Cơ quan thanh tra và Tổng thanh tra đã bớt phụ thuộc
Quốc hội đã thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi) tại phiên họp sáng nay với đa số phiếu thuận
Cơ quan thanh tra có địa vị pháp lý độc lập hơn, thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ được mở rộng, quy định rõ hình thức công khai kết luận thanh tra... là những điểm đáng chú ý tại dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sáng nay với hơn 80% phiếu thuận.
Theo đó, luật đã xác định rõ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra có quyền chủ động tiến hành thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thủ trưởng cơ quan thanh tra có quyền quyết định thanh tra và chịu trách nhiệm về quyết định của mình mà không phải chỉ tiến hành thanh tra theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
Cũng theo quy định của luật, thủ trưởng cơ quan thanh tra có quyền yêu cầu thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp hoặc chủ tịch ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp tiến hành thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Nếu các chủ thể này không đồng ý thanh tra thì thủ trưởng cơ quan thanh tra có quyền quyết định việc tiến hành thanh tra đối với vụ việc đó.
Bên cạnh đó, luật cũng quy định thủ trưởng cơ quan thanh tra có quyền thanh tra lại đối với các vụ việc thanh tra đã được thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp kết luận khi được thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giao hoặc tự mình quyết định việc thanh tra lại đối với vụ việc thanh tra đã được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp kết luận khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Đồng thời xác định và phân định rõ thẩm quyền xử lý sai phạm, trách nhiệm trong xử lý sai phạm của cơ quan thanh tra, của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như sau khi có kết luận thanh tra.
Tại báo cáo giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, dự luật đã được chỉnh sửa theo hướng xác định rõ hơn trách nhiệm của các chủ thể tiến hành thanh tra khi không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra hoặc cố tình không phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra, dẫn đến chỉ khi các cơ quan điều tra, kiểm tra vào cuộc thì mới phát hiện ra được sai phạm.
Về công khai kết luận thanh tra, dự luật cũng có sự phân biệt giữa hai hình thức công khai kết luận thanh tra là thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
Đồng thời, bổ sung hai hình thức công khai như trong Luật Phòng, chống tham nhũng là “niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra” và “cung cấp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan”.
Đáng chú ý, dự luật đã được chỉnh lý theo hướng, đối với vụ việc đã có kết luận thanh tra của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Tổng Thanh tra Chính phủ có quyền chủ động quyết định thanh tra lại nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà không cần phải được Thủ tướng Chính phủ giao.
Tuy nhiên đối với vụ việc đã có kết luận thanh tra của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ thì để thống nhất với quy định của Luật tổ chức Chính phủ vẫn phải giữ quy định Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ có quyền thanh tra lại khi được Thủ tướng Chính phủ giao.
Luật Thanh tra (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Từ ngày này, Luật Thanh tra số 22/2004/QH10 hết hiệu lực.
Theo đó, luật đã xác định rõ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra có quyền chủ động tiến hành thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thủ trưởng cơ quan thanh tra có quyền quyết định thanh tra và chịu trách nhiệm về quyết định của mình mà không phải chỉ tiến hành thanh tra theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
Cũng theo quy định của luật, thủ trưởng cơ quan thanh tra có quyền yêu cầu thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp hoặc chủ tịch ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp tiến hành thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Nếu các chủ thể này không đồng ý thanh tra thì thủ trưởng cơ quan thanh tra có quyền quyết định việc tiến hành thanh tra đối với vụ việc đó.
Bên cạnh đó, luật cũng quy định thủ trưởng cơ quan thanh tra có quyền thanh tra lại đối với các vụ việc thanh tra đã được thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp kết luận khi được thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giao hoặc tự mình quyết định việc thanh tra lại đối với vụ việc thanh tra đã được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp kết luận khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Đồng thời xác định và phân định rõ thẩm quyền xử lý sai phạm, trách nhiệm trong xử lý sai phạm của cơ quan thanh tra, của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như sau khi có kết luận thanh tra.
Tại báo cáo giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, dự luật đã được chỉnh sửa theo hướng xác định rõ hơn trách nhiệm của các chủ thể tiến hành thanh tra khi không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra hoặc cố tình không phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra, dẫn đến chỉ khi các cơ quan điều tra, kiểm tra vào cuộc thì mới phát hiện ra được sai phạm.
Về công khai kết luận thanh tra, dự luật cũng có sự phân biệt giữa hai hình thức công khai kết luận thanh tra là thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
Đồng thời, bổ sung hai hình thức công khai như trong Luật Phòng, chống tham nhũng là “niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra” và “cung cấp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan”.
Đáng chú ý, dự luật đã được chỉnh lý theo hướng, đối với vụ việc đã có kết luận thanh tra của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Tổng Thanh tra Chính phủ có quyền chủ động quyết định thanh tra lại nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà không cần phải được Thủ tướng Chính phủ giao.
Tuy nhiên đối với vụ việc đã có kết luận thanh tra của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ thì để thống nhất với quy định của Luật tổ chức Chính phủ vẫn phải giữ quy định Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ có quyền thanh tra lại khi được Thủ tướng Chính phủ giao.
Luật Thanh tra (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Từ ngày này, Luật Thanh tra số 22/2004/QH10 hết hiệu lực.