“Cơ hội giảm giá xăng là rất khó!”
Ông Võ Văn Quyền, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, nhận định về xu hướng giá xăng trong nước thời gian tới
Ông Võ Văn Quyền, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, nhận định về xu hướng giá xăng trong nước thời gian tới.
Nếu giá dầu thế giới giảm xuống thấp, giá xăng trong nước sẽ tiếp tục giảm hay sẽ tăng thuế thưa ông?
Đối với mặt hàng xăng dầu, nguyên tắc điều hành của Nhà nước là điều hành theo cơ chế thị trường nhưng Nhà nước quản lý, đảm bảo đủ lợi nhuận để bù đắp chi phí hoạt động, bù đắp lỗ do phải thực hiện mục tiêu chung của nền kinh tế.
Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã nghiên cứu và tham vấn các hãng dầu lớn thế giới, và đều dự báo theo kịch bản là giá dầu thế giới sẽ tiếp tục giảm. Cũng có nguồn tin đáng tin cậy dự báo sẽ xuống đến 80 USD/thùng.
Tuy nhiên, câu chuyện thị trường luôn luôn khó lường trước, với những biến động như bất ổn chính trị, thiên tai... có thể sẽ trở lại.
Thuế nhập khẩu xăng dầu đã được tăng từ 0% lên 5%. Thuế nhập khẩu xăng dầu không chỉ góp phần tăng thu cho ngân sách mà còn có tác dụng điều tiết thị trường. Với mức giá cuối tháng 8 và đầu tháng 9, mức thuế nhập khẩu 5% là hợp lý.
Bởi vì, với mức thuế cao hơn, chênh lệch giá bán và chi phí sẽ sát vào nhau, nhiều doanh nghiệp có thể gặp khó khăn. Nếu giá thế giới hạ xuống, giá bán lẻ trong nước cũng hạ xuống mức thấp hơn giá của các nước láng giềng, tình trạng buôn lậu sẽ xảy ra.
Như vậy, câu chuyện về giá xăng dầu phải được cân đối, xem xét từ rất nhiều yếu tố: tiêu dùng, mức chịu đựng của nền kinh tế, xu hướng giá thế giới, thực trạng của các doanh nghiệp về lượng tồn kho và sức khỏe tài chính, chống buôn lậu, xét cả ngắn hạn và dài hạn.
Nguyên tắc chung cho bài toán này vẫn là đảm bảo lợi ích ba bên Nhà nước - Doanh nghiệp - Tiêu dùng. Tính toán đến sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng rất quan trọng. Đấy lại là những yếu tố luôn luôn khả biến.
Nếu giá dầu thế giới xuống sâu nữa, bài toán tăng thuế hay giảm giá xăng có thể được tính toán đến. Tuy nhiên, xét trên điều kiện hiện tại, cơ hội giảm giá xăng là rất khó.
Quyết định giảm giá dầu diesel và thực hiện cơ chế thị trường vào thời điểm này liệu có thích hợp không, thưa ông?
Quyết định giảm giá dầu vào thời điểm này là thích hợp. 100% sản phẩm dầu mỏ tiêu thụ ở Việt Nam đều qua nhập khẩu, vì vậy, những biến động tăng giảm của thị trường dầu mỏ thế giới có tác động trực tiếp đến thị trường trong nước.
Từ cuối tháng 7, đầu tháng 8, xu hướng giảm giá của thị trường dầu thế giới đã khá rõ nét. Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô trong nước cũng bắt đầu có tín hiệu tốt. Đây là những điều kiện trong nước và quốc tế thuận lợi cho việc thực hiện công tác điều hành thị trường xăng dầu trong nước theo cơ chế thị trường.
Việc giảm giá dầu lần này có gặp khó khăn gì và cơ chế tính toán bù lỗ cho doanh nghiệp sẽ được thực hiện như thế nào?
Bên cạnh một số điều kiện thuận lợi, việc giảm giá dầu vào thời điểm này vẫn có một số khó khăn. Đó là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong những tháng đầu năm thua lỗ khá cao.
