Cổ đông tổ chức có là mỏ vàng?
Nhà đầu tư tổ chức, đối tác chiến lược từng tạo làn sóng của những đợt ganh đua, họ có là “mỏ vàng”?
Nhà đầu tư tổ chức, đối tác chiến lược từng tạo làn sóng của những đợt ganh đua, họ có là “mỏ vàng”?
Báo cáo thường niên của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) cho thấy trong năm 2006, tỷ trọng giao dịch mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài là 56%, tỷ trọng giao dịch bán cổ phiếu là 30,6% so với tổng giao dịch thị trường.
Kết thúc năm 2007, tỷ trọng này là 71,35% và 59,52%.
Có một thực tế không thể phủ nhận là nhà đầu tư nước ngoài đang có vai trò và ảnh hưởng lớn đối với thị trường chứng khoán trong nước.
Yên tâm đi theo tổ chức
“Hôm nay “Tây” mua nhiều nhỉ”; “Tuần này nhà đầu tư nước ngoài giao dịch mạnh”... đó là những nhận xét thường thấy ở cả nhà đầu tư cá nhân lẫn trên các mặt báo. Tâm lý “ngóng nhà đầu tư nước ngoài làm gì” là có thực. Tâm lý này là kết quả của hai thực tế.
Thứ nhất, tình trạng thiếu hụt thông tin tin cậy, thiếu hụt những chuyên gia được tín nhiệm... vì thế nhà đầu tư phải giả định: tổ chức của người nước ngoài có thông tin và khả năng phân tích, nghe theo họ ít nhất yên tâm hơn tự phân tích hay đọc báo.
Thứ hai, “người nước ngoài đầu tư nhiều hơn, có mất thì họ mất nhiều hơn nên họ phải lo hơn, nghe theo họ là đúng rồi”. Những lựa chọn của người nước ngoài cũng hiếm khi hời hợt mà thường có tính toán tỉ mỉ, và vì thế khi chưa có cái cột nào thì cứ tạm căn theo cột khối ngoại.
Người nước ngoài với khả năng phân tích tốt và nhiều vốn ở đây được ngầm hiểu là nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Tuy nhiên, với nguồn vốn tích tụ lớn, khả năng thực hiện đầu tư không kém cạnh và năng lực phân tích ngày càng cải thiện, các tổ chức trong nước cũng dần tham gia vào nhóm “trong tầm ngắm” của thị trường. Nhà đầu tư tổ chức nói chung thực sự là một lực lượng lớn mạnh và có ảnh hưởng trực tiếp tới xu thế thị trường.
Ví dụ như FPT, đến 30/1/2008, tính thêm cả tổ chức trong nước thì các nhà đầu tư tổ chức chiếm trên 30% cổ phần của tập đoàn này, đây là mức khá lớn. Cá biệt nhiều công ty đại chúng, tính cả nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước (không tính tổ chức đầu tư là sáng lập viên), mức sở hữu này lên đến 50% hoặc hơn.
Nhiều tổ chức, lợi hay hại?
Không ít chủ doanh nghiệp thốt lên: “Quỹ đầu tư hả, ngán lắm!” Những lời nói “từ trái tim” này là kết quả những ngày tháng theo họ là “đau đớn” khi làm việc với những người “đồng sở hữu” khó tính. Có vẻ như sau khi nhà đầu tư đổ tiền vào thì họ quay ra làm tình làm tội doanh nghiệp.
Thực tế không hẳn như vậy. Với cổ đông là nhà đầu tư tổ chức, bên cạnh lượng vốn đầu tư đưa vào doanh nghiệp, họ âm thầm mang tới vài điểm lợi cho doanh nghiệp và cổ phiếu:
Thứ nhất, nhà đầu tư tổ chức giúp giải quyết tình trạng thông tin bất cân xứng và lựa chọn đối nghịch. Tình trạng thông tin bất cân xứng làm nhà đầu tư (đa phần nhà đầu tư nhỏ) nghĩ rằng mình có ít thông tin hơn và có xu hướng hạ giá cổ phiếu xuống để giảm thiểu rủi ro mua đắt của mình.
