Cổ phiếu ngân hàng “nổi sóng”, Phố Wall vẫn mất điểm
Mặc dù cổ phiếu khối ngân hàng tăng khá nhưng thị trường chứng khoán Mỹ hôm 22/2 vẫn mất điểm về cuối phiên
Mặc dù cổ phiếu khối ngân hàng tăng khá nhưng thị trường chứng khoán Mỹ hôm 22/2 vẫn mất điểm về cuối phiên.
Mở cửa ngày giao dịch, cả ba chỉ số đạt mức tăng xấp xỉ 0,3% giá trị, tuy nhiên xu hướng giảm điểm nhanh chóng được hình thành. Thị trường diễn biến trầm lắng với biên độ dao động từ mức tăng 0,3% đến -0,3%. Phiên buổi chiều chứng kiến sự trỗi dậy của các chỉ số nhưng đà giảm của cổ phiếu khối năng lượng, dược phẩm, công nghệ đã nhanh chóng đẩy thị trường giảm điểm khi kết thúc ngày giao dịch.
Giao dịch thận trọng
Diễn biến phiên đầu tuần không có nhiều biến động do giới đầu tư đang ngóng chờ đánh giá của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Bernanke trong phiên điều trần trước Thượng viện và Hạ viện Mỹ về nền kinh tế và lãi suất cơ bản, trong ngày 24-25/2 tới.
Đây là hai ngày quan trọng đối với quyết định của các nhà đầu tư, bởi nó cho thấy rõ hơn bức tranh thực và triển vọng của nền kinh tế Mỹ. Bên cạnh đó, định hướng về lãi suất cơ bản cũng là thông tin nhà đầu tư đang ngóng đợi, dù các dự báo đều nghiêng về khả năng FED sẽ giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp thêm một thời gian nữa.
Tuần trước, FED đã nâng lãi suất tái chiết khấu đối với các ngân hàng thương mại từ 0,5% lên 0,75%/năm. Đây được xem là bước đi tích cực nhằm giúp tăng tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng Mỹ.
Bất ngờ lớn nhất trong ngày giao dịch là việc nhà đầu tư tập trung gom mua cổ phiếu khối tài chính, ngân hàng. Chỉ số S&P Tài chính đã tăng 1,1%, chỉ số KBW khối ngân hàng tăng 1,9%. Trong đó, cổ phiếu Bank of America tăng 2,14%, cổ phiếu JPMorgan nhích 2,1%, cổ phiếu Morgan Stanley tiến thêm 1,09%, cổ phiếu Citigroup lên 1,17%.
Cổ phiếu ngành bảo hiểm y tế cũng có phiên tăng điểm mạnh mẽ trước kế hoạch cải tổ hệ thống y tế Mỹ của Tổng thống Obama trị giá 950 tỷ USD. Cổ phiếu WellPoint lên 1,7%, cổ phiếu Humana tăng 5,6%, cổ phiếu UnitedHealth tiến thêm 3,6%.
Cổ phiếu khối năng lượng phiên này đồng loạt mất điểm mạnh, chỉ số S&P Năng lượng mất 1,3% và là nguyên nhân chính đẩy chỉ số S&P 500 đi xuống, trong đó cổ phiếu Exxon Mobil hạ 0,7%, cổ phiếu Chevron giảm 1,5%.
Giao dịch thận trọng và ảm đạm đã khiến khối lượng giao dịch của sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq chỉ đạt gần 7 tỷ cổ phiếu - thấp hơn mức 9,65 tỷ cổ phiếu/phiên của năm 2009. Trên sàn New York, thị trường có 1.540 cổ phiếu giảm điểm và có 1.511 cổ phiếu tăng điểm. Trên sàn Nasdaq, thị trường cứ có 14 cổ phiếu tăng điểm thì có 13 cổ phiếu giảm điểm.
Biểu đồ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 22/2 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 22/2: chỉ số Dow Jones giảm 18,97 điểm, tương đương -0,18%, chốt ở mức 10.383,38.
Chỉ số Nasdaq xuống 1,84 điểm, tương đương -0,08%, chốt ở mức 2.242,03.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 1,16 điểm, tương ứng -0,1%, đóng cửa ở mức 1.108,01.
Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm mạnh
Ngày 22/2, các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm, đưa chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương có phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ tháng 11/2009.
Sức tăng của thị trường đã lộ rõ khi ngay từ lúc mở cửa ngày giao dịch, hầu hết các thị trường lớn của chứng khoán khu vực đều bật tăng với biên độ lớn. Tại các thị trường Nhật, Hồng Kông và Hàn Quốc, các chỉ số chứng khoán đã đạt mức tăng trên 2% trong phiên buổi sáng và tiếp tục duy trì biên độ tăng điểm cao đến khi thị trường đóng cửa ngày giao dịch.
