Cơ hội 2012 và đôi câu đối của ông tiến sỹ
“Tôi đến hội thảo với tâm trạng buồn, bởi câu hỏi đặt ra tại hội thảo là cơ hội 2012 là gì thì tôi nghĩ không ra”
“Tôi đến hội thảo với tâm trạng buồn, bởi câu hỏi đặt ra tại hội thảo là cơ hội 2012 là gì thì tôi nghĩ không ra. Nhưng, sau bài phát biểu rất hay của anh Tuyển, tôi có vui lên một tí”.
TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia không giấu tâm trạng của mình khi đăng đàn tại hội thảo “Kịch bản kinh tế Việt Nam 2012: Đâu là cơ hội?”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức tại Tp.HCM sáng 9/12.
Các doanh nghiệp vẫn đầy lo lắng, các chuyên gia không nhiều lạc quan, song có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho những quan tâm, bàn luận tại hội thảo thêm phần thời sự, vào thời điểm một năm đầy sóng gió của nền kinh tế trong nước và thế giới sắp sửa khép lại.
Được phân tích nhiều chiều trong phát biểu của tất cả các diễn giả là những bất ổn của nền kinh tế năm 2011, song đó không đơn thuần là con số lạm phát hay lãi suất cao chót vót, mà quan trọng hơn, là tác động của nó đến con đường phía trước của doanh nghiệp.
Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, vị chuyên gia rất gần gũi với người đứng đầu Chính phủ, ông Trương Đình Tuyển hơn một lần nhấn mạnh đến thông điệp chính sách với tư tưởng chung là giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.
Thông điệp này không chỉ được thể hiện tại phát biểu của Thủ tướng trước Quốc hội tại kỳ họp thứ hai vừa qua mà còn ở các hành động cụ thể như giảm tỷ lệ huy động vào ngân sách hay giãn, giảm, miễn thuế cho doanh nghiệp…, ông Tuyển nói.
Phân tích cụ thể hơn về cơ hội, ông Tuyển nhấn mạnh, cho dù không mong muốn song khi Thái Lan còn khó khăn do hậu quả nghiêm trọng của lũ lụt thì các doanh nghiệp Việt cần tìm mọi khả năng tăng xuất khẩu các mặt hàng có thể thay thế Thái Lan.
Dù có vui lên sau khi “chớp” được vài điểm sáng từ “bức tranh” toàn cảnh về nền kinh tế được ông Tuyển phác thảo, song TS. Lê Xuân Nghĩa vẫn chia sẻ tâm trạng qua đôi câu đối “đón xuân” của ông: “Hàng ế chất chồng chờ tết đến. Nợ đòi réo rắt đón xuân sang”.
Hội thảo vỡ òa tiếng cười, song ông Nghĩa vẫn giọng trầm buồn. Khi, biến động lãi suất tỷ giá khiến cho doanh nghiệp không biết đường nào mà lần, lượng doanh nghiệp giải thể nhiều hơn cả số thành lập mới.
Tuy nhiên, nhìn về phía trước, vị chuyên gia tài chính này cũng đồng tình với “ông WTO” Trương Đình Tuyển là Chính phủ đã thấy được khó khăn của doanh nghiệp và quan tâm hơn đến việc điều chỉnh chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp.
Mặc dù theo tính toán của các chuyên gia quốc tế thì GDP tiềm năng của Việt Nam “ngày càng tồi tệ”, song ông Nghĩa hy vọng rằng, 2012 sẽ là năm giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp.
Dành nhiều thời gian để đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp, TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đưa đến khá nhiều thông điệp về cả thách thức và cơ hội của các doanh nghiệp khi quá trình tái cấu trúc nền kinh tế đã bắt đầu được khởi động.
Ở kế hoạch 2012, ông Lịch nói rằng, có nhiều cơ sở để các doanh nghiệp có thể xây dựng phương án kinh doanh với CPI ở mức một con số...
Ông Lịch cũng cho biết, tăng trưởng tín dụng năm 2012 sẽ cao hơn dự kiến 12% của năm nay sẽ là một tín hiệu trong điều hành của Chính phủ và có thể gỡ dần một số tảng băng hiện nay đang đóng, giảm dần khó khăn cho doanh nghiệp.
Vị chuyên gia kinh tế này cũng hy vọng những tín hiệu tích cực từ điều hành của Chính phủ sẽ rõ hơn để doanh nghiệp nhìn chính sách nhà nước giống như con tàu theo tín hiệu của hoa tiêu. "Hiện nay sao hoa tiêu dẫn đường "lùng bùng" quá, khiến cho con tàu quay tới quay lui, tin rằng năm tới hoa tiêu rõ ràng hơn để doanh nghiệp biết cách làm ăn", ông Lịch chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Lịch cũng nhắn nhủ rằng, doanh nghiệp phải tự cứu mình, không mưu sự thì không bao giờ thành sự.
Trả lời câu hỏi của doanh nghiệp tham dự hội thảo về lộ trình giảm lãi suất, đại biểu Lịch nhắc lại là tại diễn đàn Quốc hội vừa qua, ông đã chất vấn Thống đốc rằng năm 2012, Quốc hội quyết định CPI dưới 10%, được hiểu rằng lạm phát kỳ vọng ở mức dưới 10%, như vậy chính sách tín dụng có duy trì huy động dương hay không, dương cỡ nào và biên độ giữa huy động và cho vay ở mức nào, nếu trả lời câu hỏi đó thì doanh nghiệp sẽ biết lãi suất sẽ theo hướng nào, nhưng Thống đốc đã không trả lời.
Không thể trả lời thay Thống đốc, song ông Lịch cho rằng, nếu lạm phát kỳ vọng 10% thì không có lý do gì mà không kéo lãi suất huy động xuống, từ đó giảm lãi suất cho vay.