Tình trạng này càng tệ thì những cổ phiếu tốt sẽ càng ít được bán ra vì người sở hữu nó không muốn bán lỗ, chỉ còn lại những cổ phiếu không tốt bằng, sẵn sàng giảm giá nhiều để bán được.
Việc thuyết phục nhà đầu tư rằng cổ phiếu đang dưới mức giá hợp lý do đó gặp nhiều khó khăn. Thực tế nhiều nhà đầu tư bỏ cọc Vietcombank, Sabeco hay Habeco, một phần lý do có thể viện vì hết tiền, một phần khác, có thể có nhiều người cảm thấy việc mất phần cọc vẫn rẻ hơn rủi ro phải mua toàn bộ với giá quá cao.
Vấn đề là thiếu công bằng thông tin và thị trường thậm chí có thể rối loạn khi có sự bất cân xứng này. Tuy nhiên khi có nhà đầu tư tổ chức, mọi việc dường như dễ dàng hơn. Dù mức giá giao dịch có hoặc không công bố thì với sự tham gia của một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, doanh nghiệp sẽ như có một “mác bảo hành” thông tin tốt, sức khỏe tài chính tốt. Nhà đầu tư sẽ bớt đi nỗi lo về “lựa chọn đối nghịch” của mình.
Thứ hai, mối liên hệ giữa nhà đầu tư tổ chức và tính thanh khoản. Trực tiếp bằng cách thực hiện giao dịch, với khối lượng giao dịch thường lớn, nhà đầu tư tổ chức sẽ giúp tăng cường tính thanh khoản của cổ phiếu. Một cách gián tiếp, cổ phiếu có nhiều nhà đầu tư tổ chức nắm giữ thường có mức thanh khoản cao hơn so với cổ phiếu mà họ không quan tâm.
Lý do đơn giản vì hầu hết nhà đầu tư tổ chức đều phải cơ cấu liên tục với danh mục của mình, đảm bảo hiệu quả về sinh lời và an toàn trước rủi ro biến động giá. Ngoại trừ những lý do khách quan không thể tính vào hệ số beta thì nhà đầu tư tổ chức luôn có xu hướng lựa chọn cổ phiếu có tính thanh khoản khá trở lên. Không ai muốn ở vào tình trạng “thừa tài sản, thiếu tiền.”
Cuối cùng, nhà đầu tư tổ chức giúp tăng cường vấn đề quản trị xung đột lợi ích trong công ty. Đây là lý do căn bản khiến nhiều chủ doanh nghiệp than về quỹ. Phía quỹ cũng không khá hơn, họ nhiều khi cũng đành than ngược lại: “Ôi doanh nghiệp!”.
Cái lý chắc chắn không có chân để chạy từ doanh nghiệp sang quỹ. Dù hai phía có than thế nào thì cuối cùng rồi sẽ quy về một điểm, doanh nghiệp kêu quỹ khó tính, quỹ kêu doanh nghiệp làm ăn chưa theo chuẩn.
Nhưng sự xung đột này là cần thiết để phía quỹ hiểu hơn doanh nghiệp. Và doanh nghiệp, để thực sự bền vững, cần nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc của quản trị xung đột lợi ích trong công ty, nếu không một lúc nào đó chính những sự lờ đi các chuẩn mực này sẽ mang đến những mầm hại khôn lường, mà những Enron hay Worldcom hùng mạnh của Mỹ đã không thể cưỡng lại.
Việc nhà đầu tư bỏ về ở Tường An hay việc đại diện quỹ đứng lên chỉ trích ở phiên tòa Điện Quang là những tín hiệu đầu tiên của việc không tuân thủ các quy tắc quản trị xung đột lợi ích. Không xét việc nhà đầu tư tổ chức có quá đáng hay không, nhưng với sức ép từ họ, tự doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh để hoạt động thông tin, quản trị và quản trị xung đột lợi ích trong công ty nói chung theo đúng chuẩn cần thiết.
