Có hiệp hội, giá xăng dầu sẽ minh bạch hơn?
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam vừa được thành lập với mục tiêu là cầu nối giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (Vinpa) vừa chính thức được thành lập với mục tiêu là cầu nối và tạo sự đồng thuận giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Theo đó, hội viên của Hiệp hội bao gồm các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực hoặc liên quan đến ngành xăng dầu; các nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm, công dân tự nguyện làm đơn xin gia nhập hội.
Ngoài nhiệm vụ làm đầu mối liên hệ cho hội viên trong việc nghiên cứu, tổng hợp ý kiến của các hội viên để tham gia kiến nghị với các cơ quan nhà nước về chủ trương chính sách liên quan đến lĩnh vực xăng dầu, Hiệp hội phải tổ chức tuyên truyền về chủ trương điều hành giá cả xăng dầu của Chính phủ, bộ, ngành để tạo đồng thuận trong xã hội và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...
Các thành viên Vinpa sẽ tham gia vào hoạch định cơ chế chính sách trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Đồng thời, tham gia với các bộ ngành, địa phương trong công tác quy hoạch, thiết lập hệ thống kho bãi, cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn cả nước.
Bên cạnh đó, Vinpa sẽ tham gia với các cơ quan chức năng trong công tác đảm bảo chất lượng xăng dầu theo tiêu chuẩn quốc gia, chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu và kinh doanh xăng dầu tái xuất…
Hiệp hội đã bầu ông Phan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại làm Chủ tịch Vinpa. Đại hội cũng đã bầu ban chấp hành gồm 29 thành viên, 9 phó chủ tịch và một Tổng Thư ký Hiệp hội.
Trao đổi với báo chí tại đại hội thành lập Vinpa sáng 13/3, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho hay, việc ra đời của Vinpa trong thời gian tới không những sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp mà sẽ góp phần hỗ trợ và giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về những cơ chế, quy định trong quản lý xăng dầu hiện nay.
Theo ông Bảo, sở dĩ dư luận hay đặt câu hỏi minh bạch về giá xăng dầu là do giá trong nước phải phụ thuộc vào giá thế giới, trong khi giá này lại không hề minh bạch. Hiện không có cung cầu nào tác động đến giá thế giới để ngay ngày hôm sau, mức giá này biến động lên xuống một vài USD nhanh như vậy. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, xăng dầu trong nước phải mua theo giá thế giới và Việt Nam “phải chấp nhận cuộc chơi quốc tế”.
“Xăng dầu trong nước bị cuốn theo thứ chúng ta không đánh giá và phân tích được chính là giá thế giới. Còn thực chất, giá xăng dầu hiện nay là minh bạch nhất”, ông Bảo nói.
Theo đó, hội viên của Hiệp hội bao gồm các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực hoặc liên quan đến ngành xăng dầu; các nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm, công dân tự nguyện làm đơn xin gia nhập hội.
Ngoài nhiệm vụ làm đầu mối liên hệ cho hội viên trong việc nghiên cứu, tổng hợp ý kiến của các hội viên để tham gia kiến nghị với các cơ quan nhà nước về chủ trương chính sách liên quan đến lĩnh vực xăng dầu, Hiệp hội phải tổ chức tuyên truyền về chủ trương điều hành giá cả xăng dầu của Chính phủ, bộ, ngành để tạo đồng thuận trong xã hội và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...
Các thành viên Vinpa sẽ tham gia vào hoạch định cơ chế chính sách trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Đồng thời, tham gia với các bộ ngành, địa phương trong công tác quy hoạch, thiết lập hệ thống kho bãi, cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn cả nước.
Bên cạnh đó, Vinpa sẽ tham gia với các cơ quan chức năng trong công tác đảm bảo chất lượng xăng dầu theo tiêu chuẩn quốc gia, chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu và kinh doanh xăng dầu tái xuất…
Hiệp hội đã bầu ông Phan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại làm Chủ tịch Vinpa. Đại hội cũng đã bầu ban chấp hành gồm 29 thành viên, 9 phó chủ tịch và một Tổng Thư ký Hiệp hội.
Trao đổi với báo chí tại đại hội thành lập Vinpa sáng 13/3, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho hay, việc ra đời của Vinpa trong thời gian tới không những sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp mà sẽ góp phần hỗ trợ và giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về những cơ chế, quy định trong quản lý xăng dầu hiện nay.
Theo ông Bảo, sở dĩ dư luận hay đặt câu hỏi minh bạch về giá xăng dầu là do giá trong nước phải phụ thuộc vào giá thế giới, trong khi giá này lại không hề minh bạch. Hiện không có cung cầu nào tác động đến giá thế giới để ngay ngày hôm sau, mức giá này biến động lên xuống một vài USD nhanh như vậy. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, xăng dầu trong nước phải mua theo giá thế giới và Việt Nam “phải chấp nhận cuộc chơi quốc tế”.
“Xăng dầu trong nước bị cuốn theo thứ chúng ta không đánh giá và phân tích được chính là giá thế giới. Còn thực chất, giá xăng dầu hiện nay là minh bạch nhất”, ông Bảo nói.