Co trạng thái ngoại tệ, thu hẹp “đất” đầu cơ
Cuối cùng, định hướng giảm giới hạn trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng cũng đã được đưa ra
Cuối cùng, định hướng giảm giới hạn trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng cũng đã được đưa ra, một sự điều chỉnh của chính sách để phù hợp hơn với thực tế.
Ngày 13/4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt kết luận của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tăng cường quản lý ngoại hối trong thời gian tới.
Nhiều sửa đổi, bổ sung về chính sách đã được giao cho Ngân hàng Nhà nước làm đầu mối xây dựng, trong đó có quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thay thế quy định hiện hành theo hướng giảm giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm của tổ chức tín dụng. Vấn đề còn lại là sẽ có sự thu hẹp như thế nào, hay một giới hạn bao nhiêu thay cho mức +/-30% vốn tự có (vốn điều lệ và các quỹ) của các tổ chức tín dụng.
Tính hợp lý của yêu cầu điều chỉnh này đã được nhiều ý kiến đề cập đến trong thời gian qua. Câu hỏi đặt ra là sao phải đến lúc này mới bắt đầu tính thực hiện, trong khi thời điểm “nóng bỏng” vừa qua của thị trường lại không sử dụng như một giải pháp cho tác động tức thời.
Hồi đầu năm, thị trường ngoại hối lên cơn sốt. Giá USD liên tục leo thang trên thị trường tự do, chênh lệch với giá niêm yết chính thức của các ngân hàng thương mại lên tới 10%. Trên thị trường liên ngân hàng, có thông tin phản ánh một số trường hợp đầu cơ, góp phần tạo căng thẳng ngay trên thị trường chính thức.
Lúc đó, một số khuyến nghị cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần thu hẹp giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, hạn chế “đất” đầu cơ ngay trong lòng ngân hàng; những trường hợp có trạng thái dương lớn sẽ buộc bán ra để tạo cung cho thị trường, góp phần hạ nhiệt tỷ giá.
Nhưng muộn còn hơn không. Bởi giới hạn +/-30% đó đã tồn tại cả chục năm qua, trong khi thực tế đã có quá nhiều thay đổi.
Mười năm về trước, vốn tự có của nhiều ngân hàng thương mại chỉ từ 100 - 300 tỷ đồng, với trạng thái ngoại tệ dương tối đa 30%, họ được giữ từ 30 - 90 tỷ đồng bằng ngoại tệ. Nhưng nay, vốn tự có của nhiều nhà băng đã từ 3.000 - 14.000 tỷ đồng, riêng các ngân hàng quốc doanh lớn cũng đã có 17.000 đến gần 19.000 tỷ đồng mỗi thành viên, lượng ngoại tệ họ được tích trữ theo giới hạn đó là rất lớn.
Thực tế, trong những biến động thời gian qua, thông tin cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy trạng thái ngoại tệ chung của cả hệ thống chỉ xoay quanh điểm cân bằng của giới hạn đó, thậm chí nhiều thời điểm âm; nhưng, với quy mô vốn tự có lớn, hoạt động đầu cơ của số ít thành viên nếu xẩy ra (như từng có hồi đầu năm) cũng có thể tạo trọng số bất lợi đối với cân bằng cung - cầu của cả hệ thống.
Hiện chưa rõ Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm giới hạn này về tỷ lệ bao nhiêu, nhưng theo ý kiến của các chuyên gia đưa ra gần đây, bên cạnh hạn chế khả năng đầu cơ, việc thu hẹp là cần thiết để giúp giải phóng bớt lượng ngoại tệ bị “đọng” ở những ngân hàng tích trữ quá lớn, đưa vào lưu thông, góp phần ổn định tỷ giá.
Cùng với những giải pháp Ngân hàng Nhà nước đưa ra mới đây (tăng tỷ giá và siết biên độ, kết hối ngoại tệ các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước, tăng dự trữ bắt buộc và áp trần lãi suất huy động USD…), việc điều chỉnh trên sẽ góp phần tạo sự cộng hưởng của chính sách để bình ổn thị trường ngoại hối.
Chỉ có điều, có những điều chỉnh vừa qua thường chỉ được đưa ra sau khi thực tế đã thay đổi quá nhiều hoặc đã phát sinh bất cập sau một thời gian dài…
* Theo quy định hiện hành, tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày của tổ chức tín dụng không được vượt quá 30% vốn tự có của tổ chức tín dụng tại thời điểm đó; tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày không được vượt quá 30% vốn tự có; trường hợp đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét cho phép tổ chức tín dụng được duy trì trạng thái ngoại tệ vượt quá giới hạn quy định.
