Có nên có thêm gói kích cầu?
Quan điểm của Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam về việc có nên có thêm gói kích cầu
Một số thành viên trong Hội đồng Tư vấn tiền tệ Quốc gia vừa có kiến nghị Chính phủ nên có thêm một gói kích cầu nữa khi gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn kết thúc vào ngày 31/12/2009.
Về vấn đề này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Ayumi Konishi, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam.
Ông đánh giá như thế nào về chính sách và hiệu quả gói kích cầu vừa qua của Việt Nam?
Trước hết, hãy nhìn vào tình hình kinh tế hiện tại ở Việt Nam, đặc biệt là trong tương quan so sánh với những gì đang diễn ra ở các nước khác. Công bằng mà nói, tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam là ít nghiêm trọng hơn rất nhiều so với ở một số quốc gia khác.
Từ đó, có thể nhận định rằng, gói kích thích kinh tế mà Chính phủ Việt Nam đang áp dụng có hiệu quả tương đối tốt và Chính phủ Việt Nam đã phản ứng rất tốt với suy thoái kinh tế thế giới.
Có thể có những ý kiến khác nhau về các biện pháp được áp dụng trong gói kích cầu của Việt Nam nhưng tôi cho rằng, đánh giá công bằng nhất ở đây là nhìn chung, Việt Nam đã có một gói kích thích kinh tế có hiệu quả.
Hội đồng Tư vấn tiền tệ Quốc gia kiến nghị Chính phủ nên có thêm một gói hỗ trợ lãi suất nữa khi gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn kết thúc vào ngày 31/12/2009, vậy theo ông, Việt Nam có nên có gói kích cầu tiếp theo hay không?
Như tôi đã nói ở phần trên, gói kích cầu đầu tiên của Việt Nam là tốt. Tuy nhiên, bất kỳ phương thuốc nào cũng có những tác dụng phụ đối với cơ thể người, và trong trường hợp này, các biện pháp kích thích kinh tế cũng làm gia tăng những rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam.
Tôi cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đúng khi thể hiện sự lo ngại về sự gia tăng trở lại của lạm phát.
Ở thời điểm này, có thể thấy kinh tế thế giới đang dần hồi phục. Đồng nghĩa với việc giá cả các mặt hàng cơ bản sẽ tăng trở lại và điều này sẽ gây thêm áp lực lạm phát đối với kinh tế Việt Nam. Sự phục hồi kinh tế thế giới cũng có thể thúc đẩy nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng trở lại, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng lên, kéo theo rủi ro lạm phát lớn hơn.
Theo tôi, Chính phủ Việt Nam nên tiếp tục một số biện pháp kích thích đã có và trong quá trình đó cân nhắc xem có nên bổ sung thêm hay điều chỉnh gì không, tùy thuộc vào chuyển biến cụ thể của nền kinh tế.
Vấn đề rất quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ những diễn biến trong nền kinh tế, bao gồm cả kinh tế trong nước và kinh tế thế giới, lấy đó làm cơ sở cân nhắc để đưa ra quyết định về việc có hay không có thêm một gói kích cầu tiếp theo.
Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam nhận thấy sự phục hồi kinh tế thế giới diễn ra chậm chạp, thì việc đưa ra một gói kích cầu tiếp theo là điều nên làm.
Theo ông, nếu có gói kích cầu hỗ trợ lãi suất kế tiếp thì cần liều lượng như thế nào? Có nên hạ mức hỗ trợ lãi suất dưới 4% so với gói thứ nhất không?
Với sự thành công của gói kích cầu đầu tiên, sự hồi phục đã đến với một số ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, trong trường hợp Chính phủ Việt Nam đưa ra gói kích cầu tiếp theo, thì theo tôi, quy mô của gói kích cầu đó nên giảm đi nhiều so với gói kích cầu đầu tiên, và những mục tiêu hướng tới cũng cần trọng tâm hơn, đặc biệt là hỗ trợ những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sở dĩ cần thu hẹp gói kích cầu tiếp theo, nếu có, là để tránh sự gia tăng trở lại của lạm phát ở tốc độ cao như lo ngại của Ngân hàng Nhà nước, vì xét về bản chất, biện pháp hỗ trợ lãi suất làm gia tăng lượng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, qua đó kích thích kinh tế tăng trưởng.
Như chúng ta đã biết, chính sách tiền tệ luôn có độ trễ, có thể phải mất 12-18 tháng mới phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. Bởi vậy, trong trường hợp có thêm một gói kích cầu nữa, điều cần thiết mà Chính phủ Việt Nam cần làm là tiên liệu được những gì có thể xảy ra đối với nền kinh tế trong nước và thế giới trong năm 2010, mặc dù đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng.
Theo ông, cần tập trung gói kích cầu này vào những đối tượng như thế nào? Liệu có thể có những hệ lụy gì từ gói kích cầu này?