Truyền thông và làm tốt công tác quan hệ nhà đầu tư
Dù còn nhiều tâm tư, thì việc có nhà đầu tư tổ chức trong cơ cấu cổ đông vẫn rất có lợi nếu biết cách cân bằng. Phương pháp cân bằng ở đây là công tác “quan hệ nhà đầu tư” - một hoạt động mới được quan tâm và nhắc đến nhiều trong khoảng một năm đổ lại đây, nhưng chưa phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt, và cũng chưa có hình mẫu chuẩn cho công việc giàu cảm xúc mà cũng không ít yêu cầu chuyên môn này.
Số ít doanh nghiệp giải quyết vấn đề này qua việc cắt cử người hoặc tự bản thân người chủ phải biết cách tạo dựng và duy trì tốt kênh truyền thông, trao đổi liên tục với những cổ đông khó tính. Việc Công ty Giấy Sài Gòn nhận được đồng thuận không chi trả cổ tức từ các quỹ là kết quả của quá trình dài liên tục chăm sóc và đảm bảo minh bạch thông tin với nhóm các cổ đông tổ chức của mình.
FPT, với 30% là cổ đông tổ chức, cũng hiện thực hóa công tác chăm sóc này bằng việc ra đời ban quan hệ cổ đông của FPT. Vị phó ban này chia sẻ: việc xây một cơ chế để gắn chặt hay kiểm soát với cổ đông tổ chức, đặc biệt là tổ chức nước ngoài là không dễ. Các nhà đầu tư tổ chức giúp phản ánh tốt giá trị công ty, chúng tôi cũng nhận được rất nhiều lời cố vấn về mặt quản trị từ các cổ đông này.
Mối quan hệ tốt đẹp và những hỗ trợ về vốn, quản trị mà FPT có được với cổ đông tổ chức là kết quả từ những nỗ lực liên tục sử dụng các biện pháp chính thống và không chính thống, chủ động để đảm bảo họ hiểu, thông cảm và chia sẻ với tình hình hiện tại và ủng hộ định hướng toàn tập đoàn.
Một giải pháp khác được nhiều doanh nghiệp áp dụng là tận dụng tối đa sức mạnh của website qua các phần thông tin chăm sóc cổ đông hoặc qua các báo cáo định kỳ và báo cáo thường niên. Khoản đầu tư vào các hoạt động này không lớn nhưng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ. Cung cấp thông tin đầy đủ vừa là trách nhiệm nhưng cũng là nguồn lợi cho doanh nghiệp.
Báo cáo thường niên của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) cho thấy trong năm 2006, tỷ trọng giao dịch mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài là 56%, tỷ trọng giao dịch bán cổ phiếu là 30,6% so với tổng giao dịch thị trường.
Kết thúc năm 2007, tỷ trọng này là 71,35% và 59,52%.
Có một thực tế không thể phủ nhận là nhà đầu tư nước ngoài đang có vai trò và ảnh hưởng lớn đối với thị trường chứng khoán trong nước.
Yên tâm đi theo tổ chức
“Hôm nay “Tây” mua nhiều nhỉ”; “Tuần này nhà đầu tư nước ngoài giao dịch mạnh”... đó là những nhận xét thường thấy ở cả nhà đầu tư cá nhân lẫn trên các mặt báo. Tâm lý “ngóng nhà đầu tư nước ngoài làm gì” là có thực. Tâm lý này là kết quả của hai thực tế.
Thứ nhất, tình trạng thiếu hụt thông tin tin cậy, thiếu hụt những chuyên gia được tín nhiệm... vì thế nhà đầu tư phải giả định: tổ chức của người nước ngoài có thông tin và khả năng phân tích, nghe theo họ ít nhất yên tâm hơn tự phân tích hay đọc báo.
Thứ hai, “người nước ngoài đầu tư nhiều hơn, có mất thì họ mất nhiều hơn nên họ phải lo hơn, nghe theo họ là đúng rồi”. Những lựa chọn của người nước ngoài cũng hiếm khi hời hợt mà thường có tính toán tỉ mỉ, và vì thế khi chưa có cái cột nào thì cứ tạm căn theo cột khối ngoại.