Ở các thị trường Ấn Độ, Đài Loan và Australia, biên độ tăng khá của các chỉ số cũng góp phần quan trọng vào phiên giao dịch thành công này. Riêng thị trường Trung Quốc, dù thị trường có lúc đã lên điểm trong gần cuối phiên giao dịch, nhưng lực cung mạnh đã đẩy thị trường đi xuống với biên độ 0,5%.
Các cổ phiếu blue-chip có sức ảnh hưởng của thị trường Nhật, Hồng Kông, Australia… đã giúp chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng tới 2,4% lên 118,1 điểm. Đây là phiên tăng điểm mạnh nhất của chỉ số này kể từ tháng 30/11/2009.
Trong thời gian gần đây, giới đầy tư đang lạc quan hơn khi thị trường chứng khoán Mỹ ngày một tăng điểm sau khi Dow Jones có phiên đã xuống dưới 10.000 điểm. Những tín hiệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng cho thấy nhiều khả năng lãi suất cơ bản ở Mỹ sẽ tiếp tục giữ ở mức thấp kỷ lục. Đây là tiền đề quan trọng giúp nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu tiếp tục gom mua và phiên giao dịch hôm 22/2 cho thấy rõ quyết tâm nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư châu Á.
Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã tăng vọt nhờ sức nâng đỡ của cổ nhiếu blue-chip của các hãng xuất khẩu lớn, do đồng Yên giảm giá so với USD. Cổ phiếu Canon lên 3,8%, cổ phiếu Sony tiến thêm 3,4%, cổ phiếu Kyocera nhích 3,4%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 276,89 điểm, tương đương 2,74%, chốt ở mức 10.400,47. Tỷ lệ cổ phiếu tăng điểm đã áp đảo so với cổ phiếu giảm điểm (15:1).
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,59%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 0,37%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 0,6%. Chỉ số ASX của Australia tăng 1,26%. Chỉ số BSE của Ấn Độ tiến thêm 0,87%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 0,49%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 2,43%.
Mở cửa ngày giao dịch, cả ba chỉ số đạt mức tăng xấp xỉ 0,3% giá trị, tuy nhiên xu hướng giảm điểm nhanh chóng được hình thành. Thị trường diễn biến trầm lắng với biên độ dao động từ mức tăng 0,3% đến -0,3%. Phiên buổi chiều chứng kiến sự trỗi dậy của các chỉ số nhưng đà giảm của cổ phiếu khối năng lượng, dược phẩm, công nghệ đã nhanh chóng đẩy thị trường giảm điểm khi kết thúc ngày giao dịch.
Giao dịch thận trọng
Diễn biến phiên đầu tuần không có nhiều biến động do giới đầu tư đang ngóng chờ đánh giá của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Bernanke trong phiên điều trần trước Thượng viện và Hạ viện Mỹ về nền kinh tế và lãi suất cơ bản, trong ngày 24-25/2 tới.
Đây là hai ngày quan trọng đối với quyết định của các nhà đầu tư, bởi nó cho thấy rõ hơn bức tranh thực và triển vọng của nền kinh tế Mỹ. Bên cạnh đó, định hướng về lãi suất cơ bản cũng là thông tin nhà đầu tư đang ngóng đợi, dù các dự báo đều nghiêng về khả năng FED sẽ giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp thêm một thời gian nữa.
Tuần trước, FED đã nâng lãi suất tái chiết khấu đối với các ngân hàng thương mại từ 0,5% lên 0,75%/năm. Đây được xem là bước đi tích cực nhằm giúp tăng tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng Mỹ.
Bất ngờ lớn nhất trong ngày giao dịch là việc nhà đầu tư tập trung gom mua cổ phiếu khối tài chính, ngân hàng. Chỉ số S&P Tài chính đã tăng 1,1%, chỉ số KBW khối ngân hàng tăng 1,9%. Trong đó, cổ phiếu Bank of America tăng 2,14%, cổ phiếu JPMorgan nhích 2,1%, cổ phiếu Morgan Stanley tiến thêm 1,09%, cổ phiếu Citigroup lên 1,17%.
Cổ phiếu ngành bảo hiểm y tế cũng có phiên tăng điểm mạnh mẽ trước kế hoạch cải tổ hệ thống y tế Mỹ của Tổng thống Obama trị giá 950 tỷ USD. Cổ phiếu WellPoint lên 1,7%, cổ phiếu Humana tăng 5,6%, cổ phiếu UnitedHealth tiến thêm 3,6%.
Cổ phiếu khối năng lượng phiên này đồng loạt mất điểm mạnh, chỉ số S&P Năng lượng mất 1,3% và là nguyên nhân chính đẩy chỉ số S&P 500 đi xuống, trong đó cổ phiếu Exxon Mobil hạ 0,7%, cổ phiếu Chevron giảm 1,5%.