Ngày 13/4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt kết luận của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tăng cường quản lý ngoại hối trong thời gian tới.
Nhiều sửa đổi, bổ sung về chính sách đã được giao cho Ngân hàng Nhà nước làm đầu mối xây dựng, trong đó có quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thay thế quy định hiện hành theo hướng giảm giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm của tổ chức tín dụng. Vấn đề còn lại là sẽ có sự thu hẹp như thế nào, hay một giới hạn bao nhiêu thay cho mức +/-30% vốn tự có (vốn điều lệ và các quỹ) của các tổ chức tín dụng.
Tính hợp lý của yêu cầu điều chỉnh này đã được nhiều ý kiến đề cập đến trong thời gian qua. Câu hỏi đặt ra là sao phải đến lúc này mới bắt đầu tính thực hiện, trong khi thời điểm “nóng bỏng” vừa qua của thị trường lại không sử dụng như một giải pháp cho tác động tức thời.
Hồi đầu năm, thị trường ngoại hối lên cơn sốt. Giá USD liên tục leo thang trên thị trường tự do, chênh lệch với giá niêm yết chính thức của các ngân hàng thương mại lên tới 10%. Trên thị trường liên ngân hàng, có thông tin phản ánh một số trường hợp đầu cơ, góp phần tạo căng thẳng ngay trên thị trường chính thức.
Lúc đó, một số khuyến nghị cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần thu hẹp giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, hạn chế “đất” đầu cơ ngay trong lòng ngân hàng; những trường hợp có trạng thái dương lớn sẽ buộc bán ra để tạo cung cho thị trường, góp phần hạ nhiệt tỷ giá.
Nhưng muộn còn hơn không. Bởi giới hạn +/-30% đó đã tồn tại cả chục năm qua, trong khi thực tế đã có quá nhiều thay đổi.
Mười năm về trước, vốn tự có của nhiều ngân hàng thương mại chỉ từ 100 - 300 tỷ đồng, với trạng thái ngoại tệ dương tối đa 30%, họ được giữ từ 30 - 90 tỷ đồng bằng ngoại tệ. Nhưng nay, vốn tự có của nhiều nhà băng đã từ 3.000 - 14.000 tỷ đồng, riêng các ngân hàng quốc doanh lớn cũng đã có 17.000 đến gần 19.000 tỷ đồng mỗi thành viên, lượng ngoại tệ họ được tích trữ theo giới hạn đó là rất lớn.
Thực tế, trong những biến động thời gian qua, thông tin cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy trạng thái ngoại tệ chung của cả hệ thống chỉ xoay quanh điểm cân bằng của giới hạn đó, thậm chí nhiều thời điểm âm; nhưng, với quy mô vốn tự có lớn, hoạt động đầu cơ của số ít thành viên nếu xẩy ra (như từng có hồi đầu năm) cũng có thể tạo trọng số bất lợi đối với cân bằng cung - cầu của cả hệ thống.
Hiện chưa rõ Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm giới hạn này về tỷ lệ bao nhiêu, nhưng theo ý kiến của các chuyên gia đưa ra gần đây, bên cạnh hạn chế khả năng đầu cơ, việc thu hẹp là cần thiết để giúp giải phóng bớt lượng ngoại tệ bị “đọng” ở những ngân hàng tích trữ quá lớn, đưa vào lưu thông, góp phần ổn định tỷ giá.
Cùng với những giải pháp Ngân hàng Nhà nước đưa ra mới đây (tăng tỷ giá và siết biên độ, kết hối ngoại tệ các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước, tăng dự trữ bắt buộc và áp trần lãi suất huy động USD…), việc điều chỉnh trên sẽ góp phần tạo sự cộng hưởng của chính sách để bình ổn thị trường ngoại hối.
Chỉ có điều, có những điều chỉnh vừa qua thường chỉ được đưa ra sau khi thực tế đã thay đổi quá nhiều hoặc đã phát sinh bất cập sau một thời gian dài…
* Theo quy định hiện hành, tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày của tổ chức tín dụng không được vượt quá 30% vốn tự có của tổ chức tín dụng tại thời điểm đó; tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày không được vượt quá 30% vốn tự có; trường hợp đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét cho phép tổ chức tín dụng được duy trì trạng thái ngoại tệ vượt quá giới hạn quy định.