Có thể đánh thuế cổ tức từ cổ đông ngoài công ty
Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 26/9 được hâm nóng bởi Dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân
Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 26/9 được hâm nóng bởi Dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân.
Đa số ý kiến đại biểu đề xuất đánh thuế cổ tức đối với các cổ đông bên ngoài và miễn khoản thu nhập này cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Đề nghị đưa cổ tức vào diện chịu thuế thu nhập cá nhân được Bộ Tài chính khẳng định là khả thi mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thành công. Tuy nhiên, khi đưa vấn đề này ra bàn luận trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 26/9 vẫn vấp phải nhiều ý kiến phản đối.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Quốc hội Đào Trọng Thi cho rằng việc đánh thuế đối với cổ tức cần phải xem xét dưới nhiều khía cạnh. Trong đó, Ban soạn thảo cần phân biệt rõ hai loại lợi tức cổ phiếu từ các cổ đông ngoài công ty và của cá nhân trong doanh nghiệp.
Vẫn theo ông Đào Trọng Thi, cán bộ công nhân là đối tượng trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho công ty và đóng góp một phần trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Nhà nước, để trả công họ, doanh nghiệp trích ra một lượng cổ phiếu và bán cho họ với giá ưu đãi.
“Thật vô lý khi khoản thu nhập ít ỏi từ lãi cổ phiếu (cổ tức) này lại bị đánh thuế. Tôi yêu cầu Chính phủ làm rõ việc đánh thuế như vậy có hợp lý không?", ông Thi thẳng thắn đặt câu hỏi.
Đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng đề nghị chỉ nên đánh thuế cổ tức đối với các cổ đông ngoài công ty và những người giữ trong tay nhiều cổ phiếu. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xem xét đánh thuế theo bậc thang với loại thu nhập này, những cổ đông chiến lược, những cá nhân nắm trong tay nhiều cổ phiếu bị đánh thuế cao hơn so với những người làm công ăn lương bình thường.
Theo dự thảo Luật, các loại thu nhập nằm trong diện chịu thuế gồm thu nhập từ kinh doanh (hàng hóa dịch vụ, cho thuê tài sản, hành nghề độc lập...); thu nhập từ tiền lương, tiền công, thù lao; thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn (chuyển nhượng chứng khoán, phần vốn và các hình thức khác); thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (quyền sử dụng đất, tài sản, chuyển nhượng quyền thuê mặt bằng, mặt nước...
Ngoài ra, các khoản thu nhập vượt trên 10 triệu đồng/lần phát sinh từ trúng thưởng xổ số, trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại, trò chơi có thưởng, thu nhập từ tiền bản quyền, từ thừa kế, quà tặng... cũng nằm trong diện chịu thuế thu nhập.
Luật chỉ "nắm người có tóc"
Điểm mới của dự thảo luật lần này là các khoản thu nhập từ tiền công được quy định chi tiết gồm cả lương ca 3, làm thêm giờ, lương tháng 13, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác... đều nằm trong diện phải chịu thuế thu nhập. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khiến nhiều đại biểu quan tâm nhất.
Đại biểu Đặng Ngọc Tùng đề nghị chưa đánh thuế đối với khoản thu nhập này vì người lao động vất cả năm mới được hưởng tháng lương thứ 13... lý do gì lại bắt họ đóng thuế. Doanh nghiệp đưa ra khoản thu nhập này cũng nhằm khuyến khích người lao động phấn khởi làm việc.
"Người lao động cực chẳng đã họ mới phải làm thêm, làm tăng ca để có thêm thu nhập đảm bảo cuộc sống, nếu đánh thuế thì còn ai muốn đi làm thêm", ông Tùng nói.
Điều khiến vị Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam băn khoăn là hiện nay, việc thu thuế đối với những người làm công ăn lương thì rất dễ vị họ chịu quản lý của doanh nghiệp. Còn các khoản của lãnh đạo tập đoàn, quan chức hay các ông chủ thì "chỉ có trời mới biết". Đây cũng là lý do khiến nhiều đại biểu đặt câu hỏi phải chăng Luật chỉ nắm được những "người có tóc".