Người nước ngoài với khả năng phân tích tốt và nhiều vốn ở đây được ngầm hiểu là nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Tuy nhiên, với nguồn vốn tích tụ lớn, khả năng thực hiện đầu tư không kém cạnh và năng lực phân tích ngày càng cải thiện, các tổ chức trong nước cũng dần tham gia vào nhóm “trong tầm ngắm” của thị trường. Nhà đầu tư tổ chức nói chung thực sự là một lực lượng lớn mạnh và có ảnh hưởng trực tiếp tới xu thế thị trường.
Ví dụ như FPT, đến 30/1/2008, tính thêm cả tổ chức trong nước thì các nhà đầu tư tổ chức chiếm trên 30% cổ phần của tập đoàn này, đây là mức khá lớn. Cá biệt nhiều công ty đại chúng, tính cả nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước (không tính tổ chức đầu tư là sáng lập viên), mức sở hữu này lên đến 50% hoặc hơn.
Nhiều tổ chức, lợi hay hại?
Không ít chủ doanh nghiệp thốt lên: “Quỹ đầu tư hả, ngán lắm!” Những lời nói “từ trái tim” này là kết quả những ngày tháng theo họ là “đau đớn” khi làm việc với những người “đồng sở hữu” khó tính. Có vẻ như sau khi nhà đầu tư đổ tiền vào thì họ quay ra làm tình làm tội doanh nghiệp.
Thực tế không hẳn như vậy. Với cổ đông là nhà đầu tư tổ chức, bên cạnh lượng vốn đầu tư đưa vào doanh nghiệp, họ âm thầm mang tới vài điểm lợi cho doanh nghiệp và cổ phiếu:
Thứ nhất, nhà đầu tư tổ chức giúp giải quyết tình trạng thông tin bất cân xứng và lựa chọn đối nghịch. Tình trạng thông tin bất cân xứng làm nhà đầu tư (đa phần nhà đầu tư nhỏ) nghĩ rằng mình có ít thông tin hơn và có xu hướng hạ giá cổ phiếu xuống để giảm thiểu rủi ro mua đắt của mình.
Tình trạng này càng tệ thì những cổ phiếu tốt sẽ càng ít được bán ra vì người sở hữu nó không muốn bán lỗ, chỉ còn lại những cổ phiếu không tốt bằng, sẵn sàng giảm giá nhiều để bán được.
Việc thuyết phục nhà đầu tư rằng cổ phiếu đang dưới mức giá hợp lý do đó gặp nhiều khó khăn. Thực tế nhiều nhà đầu tư bỏ cọc Vietcombank, Sabeco hay Habeco, một phần lý do có thể viện vì hết tiền, một phần khác, có thể có nhiều người cảm thấy việc mất phần cọc vẫn rẻ hơn rủi ro phải mua toàn bộ với giá quá cao.
Vấn đề là thiếu công bằng thông tin và thị trường thậm chí có thể rối loạn khi có sự bất cân xứng này. Tuy nhiên khi có nhà đầu tư tổ chức, mọi việc dường như dễ dàng hơn. Dù mức giá giao dịch có hoặc không công bố thì với sự tham gia của một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, doanh nghiệp sẽ như có một “mác bảo hành” thông tin tốt, sức khỏe tài chính tốt. Nhà đầu tư sẽ bớt đi nỗi lo về “lựa chọn đối nghịch” của mình.
Thứ hai, mối liên hệ giữa nhà đầu tư tổ chức và tính thanh khoản. Trực tiếp bằng cách thực hiện giao dịch, với khối lượng giao dịch thường lớn, nhà đầu tư tổ chức sẽ giúp tăng cường tính thanh khoản của cổ phiếu. Một cách gián tiếp, cổ phiếu có nhiều nhà đầu tư tổ chức nắm giữ thường có mức thanh khoản cao hơn so với cổ phiếu mà họ không quan tâm.
Lý do đơn giản vì hầu hết nhà đầu tư tổ chức đều phải cơ cấu liên tục với danh mục của mình, đảm bảo hiệu quả về sinh lời và an toàn trước rủi ro biến động giá. Ngoại trừ những lý do khách quan không thể tính vào hệ số beta thì nhà đầu tư tổ chức luôn có xu hướng lựa chọn cổ phiếu có tính thanh khoản khá trở lên. Không ai muốn ở vào tình trạng “thừa tài sản, thiếu tiền.”
