù.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho biết, theo dự kiến ban đầu, Luật Thủ đô sẽ được thông qua trước Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Song vì để đảm bảo chất lượng nên lùi lại trình ở kỳ họp này và sẽ thông qua tại kỳ họp thứ chín vào đầu năm 2011.