Như tôi đã nói ở trên, gói kích cầu tiếp theo, nếu có, nên chú trọng đối tượng những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tới thời điểm này, có thể nói Chính phủ Việt Nam đã thành công trong việc duy trì sự tồn tại của những doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ đã phải xoay sở nhiều cách, như vay tiền của người thân, để tồn tại.
Tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam nếu tung ra một gói kích cầu thứ hai sẽ thu hẹp đối tượng hưởng lợi hơn và sẽ quan tâm hơn tới các doanh nghiệp nhỏ.
Theo nhận định của ông, nếu thực hiện gói kích cầu tiếp theo, nền kinh kế Việt Nam sẽ có khả năng tiến triển như thế nào? Và nếu không có gói kích cầu kế tiếp đó thì liệu nền kinh tế có gặp những khó khăn gì không?
Ở đây tồn tại hai kịch bản. Trong trường hợp kinh tế thế giới hồi phục, xuất khẩu của Việt Nam và vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam sẽ tăng lên. Khi đó, sẽ là không cần tới, mà thực tế là tốt hơn không nên có, gói kích cầu tiếp theo.
Trong trường hợp kinh tế thế giới chưa hồi phục, hoặc có hồi phục nhưng sự hồi phục bị gián đoạn, một gói kích thích kinh tế nữa có thể là cần thiết. Nhưng như tôi đã nói, phương thuốc nào cũng có tác dụng phụ, và đó là điều phải chấp nhận.
Nếu gói kích cầu tiếp theo được triển khai, theo ông, cần những giải pháp gì để đạt hiệu quả cao nhất?
Tôi cho rằng, có hai vấn đề chính cần lưu ý. Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam cần tăng cường mạng lưới an sinh xã hội, các chế độ phúc lợi cho người dân. Mạng lưới an sinh của một quốc gia có thể là rất ổn trong điều kiện kinh tế tốt, nhưng khi xảy ra những khó khăn về kinh tế, hệ thống đó lại có thể trở thành không đầy đủ.
Đó là lý do tại sao Chính phủ Việt Nam cần tập trung tăng cường các chế độ phúc lợi để vững vàng hơn và có sự chuẩn bị sẵn sàng hơn cho những trường hợp xảy ra khó khăn về kinh tế.
Thứ hai, Chính phủ cần tăng cường năng lực thu thập và phân tích các dữ liệu, qua đó đưa ra những dự báo chuẩn xác hơn về những gì có thể sắp xảy ra. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng để có được biện pháp ứng phó phù hợp.
Về vấn đề này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Ayumi Konishi, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam.
Ông đánh giá như thế nào về chính sách và hiệu quả gói kích cầu vừa qua của Việt Nam?
Trước hết, hãy nhìn vào tình hình kinh tế hiện tại ở Việt Nam, đặc biệt là trong tương quan so sánh với những gì đang diễn ra ở các nước khác. Công bằng mà nói, tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam là ít nghiêm trọng hơn rất nhiều so với ở một số quốc gia khác.
Từ đó, có thể nhận định rằng, gói kích thích kinh tế mà Chính phủ Việt Nam đang áp dụng có hiệu quả tương đối tốt và Chính phủ Việt Nam đã phản ứng rất tốt với suy thoái kinh tế thế giới.
Có thể có những ý kiến khác nhau về các biện pháp được áp dụng trong gói kích cầu của Việt Nam nhưng tôi cho rằng, đánh giá công bằng nhất ở đây là nhìn chung, Việt Nam đã có một gói kích thích kinh tế có hiệu quả.
Hội đồng Tư vấn tiền tệ Quốc gia kiến nghị Chính phủ nên có thêm một gói hỗ trợ lãi suất nữa khi gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn kết thúc vào ngày 31/12/2009, vậy theo ông, Việt Nam có nên có gói kích cầu tiếp theo hay không?
Như tôi đã nói ở phần trên, gói kích cầu đầu tiên của Việt Nam là tốt. Tuy nhiên, bất kỳ phương thuốc nào cũng có những tác dụng phụ đối với cơ thể người, và trong trường hợp này, các biện pháp kích thích kinh tế cũng làm gia tăng những rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam.
Tôi cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đúng khi thể hiện sự lo ngại về sự gia tăng trở lại của lạm phát.
Ở thời điểm này, có thể thấy kinh tế thế giới đang dần hồi phục. Đồng nghĩa với việc giá cả các mặt hàng cơ bản sẽ tăng trở lại và điều này sẽ gây thêm áp lực lạm phát đối với kinh tế Việt Nam. Sự phục hồi kinh tế thế giới cũng có thể thúc đẩy nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng trở lại, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng lên, kéo theo rủi ro lạm phát lớn hơn.