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh: "Mỗi năm, lượng kiều hối chảy về Việt Nam không ngừng tăng lên, thế nhưng nguồn thu này không phải đóng thuế trong khi khoản tiền làm thêm của người lao động lại phải đóng thuế. Ông Lưu yêu cầu Chính phủ phải làm rõ tại sao các khoản thu nhập từ kiều hối, chuyển nhượng nhà ở, thừa kế lại được miễn thuế.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu băn khoăn nếu tính theo hệ số tiền lương hiện nay, hầu hết lãnh đạo tỉnh ủy, thậm chí cả Bộ trưởng, cũng chưa thuộc diện chịu thuế thu nhập. Chẳng hạn hệ số tiền lương của một Bí thư tỉnh ủy là 4,3 thì mức lương chưa đến 2 triệu đồng - chưa thuộc diện chịu thuế... Còn với lương cơ bản thì hệ số 9,2 của Bộ trưởng cũng chưa thuộc diện đánh thuế thu nhập.
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng nếu nói Luật thuế thu nhập cá nhân bỏ qua các chức danh bộ trưởng, lãnh đạo các tỉnh ủy... là không có cơ sở. Thuế đánh vào tổng thu nhập của cá nhân trong một năm gồm cả tiền thưởng và các khoản thu khác chứ không chỉ đơn giản là đồng lương tính theo hệ số.
"Bản chất thuế là công bằng đánh vào những người có thu nhập, nếu có thu nhập cao mà không đóng góp một phần nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước là vô lý", ông Ninh nói.
Đối với các khoản thu nhập từ tiền thưởng, lương thứ 13... cũng được quyết toán theo năm và dựa vào mức bình quân chứ không đánh trực tiếp vào khoản thu nhập ấy. "Nếu so với Nghị định thuế thu nhập cao hiện hành thì Dự án Luật mới, cá nhân sẽ đóng thuế ít hơn vì có cả khoản triết trừ gia cảnh", Bộ trưởng Vũ Văn Ninh phát biểu.
Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng bản chất của Luật thuế là đánh vào đồng thu nhập đầu tiên của người lao động, tuy nhiên, thu nhập của đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn còn thấp nên Ban soạn thảo tính toán rất kỹ đến các khoản triết trừ gia cảnh. Thậm chí, những người làm luật còn tính cả đến tốc độ trượt giá trong vòng 3 năm khi dự án Luật có hiệu lực năm 2009.
"Còn việc đánh thuế đối với cổ tức và thu nhập từ tiền thưởng, làm thêm giờ, lương tháng 13... chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét điều chỉnh cho đến khi hoàn thành bản dự thảo mới vào tháng 10 tới", ông Kiên nói.
Đa số ý kiến đại biểu đề xuất đánh thuế cổ tức đối với các cổ đông bên ngoài và miễn khoản thu nhập này cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Đề nghị đưa cổ tức vào diện chịu thuế thu nhập cá nhân được Bộ Tài chính khẳng định là khả thi mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thành công. Tuy nhiên, khi đưa vấn đề này ra bàn luận trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 26/9 vẫn vấp phải nhiều ý kiến phản đối.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Quốc hội Đào Trọng Thi cho rằng việc đánh thuế đối với cổ tức cần phải xem xét dưới nhiều khía cạnh. Trong đó, Ban soạn thảo cần phân biệt rõ hai loại lợi tức cổ phiếu từ các cổ đông ngoài công ty và của cá nhân trong doanh nghiệp.
Vẫn theo ông Đào Trọng Thi, cán bộ công nhân là đối tượng trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho công ty và đóng góp một phần trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Nhà nước, để trả công họ, doanh nghiệp trích ra một lượng cổ phiếu và bán cho họ với giá ưu đãi.
“Thật vô lý khi khoản thu nhập ít ỏi từ lãi cổ phiếu (cổ tức) này lại bị đánh thuế. Tôi yêu cầu Chính phủ làm rõ việc đánh thuế như vậy có hợp lý không?", ông Thi thẳng thắn đặt câu hỏi.
Đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng đề nghị chỉ nên đánh thuế cổ tức đối với các cổ đông ngoài công ty và những người giữ trong tay nhiều cổ phiếu. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xem xét đánh thuế theo bậc thang với loại thu nhập này, những cổ đông chiến lược, những cá nhân nắm trong tay nhiều cổ phiếu bị đánh thuế cao hơn so với những người làm công ăn lương bình thường.
Theo dự thảo Luật, các loại thu nhập nằm trong diện chịu thuế gồm thu nhập từ kinh doanh (hàng hóa dịch vụ, cho thuê tài sản, hành nghề độc lập...); thu nhập từ tiền lương, tiền công, thù lao; thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn (chuyển nhượng chứng khoán, phần vốn và các hình thức khác); thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (quyền sử dụng đất, tài sản, chuyển nhượng quyền thuê mặt bằng, mặt nước...