Giao dịch thận trọng và ảm đạm đã khiến khối lượng giao dịch của sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq chỉ đạt gần 7 tỷ cổ phiếu - thấp hơn mức 9,65 tỷ cổ phiếu/phiên của năm 2009. Trên sàn New York, thị trường có 1.540 cổ phiếu giảm điểm và có 1.511 cổ phiếu tăng điểm. Trên sàn Nasdaq, thị trường cứ có 14 cổ phiếu tăng điểm thì có 13 cổ phiếu giảm điểm.
Biểu đồ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 22/2 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 22/2: chỉ số Dow Jones giảm 18,97 điểm, tương đương -0,18%, chốt ở mức 10.383,38.
Chỉ số Nasdaq xuống 1,84 điểm, tương đương -0,08%, chốt ở mức 2.242,03.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 1,16 điểm, tương ứng -0,1%, đóng cửa ở mức 1.108,01.
Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm mạnh
Ngày 22/2, các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm, đưa chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương có phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ tháng 11/2009.
Sức tăng của thị trường đã lộ rõ khi ngay từ lúc mở cửa ngày giao dịch, hầu hết các thị trường lớn của chứng khoán khu vực đều bật tăng với biên độ lớn. Tại các thị trường Nhật, Hồng Kông và Hàn Quốc, các chỉ số chứng khoán đã đạt mức tăng trên 2% trong phiên buổi sáng và tiếp tục duy trì biên độ tăng điểm cao đến khi thị trường đóng cửa ngày giao dịch.
Ở các thị trường Ấn Độ, Đài Loan và Australia, biên độ tăng khá của các chỉ số cũng góp phần quan trọng vào phiên giao dịch thành công này. Riêng thị trường Trung Quốc, dù thị trường có lúc đã lên điểm trong gần cuối phiên giao dịch, nhưng lực cung mạnh đã đẩy thị trường đi xuống với biên độ 0,5%.
Các cổ phiếu blue-chip có sức ảnh hưởng của thị trường Nhật, Hồng Kông, Australia… đã giúp chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng tới 2,4% lên 118,1 điểm. Đây là phiên tăng điểm mạnh nhất của chỉ số này kể từ tháng 30/11/2009.
Trong thời gian gần đây, giới đầy tư đang lạc quan hơn khi thị trường chứng khoán Mỹ ngày một tăng điểm sau khi Dow Jones có phiên đã xuống dưới 10.000 điểm. Những tín hiệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng cho thấy nhiều khả năng lãi suất cơ bản ở Mỹ sẽ tiếp tục giữ ở mức thấp kỷ lục. Đây là tiền đề quan trọng giúp nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu tiếp tục gom mua và phiên giao dịch hôm 22/2 cho thấy rõ quyết tâm nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư châu Á.
Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã tăng vọt nhờ sức nâng đỡ của cổ nhiếu blue-chip của các hãng xuất khẩu lớn, do đồng Yên giảm giá so với USD. Cổ phiếu Canon lên 3,8%, cổ phiếu Sony tiến thêm 3,4%, cổ phiếu Kyocera nhích 3,4%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 276,89 điểm, tương đương 2,74%, chốt ở mức 10.400,47. Tỷ lệ cổ phiếu tăng điểm đã áp đảo so với cổ phiếu giảm điểm (15:1).
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,59%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 0,37%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 0,6%. Chỉ số ASX của Australia tăng 1,26%. Chỉ số BSE của Ấn Độ tiến thêm 0,87%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 0,49%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 2,43%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.402,35 | 10.383,38 | 18,97 | 0,18 |
Nasdaq | 1.823,32 | 2.242,03 | 1,84 | 0,08 | |
S&P 500 | 1.109,17 | 1.108,01 | 1,16 | 0,10 | |
Anh | FTSE 100 | 5.358,17 | 5.352,07 | 6,10 | 0,11 |
Đức | DAX | 5.722,05 | 5.688,44 | 33,61 | 0,59 |
Pháp | CAC 40 | 3.769,54 | 3.756,70 | 12,84 | 0,34 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.441,84 | 7.560,04 | 118,20 | 1,59 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.123,58 | 10.400,47 | 276,89 | 2,74 |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.894,02 | 20.377,27 | 483,25 | 2,43 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.593,90 | 1.627,10 | 33,20 | 2,08 |
Singapore | Straits Times | 2.772,21 | 2.767,38 | 10,24 | 0,37 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.018,13 | 3.003,40 | 14,73 | 0,49 |
Ấn Độ | BSE | 16.191,63 | 16.331,97 | 140,34 | 0,87 |
Australia | ASX | 4.673,90 | 4.732,70 | 58,80 | 1,26 |
Việt Nam | VN-Index | 507,00 | 510,02 | 3,02 | 0,60 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |