Cổ phiếu thưởng: ‘Gậy ông đập lưng ông’
Trái ngược với những lần giảm trước đây, lần giảm này của Vn-Index khiến nhiều loại cổ phiếu blue-chip không còn giữ được vị thế
Trái ngược với những lần VN-Index giảm trước đây, lần sụt giảm này, nhiều loại cổ phiếu blue-chip đã không còn giữ được vị thế.
Lần đầu tiên trong vòng 6 tháng qua, không còn cổ phiếu nào đạt mức 400.000 đồng/cổ phiếu.
Không chỉ BMC, FPT, GMD, REE, SAM, SFN, STB, VSH... cùng giảm mà cả DHG, TAC, NKD, SJS... sau nhiều ngày “chống cự” cũng đã giảm mạnh.
Điều đáng nói nhất là tất cả những cổ phiếu blue-chip đều có kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm khá ấn tượng. FPT, STB lãi hơn 500 tỷ đồng, REE, SAM, GMD, DHG... đều có lãi vượt quá con số 100 tỷ, cao hơn năm 2006.
Nhưng tin tốt lành này vẫn không đủ sức kéo giá lên. Ngoài nguyên nhân giảm giá chung của thị trường thì nhiều nhà phân tích chứng khoán cho rằng việc phát hành cổ phiếu thưởng quá nhiều cùng với thời gian gần đây các cổ đông lớn bán ra ồ ạt nhiều loại cổ phiếu blue-chip đã ảnh hưởng xấu đến giá.
Chưa kịp tiêu thụ hết các đợt IPO thì lại phải đón nhận hàng trăm triệu cổ phiếu phát hành thêm nên “không bội thực mới lạ” như khẳng định của nhà phân tích chứng khoán Đặng Ngọc Thắng. FPT đưa ra 30 triệu cổ phiếu, VNM hơn 8 triệu, STB gần 19 triệu, REE gần 5 triệu...
Giám đốc một công ty chứng khoán ví von: “Nhiều nhà đầu tư vui mừng vì có thêm một lượng cổ phiếu mới chứ đâu biết rằng như rượu pha thêm nước”.
Ông này đưa ví dụ như STB: cổ phiếu STB có ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/6. Vào ngày 6/6, STB có giá đóng cửa là 144.000 đồng. Tỷ lệ hưởng cổ tức 12% bằng cổ phiếu và quyền mua 1:1 với giá 15.000 đồng. Ngày 7/6 giá cổ phiếu bị giảm theo tỷ lệ (144.000 + 15.000) / 2,12 = 75.000.
Như vậy, người nào mua 1.000 cổ phiếu vào ngày 6/6 với giá 144.000 thì tương lai sẽ có 2.120 cổ phiếu và phải nộp thêm 15 triệu đồng (tổng tiền phải chi là 159 triệu đồng), nhưng giá trị cổ phiếu của họ đã bị giảm còn 75.000 đồng và 1.120 cổ phiếu có thêm kia phải chờ đợi gần 3 tháng sau mới có thể giao dịch được.
Còn những người mua vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 thì đã mua STB thoải mái với giá đã xuống dưới giá mà các cổ đông STB mới vui mừng.
Không chỉ ngại “rượu pha thêm nước lã” mà nhiều nhà đầu tư còn lo các tổ chức niêm yết sẽ tiếp tục dùng cổ phiếu thưởng trong thời gian tới như một hình thức gọi vốn và trả cổ tức hữu hiệu nhất.
Tổng giám đốc một doanh nghiệp lớn thừa nhận: “Tăng vốn bằng phát hành thêm cổ phiếu lợi hơn vay ngân hàng nhiều lần”.
Công ty có lợi nhuận càng lớn, giá phát hành cổ phiếu thêm càng cao như SSI phát hành với giá 50.000 đồng gấp 5 lần mệnh giá nhưng chỉ phải trả cổ tức trên mệnh giá 10.000 đồng. Trong khi đó vay ngân hàng không chỉ rắc rối về thủ tục mà lãi so với vốn vay phải trả cao hơn cổ tức.
Tuy nhiên, nhà đầu tư có vẻ như đã “quá ngán” cổ phiếu thưởng, phát hành thêm vì hầu như doanh nghiệp nào cũng áp dụng, chỉ tính riêng tại sàn TPHCM đã có hơn 80 chục tổ chức niêm yết đã, đang và sẽ phát hành thêm cổ phiếu.
Nếu tính cả sàn Hà Nội thì nhà đầu tư phải cần hơn 90.000 tỷ đồng mới có thể “ôm” hết được lượng cổ phiếu thưởng, cổ phiếu phát hành thêm. Lượng tiền khổng lồ này đang là một bài toán khó khi ngân hàng ngừng cho vay đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài đang do dự chưa dám đổ vốn nhiều.
Trong tình cảnh ấy thì việc cổ phiếu thưởng đang “gậy ông đập lưng ông” đáng để các doanh nghiệp đi theo hướng này tham khảo nếu không muốn ế ẩm như Bảo Việt vừa qua.
* Nhiều nhà đầu tư nhỏ, lẻ chưa biết giải quyết ra sao với số cổ phiếu lẻ được chia, mua. Anh Phan Văn Thông (sàn ACBS TPHCM) băn khoăn:
“Tôi có 200 cổ phiếu SSI được chia 40 và mua 40, tìm người mua lại rất khó còn bán trên sàn thì không được vì SSI giao dịch tại sàn Hà Nội với lô 100, nhân viên tư vấn bảo tôi thôi cứ chờ cho SSI chuyển sàn rồi bán”.
Không chỉ với SSI mà nhiều nhà đầu tư đang nắm các lô lẻ dưới 100 với các cổ phiếu trên sàn Hà Nội, dưới 10 tại sàn TPHCM đang khá mệt mỏi với “phần thưởng” này vì “để không được bán cũng chẳng xong”.
Lần đầu tiên trong vòng 6 tháng qua, không còn cổ phiếu nào đạt mức 400.000 đồng/cổ phiếu.
Không chỉ BMC, FPT, GMD, REE, SAM, SFN, STB, VSH... cùng giảm mà cả DHG, TAC, NKD, SJS... sau nhiều ngày “chống cự” cũng đã giảm mạnh.
Điều đáng nói nhất là tất cả những cổ phiếu blue-chip đều có kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm khá ấn tượng. FPT, STB lãi hơn 500 tỷ đồng, REE, SAM, GMD, DHG... đều có lãi vượt quá con số 100 tỷ, cao hơn năm 2006.
Nhưng tin tốt lành này vẫn không đủ sức kéo giá lên. Ngoài nguyên nhân giảm giá chung của thị trường thì nhiều nhà phân tích chứng khoán cho rằng việc phát hành cổ phiếu thưởng quá nhiều cùng với thời gian gần đây các cổ đông lớn bán ra ồ ạt nhiều loại cổ phiếu blue-chip đã ảnh hưởng xấu đến giá.
Chưa kịp tiêu thụ hết các đợt IPO thì lại phải đón nhận hàng trăm triệu cổ phiếu phát hành thêm nên “không bội thực mới lạ” như khẳng định của nhà phân tích chứng khoán Đặng Ngọc Thắng. FPT đưa ra 30 triệu cổ phiếu, VNM hơn 8 triệu, STB gần 19 triệu, REE gần 5 triệu...
Giám đốc một công ty chứng khoán ví von: “Nhiều nhà đầu tư vui mừng vì có thêm một lượng cổ phiếu mới chứ đâu biết rằng như rượu pha thêm nước”.
Ông này đưa ví dụ như STB: cổ phiếu STB có ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/6. Vào ngày 6/6, STB có giá đóng cửa là 144.000 đồng. Tỷ lệ hưởng cổ tức 12% bằng cổ phiếu và quyền mua 1:1 với giá 15.000 đồng. Ngày 7/6 giá cổ phiếu bị giảm theo tỷ lệ (144.000 + 15.000) / 2,12 = 75.000.
Như vậy, người nào mua 1.000 cổ phiếu vào ngày 6/6 với giá 144.000 thì tương lai sẽ có 2.120 cổ phiếu và phải nộp thêm 15 triệu đồng (tổng tiền phải chi là 159 triệu đồng), nhưng giá trị cổ phiếu của họ đã bị giảm còn 75.000 đồng và 1.120 cổ phiếu có thêm kia phải chờ đợi gần 3 tháng sau mới có thể giao dịch được.
Còn những người mua vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 thì đã mua STB thoải mái với giá đã xuống dưới giá mà các cổ đông STB mới vui mừng.
Không chỉ ngại “rượu pha thêm nước lã” mà nhiều nhà đầu tư còn lo các tổ chức niêm yết sẽ tiếp tục dùng cổ phiếu thưởng trong thời gian tới như một hình thức gọi vốn và trả cổ tức hữu hiệu nhất.
Tổng giám đốc một doanh nghiệp lớn thừa nhận: “Tăng vốn bằng phát hành thêm cổ phiếu lợi hơn vay ngân hàng nhiều lần”.
Công ty có lợi nhuận càng lớn, giá phát hành cổ phiếu thêm càng cao như SSI phát hành với giá 50.000 đồng gấp 5 lần mệnh giá nhưng chỉ phải trả cổ tức trên mệnh giá 10.000 đồng. Trong khi đó vay ngân hàng không chỉ rắc rối về thủ tục mà lãi so với vốn vay phải trả cao hơn cổ tức.
Tuy nhiên, nhà đầu tư có vẻ như đã “quá ngán” cổ phiếu thưởng, phát hành thêm vì hầu như doanh nghiệp nào cũng áp dụng, chỉ tính riêng tại sàn TPHCM đã có hơn 80 chục tổ chức niêm yết đã, đang và sẽ phát hành thêm cổ phiếu.
Nếu tính cả sàn Hà Nội thì nhà đầu tư phải cần hơn 90.000 tỷ đồng mới có thể “ôm” hết được lượng cổ phiếu thưởng, cổ phiếu phát hành thêm. Lượng tiền khổng lồ này đang là một bài toán khó khi ngân hàng ngừng cho vay đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài đang do dự chưa dám đổ vốn nhiều.
Trong tình cảnh ấy thì việc cổ phiếu thưởng đang “gậy ông đập lưng ông” đáng để các doanh nghiệp đi theo hướng này tham khảo nếu không muốn ế ẩm như Bảo Việt vừa qua.
* Nhiều nhà đầu tư nhỏ, lẻ chưa biết giải quyết ra sao với số cổ phiếu lẻ được chia, mua. Anh Phan Văn Thông (sàn ACBS TPHCM) băn khoăn:
“Tôi có 200 cổ phiếu SSI được chia 40 và mua 40, tìm người mua lại rất khó còn bán trên sàn thì không được vì SSI giao dịch tại sàn Hà Nội với lô 100, nhân viên tư vấn bảo tôi thôi cứ chờ cho SSI chuyển sàn rồi bán”.
Không chỉ với SSI mà nhiều nhà đầu tư đang nắm các lô lẻ dưới 100 với các cổ phiếu trên sàn Hà Nội, dưới 10 tại sàn TPHCM đang khá mệt mỏi với “phần thưởng” này vì “để không được bán cũng chẳng xong”.