Trong đó, Nhà nước bù lỗ cho kinh doanh dầu, nhưng lỗ do kinh doanh mặt hàng xăng lại không được bù lỗ và doanh nghiệp phải tự gánh vác từ năm 2004.
7 tháng đầu năm nay, vì mục tiêu chung của nền kinh tế nên việc tăng và giảm giá xăng trong thời gian này không thực hiện theo biến động của thị trường, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị lỗ khá nặng trong thời gian này.
Cũng trong thời gian đó, Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo lượng dự trữ xăng dầu rất lớn, nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế xã hội. Vì vậy, khi giá thế giới bắt đầu quay đầu giảm, lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp là rất lớn với giá vốn tồn kho cao hơn mặt bằng giá thế giới và giá bán hiện nay.
Tính đến hết tháng 7, số tiền doanh nghiệp chịu lỗ từ xăng đã lên đến 3.000 tỷ đồng. Các khoản lỗ về xăng không được Nhà nước bù lỗ nhưng được tạm ứng vì hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang rất thiếu vốn. Số tiền này sẽ được trả lại dần cho ngân sách Nhà nước. Các khoản lỗ về dầu tiếp tục được Nhà nước bù lỗ bằng ngân sách trước thời điểm thị trường hóa.
Nếu giữ giá bán hiện nay, đối với xăng, nhiều doanh nghiệp đã hòa vốn và bắt đầu có lãi, cũng có đơn vị lỗ nhưng lỗ không đáng kể. Mặt hàng dầu hỏa cũng tạm ổn, mặt hàng dầu mazut là bắt đầu giảm lỗ. Mặt hàng dầu diesel giá vốn tồn kho khá cao so với giá bán hiện nay.
Cơ chế điều hành cũng cho phép đến hết năm 2008 bắt đầu tính toán lại. Các lô hàng nhập sau ngày 16/9 sẽ trích dần ra, tính trên cơ sở tạm ứng về khoản lãi để nộp dần vào. Cuối năm sẽ quyết toán các khoản lãi lỗ. Doanh nghiệp nào tiếp tục lỗ sẽ được khoanh lỗ và chuyển vào đầu năm 2009.
Nếu giá dầu thế giới giảm xuống thấp, giá xăng trong nước sẽ tiếp tục giảm hay sẽ tăng thuế thưa ông?
Đối với mặt hàng xăng dầu, nguyên tắc điều hành của Nhà nước là điều hành theo cơ chế thị trường nhưng Nhà nước quản lý, đảm bảo đủ lợi nhuận để bù đắp chi phí hoạt động, bù đắp lỗ do phải thực hiện mục tiêu chung của nền kinh tế.
Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã nghiên cứu và tham vấn các hãng dầu lớn thế giới, và đều dự báo theo kịch bản là giá dầu thế giới sẽ tiếp tục giảm. Cũng có nguồn tin đáng tin cậy dự báo sẽ xuống đến 80 USD/thùng.
Tuy nhiên, câu chuyện thị trường luôn luôn khó lường trước, với những biến động như bất ổn chính trị, thiên tai... có thể sẽ trở lại.
Thuế nhập khẩu xăng dầu đã được tăng từ 0% lên 5%. Thuế nhập khẩu xăng dầu không chỉ góp phần tăng thu cho ngân sách mà còn có tác dụng điều tiết thị trường. Với mức giá cuối tháng 8 và đầu tháng 9, mức thuế nhập khẩu 5% là hợp lý.
Bởi vì, với mức thuế cao hơn, chênh lệch giá bán và chi phí sẽ sát vào nhau, nhiều doanh nghiệp có thể gặp khó khăn. Nếu giá thế giới hạ xuống, giá bán lẻ trong nước cũng hạ xuống mức thấp hơn giá của các nước láng giềng, tình trạng buôn lậu sẽ xảy ra.
Như vậy, câu chuyện về giá xăng dầu phải được cân đối, xem xét từ rất nhiều yếu tố: tiêu dùng, mức chịu đựng của nền kinh tế, xu hướng giá thế giới, thực trạng của các doanh nghiệp về lượng tồn kho và sức khỏe tài chính, chống buôn lậu, xét cả ngắn hạn và dài hạn.