Cũng liên quan đến vốn cho doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng thời điểm hiện nay chưa phù hợp để nới chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp có độ tín nhiệm cao, ngân hàng vẫn có thể cho vay với mức lãi suất thấp hơn.
TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia không giấu tâm trạng của mình khi đăng đàn tại hội thảo “Kịch bản kinh tế Việt Nam 2012: Đâu là cơ hội?”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức tại Tp.HCM sáng 9/12.
Các doanh nghiệp vẫn đầy lo lắng, các chuyên gia không nhiều lạc quan, song có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho những quan tâm, bàn luận tại hội thảo thêm phần thời sự, vào thời điểm một năm đầy sóng gió của nền kinh tế trong nước và thế giới sắp sửa khép lại.
Được phân tích nhiều chiều trong phát biểu của tất cả các diễn giả là những bất ổn của nền kinh tế năm 2011, song đó không đơn thuần là con số lạm phát hay lãi suất cao chót vót, mà quan trọng hơn, là tác động của nó đến con đường phía trước của doanh nghiệp.
Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, vị chuyên gia rất gần gũi với người đứng đầu Chính phủ, ông Trương Đình Tuyển hơn một lần nhấn mạnh đến thông điệp chính sách với tư tưởng chung là giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.
Thông điệp này không chỉ được thể hiện tại phát biểu của Thủ tướng trước Quốc hội tại kỳ họp thứ hai vừa qua mà còn ở các hành động cụ thể như giảm tỷ lệ huy động vào ngân sách hay giãn, giảm, miễn thuế cho doanh nghiệp…, ông Tuyển nói.
Phân tích cụ thể hơn về cơ hội, ông Tuyển nhấn mạnh, cho dù không mong muốn song khi Thái Lan còn khó khăn do hậu quả nghiêm trọng của lũ lụt thì các doanh nghiệp Việt cần tìm mọi khả năng tăng xuất khẩu các mặt hàng có thể thay thế Thái Lan.
Dù có vui lên sau khi “chớp” được vài điểm sáng từ “bức tranh” toàn cảnh về nền kinh tế được ông Tuyển phác thảo, song TS. Lê Xuân Nghĩa vẫn chia sẻ tâm trạng qua đôi câu đối “đón xuân” của ông: “Hàng ế chất chồng chờ tết đến. Nợ đòi réo rắt đón xuân sang”.
Hội thảo vỡ òa tiếng cười, song ông Nghĩa vẫn giọng trầm buồn. Khi, biến động lãi suất tỷ giá khiến cho doanh nghiệp không biết đường nào mà lần, lượng doanh nghiệp giải thể nhiều hơn cả số thành lập mới.
Tuy nhiên, nhìn về phía trước, vị chuyên gia tài chính này cũng đồng tình với “ông WTO” Trương Đình Tuyển là Chính phủ đã thấy được khó khăn của doanh nghiệp và quan tâm hơn đến việc điều chỉnh chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp.
Mặc dù theo tính toán của các chuyên gia quốc tế thì GDP tiềm năng của Việt Nam “ngày càng tồi tệ”, song ông Nghĩa hy vọng rằng, 2012 sẽ là năm giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp.
Dành nhiều thời gian để đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp, TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đưa đến khá nhiều thông điệp về cả thách thức và cơ hội của các doanh nghiệp khi quá trình tái cấu trúc nền kinh tế đã bắt đầu được khởi động.
Ở kế hoạch 2012, ông Lịch nói rằng, có nhiều cơ sở để các doanh nghiệp có thể xây dựng phương án kinh doanh với CPI ở mức một con số...
Ông Lịch cũng cho biết, tăng trưởng tín dụng năm 2012 sẽ cao hơn dự kiến 12% của năm nay sẽ là một tín hiệu trong điều hành của Chính phủ và có thể gỡ dần một số tảng băng hiện nay đang đóng, giảm dần khó khăn cho doanh nghiệp.
Vị chuyên gia kinh tế này cũng hy vọng những tín hiệu tích cực từ điều hành của Chính phủ sẽ rõ hơn để doanh nghiệp nhìn chính sách nhà nước giống như con tàu theo tín hiệu của hoa tiêu. "Hiện nay sao hoa tiêu dẫn đường "lùng bùng" quá, khiến cho con tàu quay tới quay lui, tin rằng năm tới hoa tiêu rõ ràng hơn để doanh nghiệp biết cách làm ăn", ông Lịch chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Lịch cũng nhắn nhủ rằng, doanh nghiệp phải tự cứu mình, không mưu sự thì không bao giờ thành sự.
Trả lời câu hỏi của doanh nghiệp tham dự hội thảo về lộ trình giảm lãi suất, đại biểu Lịch nhắc lại là tại diễn đàn Quốc hội vừa qua, ông đã chất vấn Thống đốc rằng năm 2012, Quốc hội quyết định CPI dưới 10%, được hiểu rằng lạm phát kỳ vọng ở mức dưới 10%, như vậy chính sách tín dụng có duy trì huy động dương hay không, dương cỡ nào và biên độ giữa huy động và cho vay ở mức nào, nếu trả lời câu hỏi đó thì doanh nghiệp sẽ biết lãi suất sẽ theo hướng nào, nhưng Thống đốc đã không trả lời.
Không thể trả lời thay Thống đốc, song ông Lịch cho rằng, nếu lạm phát kỳ vọng 10% thì không có lý do gì mà không kéo lãi suất huy động xuống, từ đó giảm lãi suất cho vay.
Cũng liên quan đến vốn cho doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng thời điểm hiện nay chưa phù hợp để nới chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp có độ tín nhiệm cao, ngân hàng vẫn có thể cho vay với mức lãi suất thấp hơn.