Theo tôi, Chính phủ Việt Nam nên tiếp tục một số biện pháp kích thích đã có và trong quá trình đó cân nhắc xem có nên bổ sung thêm hay điều chỉnh gì không, tùy thuộc vào chuyển biến cụ thể của nền kinh tế.
Vấn đề rất quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ những diễn biến trong nền kinh tế, bao gồm cả kinh tế trong nước và kinh tế thế giới, lấy đó làm cơ sở cân nhắc để đưa ra quyết định về việc có hay không có thêm một gói kích cầu tiếp theo.
Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam nhận thấy sự phục hồi kinh tế thế giới diễn ra chậm chạp, thì việc đưa ra một gói kích cầu tiếp theo là điều nên làm.
Theo ông, nếu có gói kích cầu hỗ trợ lãi suất kế tiếp thì cần liều lượng như thế nào? Có nên hạ mức hỗ trợ lãi suất dưới 4% so với gói thứ nhất không?
Với sự thành công của gói kích cầu đầu tiên, sự hồi phục đã đến với một số ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, trong trường hợp Chính phủ Việt Nam đưa ra gói kích cầu tiếp theo, thì theo tôi, quy mô của gói kích cầu đó nên giảm đi nhiều so với gói kích cầu đầu tiên, và những mục tiêu hướng tới cũng cần trọng tâm hơn, đặc biệt là hỗ trợ những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sở dĩ cần thu hẹp gói kích cầu tiếp theo, nếu có, là để tránh sự gia tăng trở lại của lạm phát ở tốc độ cao như lo ngại của Ngân hàng Nhà nước, vì xét về bản chất, biện pháp hỗ trợ lãi suất làm gia tăng lượng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, qua đó kích thích kinh tế tăng trưởng.
Như chúng ta đã biết, chính sách tiền tệ luôn có độ trễ, có thể phải mất 12-18 tháng mới phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. Bởi vậy, trong trường hợp có thêm một gói kích cầu nữa, điều cần thiết mà Chính phủ Việt Nam cần làm là tiên liệu được những gì có thể xảy ra đối với nền kinh tế trong nước và thế giới trong năm 2010, mặc dù đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng.
Theo ông, cần tập trung gói kích cầu này vào những đối tượng như thế nào? Liệu có thể có những hệ lụy gì từ gói kích cầu này?
Như tôi đã nói ở trên, gói kích cầu tiếp theo, nếu có, nên chú trọng đối tượng những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tới thời điểm này, có thể nói Chính phủ Việt Nam đã thành công trong việc duy trì sự tồn tại của những doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ đã phải xoay sở nhiều cách, như vay tiền của người thân, để tồn tại.
Tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam nếu tung ra một gói kích cầu thứ hai sẽ thu hẹp đối tượng hưởng lợi hơn và sẽ quan tâm hơn tới các doanh nghiệp nhỏ.
Theo nhận định của ông, nếu thực hiện gói kích cầu tiếp theo, nền kinh kế Việt Nam sẽ có khả năng tiến triển như thế nào? Và nếu không có gói kích cầu kế tiếp đó thì liệu nền kinh tế có gặp những khó khăn gì không?
Ở đây tồn tại hai kịch bản. Trong trường hợp kinh tế thế giới hồi phục, xuất khẩu của Việt Nam và vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam sẽ tăng lên. Khi đó, sẽ là không cần tới, mà thực tế là tốt hơn không nên có, gói kích cầu tiếp theo.
Trong trường hợp kinh tế thế giới chưa hồi phục, hoặc có hồi phục nhưng sự hồi phục bị gián đoạn, một gói kích thích kinh tế nữa có thể là cần thiết. Nhưng như tôi đã nói, phương thuốc nào cũng có tác dụng phụ, và đó là điều phải chấp nhận.
Nếu gói kích cầu tiếp theo được triển khai, theo ông, cần những giải pháp gì để đạt hiệu quả cao nhất?
Tôi cho rằng, có hai vấn đề chính cần lưu ý. Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam cần tăng cường mạng lưới an sinh xã hội, các chế độ phúc lợi cho người dân. Mạng lưới an sinh của một quốc gia có thể là rất ổn trong điều kiện kinh tế tốt, nhưng khi xảy ra những khó khăn về kinh tế, hệ thống đó lại có thể trở thành không đầy đủ.
Đó là lý do tại sao Chính phủ Việt Nam cần tập trung tăng cường các chế độ phúc lợi để vững vàng hơn và có sự chuẩn bị sẵn sàng hơn cho những trường hợp xảy ra khó khăn về kinh tế.
Thứ hai, Chính phủ cần tăng cường năng lực thu thập và phân tích các dữ liệu, qua đó đưa ra những dự báo chuẩn xác hơn về những gì có thể sắp xảy ra. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng để có được biện pháp ứng phó phù hợp.