Nguyên tắc chung cho bài toán này vẫn là đảm bảo lợi ích ba bên Nhà nước - Doanh nghiệp - Tiêu dùng. Tính toán đến sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng rất quan trọng. Đấy lại là những yếu tố luôn luôn khả biến.
Nếu giá dầu thế giới xuống sâu nữa, bài toán tăng thuế hay giảm giá xăng có thể được tính toán đến. Tuy nhiên, xét trên điều kiện hiện tại, cơ hội giảm giá xăng là rất khó.
Quyết định giảm giá dầu diesel và thực hiện cơ chế thị trường vào thời điểm này liệu có thích hợp không, thưa ông?
Quyết định giảm giá dầu vào thời điểm này là thích hợp. 100% sản phẩm dầu mỏ tiêu thụ ở Việt Nam đều qua nhập khẩu, vì vậy, những biến động tăng giảm của thị trường dầu mỏ thế giới có tác động trực tiếp đến thị trường trong nước.
Từ cuối tháng 7, đầu tháng 8, xu hướng giảm giá của thị trường dầu thế giới đã khá rõ nét. Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô trong nước cũng bắt đầu có tín hiệu tốt. Đây là những điều kiện trong nước và quốc tế thuận lợi cho việc thực hiện công tác điều hành thị trường xăng dầu trong nước theo cơ chế thị trường.
Việc giảm giá dầu lần này có gặp khó khăn gì và cơ chế tính toán bù lỗ cho doanh nghiệp sẽ được thực hiện như thế nào?
Bên cạnh một số điều kiện thuận lợi, việc giảm giá dầu vào thời điểm này vẫn có một số khó khăn. Đó là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong những tháng đầu năm thua lỗ khá cao.
Trong đó, Nhà nước bù lỗ cho kinh doanh dầu, nhưng lỗ do kinh doanh mặt hàng xăng lại không được bù lỗ và doanh nghiệp phải tự gánh vác từ năm 2004.
7 tháng đầu năm nay, vì mục tiêu chung của nền kinh tế nên việc tăng và giảm giá xăng trong thời gian này không thực hiện theo biến động của thị trường, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị lỗ khá nặng trong thời gian này.
Cũng trong thời gian đó, Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo lượng dự trữ xăng dầu rất lớn, nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế xã hội. Vì vậy, khi giá thế giới bắt đầu quay đầu giảm, lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp là rất lớn với giá vốn tồn kho cao hơn mặt bằng giá thế giới và giá bán hiện nay.
Tính đến hết tháng 7, số tiền doanh nghiệp chịu lỗ từ xăng đã lên đến 3.000 tỷ đồng. Các khoản lỗ về xăng không được Nhà nước bù lỗ nhưng được tạm ứng vì hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang rất thiếu vốn. Số tiền này sẽ được trả lại dần cho ngân sách Nhà nước. Các khoản lỗ về dầu tiếp tục được Nhà nước bù lỗ bằng ngân sách trước thời điểm thị trường hóa.
Nếu giữ giá bán hiện nay, đối với xăng, nhiều doanh nghiệp đã hòa vốn và bắt đầu có lãi, cũng có đơn vị lỗ nhưng lỗ không đáng kể. Mặt hàng dầu hỏa cũng tạm ổn, mặt hàng dầu mazut là bắt đầu giảm lỗ. Mặt hàng dầu diesel giá vốn tồn kho khá cao so với giá bán hiện nay.
Cơ chế điều hành cũng cho phép đến hết năm 2008 bắt đầu tính toán lại. Các lô hàng nhập sau ngày 16/9 sẽ trích dần ra, tính trên cơ sở tạm ứng về khoản lãi để nộp dần vào. Cuối năm sẽ quyết toán các khoản lãi lỗ. Doanh nghiệp nào tiếp tục lỗ sẽ được khoanh lỗ và chuyển vào đầu năm 2009.