Ngoài ra, các khoản thu nhập vượt trên 10 triệu đồng/lần phát sinh từ trúng thưởng xổ số, trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại, trò chơi có thưởng, thu nhập từ tiền bản quyền, từ thừa kế, quà tặng... cũng nằm trong diện chịu thuế thu nhập.
Luật chỉ "nắm người có tóc"
Điểm mới của dự thảo luật lần này là các khoản thu nhập từ tiền công được quy định chi tiết gồm cả lương ca 3, làm thêm giờ, lương tháng 13, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác... đều nằm trong diện phải chịu thuế thu nhập. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khiến nhiều đại biểu quan tâm nhất.
Đại biểu Đặng Ngọc Tùng đề nghị chưa đánh thuế đối với khoản thu nhập này vì người lao động vất cả năm mới được hưởng tháng lương thứ 13... lý do gì lại bắt họ đóng thuế. Doanh nghiệp đưa ra khoản thu nhập này cũng nhằm khuyến khích người lao động phấn khởi làm việc.
"Người lao động cực chẳng đã họ mới phải làm thêm, làm tăng ca để có thêm thu nhập đảm bảo cuộc sống, nếu đánh thuế thì còn ai muốn đi làm thêm", ông Tùng nói.
Điều khiến vị Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam băn khoăn là hiện nay, việc thu thuế đối với những người làm công ăn lương thì rất dễ vị họ chịu quản lý của doanh nghiệp. Còn các khoản của lãnh đạo tập đoàn, quan chức hay các ông chủ thì "chỉ có trời mới biết". Đây cũng là lý do khiến nhiều đại biểu đặt câu hỏi phải chăng Luật chỉ nắm được những "người có tóc".
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh: "Mỗi năm, lượng kiều hối chảy về Việt Nam không ngừng tăng lên, thế nhưng nguồn thu này không phải đóng thuế trong khi khoản tiền làm thêm của người lao động lại phải đóng thuế. Ông Lưu yêu cầu Chính phủ phải làm rõ tại sao các khoản thu nhập từ kiều hối, chuyển nhượng nhà ở, thừa kế lại được miễn thuế.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu băn khoăn nếu tính theo hệ số tiền lương hiện nay, hầu hết lãnh đạo tỉnh ủy, thậm chí cả Bộ trưởng, cũng chưa thuộc diện chịu thuế thu nhập. Chẳng hạn hệ số tiền lương của một Bí thư tỉnh ủy là 4,3 thì mức lương chưa đến 2 triệu đồng - chưa thuộc diện chịu thuế... Còn với lương cơ bản thì hệ số 9,2 của Bộ trưởng cũng chưa thuộc diện đánh thuế thu nhập.
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng nếu nói Luật thuế thu nhập cá nhân bỏ qua các chức danh bộ trưởng, lãnh đạo các tỉnh ủy... là không có cơ sở. Thuế đánh vào tổng thu nhập của cá nhân trong một năm gồm cả tiền thưởng và các khoản thu khác chứ không chỉ đơn giản là đồng lương tính theo hệ số.
"Bản chất thuế là công bằng đánh vào những người có thu nhập, nếu có thu nhập cao mà không đóng góp một phần nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước là vô lý", ông Ninh nói.
Đối với các khoản thu nhập từ tiền thưởng, lương thứ 13... cũng được quyết toán theo năm và dựa vào mức bình quân chứ không đánh trực tiếp vào khoản thu nhập ấy. "Nếu so với Nghị định thuế thu nhập cao hiện hành thì Dự án Luật mới, cá nhân sẽ đóng thuế ít hơn vì có cả khoản triết trừ gia cảnh", Bộ trưởng Vũ Văn Ninh phát biểu.
Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng bản chất của Luật thuế là đánh vào đồng thu nhập đầu tiên của người lao động, tuy nhiên, thu nhập của đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn còn thấp nên Ban soạn thảo tính toán rất kỹ đến các khoản triết trừ gia cảnh. Thậm chí, những người làm luật còn tính cả đến tốc độ trượt giá trong vòng 3 năm khi dự án Luật có hiệu lực năm 2009.
"Còn việc đánh thuế đối với cổ tức và thu nhập từ tiền thưởng, làm thêm giờ, lương tháng 13... chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét điều chỉnh cho đến khi hoàn thành bản dự thảo mới vào tháng 10 tới", ông Kiên nói.