Cuối cùng, nhà đầu tư tổ chức giúp tăng cường vấn đề quản trị xung đột lợi ích trong công ty. Đây là lý do căn bản khiến nhiều chủ doanh nghiệp than về quỹ. Phía quỹ cũng không khá hơn, họ nhiều khi cũng đành than ngược lại: “Ôi doanh nghiệp!”.
Cái lý chắc chắn không có chân để chạy từ doanh nghiệp sang quỹ. Dù hai phía có than thế nào thì cuối cùng rồi sẽ quy về một điểm, doanh nghiệp kêu quỹ khó tính, quỹ kêu doanh nghiệp làm ăn chưa theo chuẩn.
Nhưng sự xung đột này là cần thiết để phía quỹ hiểu hơn doanh nghiệp. Và doanh nghiệp, để thực sự bền vững, cần nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc của quản trị xung đột lợi ích trong công ty, nếu không một lúc nào đó chính những sự lờ đi các chuẩn mực này sẽ mang đến những mầm hại khôn lường, mà những Enron hay Worldcom hùng mạnh của Mỹ đã không thể cưỡng lại.
Việc nhà đầu tư bỏ về ở Tường An hay việc đại diện quỹ đứng lên chỉ trích ở phiên tòa Điện Quang là những tín hiệu đầu tiên của việc không tuân thủ các quy tắc quản trị xung đột lợi ích. Không xét việc nhà đầu tư tổ chức có quá đáng hay không, nhưng với sức ép từ họ, tự doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh để hoạt động thông tin, quản trị và quản trị xung đột lợi ích trong công ty nói chung theo đúng chuẩn cần thiết.
Truyền thông và làm tốt công tác quan hệ nhà đầu tư
Dù còn nhiều tâm tư, thì việc có nhà đầu tư tổ chức trong cơ cấu cổ đông vẫn rất có lợi nếu biết cách cân bằng. Phương pháp cân bằng ở đây là công tác “quan hệ nhà đầu tư” - một hoạt động mới được quan tâm và nhắc đến nhiều trong khoảng một năm đổ lại đây, nhưng chưa phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt, và cũng chưa có hình mẫu chuẩn cho công việc giàu cảm xúc mà cũng không ít yêu cầu chuyên môn này.
Số ít doanh nghiệp giải quyết vấn đề này qua việc cắt cử người hoặc tự bản thân người chủ phải biết cách tạo dựng và duy trì tốt kênh truyền thông, trao đổi liên tục với những cổ đông khó tính. Việc Công ty Giấy Sài Gòn nhận được đồng thuận không chi trả cổ tức từ các quỹ là kết quả của quá trình dài liên tục chăm sóc và đảm bảo minh bạch thông tin với nhóm các cổ đông tổ chức của mình.
FPT, với 30% là cổ đông tổ chức, cũng hiện thực hóa công tác chăm sóc này bằng việc ra đời ban quan hệ cổ đông của FPT. Vị phó ban này chia sẻ: việc xây một cơ chế để gắn chặt hay kiểm soát với cổ đông tổ chức, đặc biệt là tổ chức nước ngoài là không dễ. Các nhà đầu tư tổ chức giúp phản ánh tốt giá trị công ty, chúng tôi cũng nhận được rất nhiều lời cố vấn về mặt quản trị từ các cổ đông này.
Mối quan hệ tốt đẹp và những hỗ trợ về vốn, quản trị mà FPT có được với cổ đông tổ chức là kết quả từ những nỗ lực liên tục sử dụng các biện pháp chính thống và không chính thống, chủ động để đảm bảo họ hiểu, thông cảm và chia sẻ với tình hình hiện tại và ủng hộ định hướng toàn tập đoàn.
Một giải pháp khác được nhiều doanh nghiệp áp dụng là tận dụng tối đa sức mạnh của website qua các phần thông tin chăm sóc cổ đông hoặc qua các báo cáo định kỳ và báo cáo thường niên. Khoản đầu tư vào các hoạt động này không lớn nhưng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ. Cung cấp thông tin đầy đủ vừa là trách nhiệm nhưng cũng là nguồn lợi cho doanh nghiệp.